Điều cần biết Công ty có được chấm dứt Hợp đồng lao động đã hết thời hạn

Điều cần biết Công ty có được chấm dứt Hợp đồng lao động đã hết thời hạn

ĐIỀU CẦN BIẾT

CÔNG TY CÓ ĐƯỢC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐÃ HẾT THỜI HẠN

Câu hỏi: Tôi và công ty ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng, từ ngày 15/01/2023 đến ngày 15/01/2024. Đến ngày 15/01/2024, công ty không có quyết định gia hạn hợp đồng lao động với tôi, nên tôi vẫn đi làm. Ngày 01/3/2024, Công ty ra quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động với tôi với lý do hợp đồng đã hết thời hạn, và yêu cầu tôi phải nghỉ việc từ ngày 02/3/2024. Tôi muốn hỏi: Công ty có quyền chấm dứt hợp đồng với tôi như thế hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ Luật Lao Động, khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
  • Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động của bạn hết hạn vào ngày 15/01/2024. Công ty không thực hiện chấm dứt hợp đồng vào ngày hết hạn, vẫn để cho bạn đi làm đến ngày 01/3/2024, và trong suốt thời gian đó, giữa công ty và bạn không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt hợp đồng, hay gia hạn hợp đồng, hay ký một hợp đồng lao động mới.

Do đó, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 20 Bộ Luật Lao Động thì vào ngày 16/02/2024, hợp đồng lao động của bạn sẽ đương nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vì thế, đến ngày 01/03/2024, Công ty không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì lý do hết thời hạn hợp đồng.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể yêu cầu công ty xem xét lại quyết định của mình và thực hiện đúng quy định pháp luật, hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bạn.

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2014

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 2014

    Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (Luật BHXH 2014) đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, chính thức có hiệu lực  từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2006 hiện hành. Luật BHXH 2014 gồm có 09 chương, 125 điều quy định vềcác vấn đề như: chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

    So với các quy định của Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 có nhiều quy định mới. Trong Bản tin pháp lý này, QNT sẽ tập trung giới thiệu những điểm mới mà doanh nghiệp, với tư cách là người sử dụng lao động cần nằm bắt kịp thời nhằm bảo đãm việc tuân thủ pháp luật, cụ thể là các quy định mới về (i) đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, (ii) căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và (iii) quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực BHXH. Cụ thể như sau:

    1. Tăng mức lương tối thiểu vùng

    Ngày 07/8/2017, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt mức lương tối thiểu vùng 2018. Phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 này sẽ được trình lên Chính phủ để ban hành Nghị định mới về lương tối thiểu vùng 2018, được áp dụng từ 01/01/2018. Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

    Vùng Người lao động làm công việc hoặc có chức danh giản đơn nhất trong
    điều kiện lao động bình thường
    Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
    Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP Theo Nghị định mới Điều kiện lao động bình thường Điều kiện lao động nặng nhọc,
    độc hại, nguy hiểm
    Điều kiện lao động đặc biệt
    nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
      (A) (B) (C) (D)
    I 3.750.000 3.980.000 107% A 105% B 107% B
    II 3.320.000 3.530.000 107% A 105% B 107% B
    III 2.900.000 3.090.000 107% A 105% B 107% B
    IV 2.580.000 2.760.000 107% A 105% B 107% B

    2. Bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc

    Luật BHXH 2006 quy định đối tượng tham gia BHXH chỉ là người lao động Việt Nam, ký hợp đồng lao động với thời hạn từ 3 tháng đến 36 tháng hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Luật BHXH 2014 đã mở rộng đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, bên cạnh các đối tượng theo quy định luật BHXH 2006 doanh nghiệp còn mua phải mua BHXH cho các đối tượng sau:

    Đối tượng Thời điểm bắt đầu tham gia
    Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương 01/01/2016
    Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp 01/01/2018
    Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng 01/01/2018

    Tuy nhiên, tại buổi tập huấn về chính sách mới BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH thì Doanh nghiệp không phải mua BHXH cho người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng ngay từ ngày 01/01/2018, mà chờ đến khi có hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

    3. Bổ sung thêm khoản tính đóng BHXH:

    Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

    Từ 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lươngcác khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, cụ thể như sau:

    Khoản tính đóng BHXH Khoản không tính đóng BHXH
    1.     Mức lương2.     Phụ cấp lương: Là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:·         Phụ cấp chức vụ, chức danh;·         Phụ cấp trách nhiệm;·         Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;·         Phụ cấp thâm niên;·         Phụ cấp khu vực;·         Phụ cấp lưu động;·         Phụ cấp thu hút·         Các phụ cấp có tính chất tương tự 1.     Tiền thưởng:·         Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động: Thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động;·         Tiền thưởng sáng kiến.2.     Tiền ăn giữa ca.3.     Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.4.     Khoản hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị TNLĐ, BNN và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

    4. Nội dung và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN

    Theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP và Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2017, từ ngày 01/6/2017 nội dung và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN có sự thay đổi so với Quyết định 959/QĐ-BHXH, theo đó, tổng mức đóng sẽ giảm từ 32.5% xuống 32.0%, cụ thể như sau:

    Nội dung Trước ngày 01/06/2017 (32.5%) Sau ngày 01/06/2017 (32.0%)
    Doanh nghiệp NLĐ Doanh nghiệp NLĐ
    BHXH 18% 8% 17% 8%
    BHYT 3% 1.5% 3% 1.5%
    BHTN 1% 1% 1% 1%
    BH TNLĐ – BNN 0 0 0.5% 0
    TỔNG 22% 10.5% 21.5% 10.5%

    5. Xử lý vi phạm đối với tổ chức vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN

    Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động của doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc và thu tiền BHXH mà người lao động phải đóng (bằng hình thức trích từ tiền lương) để nộp cùng một lúc vào quỹ BHXH. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

    Theo quy định của Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, nếu doanh nghiệp có hành vi gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ từ 06 tháng trở lên, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tiền như sau: Phạt tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng nếu từ 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng đến 3.000.000.000 (ba tỷ) đồng.

    Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ có thể bị phạt tù đối với cá nhân, phạt tiền đối với pháp nhân

    Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ mà gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 06 tháng trở lên, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    – Trốn đóng bảo hiểm từ 50 đến 300 triệu đồng;

    – Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 NLĐ.

    Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

    – Phạm tội 02 lần trở lên;

    – Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đến 01 tỷ đồng;

    – Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

    – Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

    Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    – Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

    – Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

    – Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 01 đến 03 tỷ đồng;

    6. Kéo dài thời gian tính mức lương hưu hằng tháng

    Đối với nam: Mức lương hưu hằng tháng =  45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 16 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2018), 17 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2019), 18 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2020), 19 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2021), 20 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi) + 2% cho mỗi năm.

    Đối với nữ: Mức lương hưu hằng tháng =  45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi) + 2% cho mỗi năm.

    Mức tối đa = 75%

    7. Sa thải trái pháp luật đối với NLĐ, cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc có thể bị phạt đến 03 năm tù

    Cụ thể, sa thải trái pháp luật đối với NLĐ, cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

    Nếu sa thải trái pháp luật, cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc thuộc một trong các trường hợp sau, có thể bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    – Đối với 02 người trở lên;

    – Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

    – Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

    – Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

    – Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác

    8. Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ có thể bị phạt tù đối với cá nhân, phạt tiền đối với pháp nhân

    Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ mà gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 06 tháng trở lên, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    – Trốn đóng bảo hiểm từ 50 đến 300 triệu đồng;

    – Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 NLĐ.

    Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

    – Phạm tội 02 lần trở lên;

    – Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đến 01 tỷ đồng;

    – Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

    – Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

    Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    – Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

    – Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

    – Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 01 đến 03 tỷ đồng;

    9. Vi phạm quy định về sử dụng NLĐ dưới 16 tuổi có thể bị phạt đến 12 năm tù

    Người nào sử dụng NLĐ dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    – Phạm tội 02 lần trở lên;

    – Làm chết người;

    – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    – Làm chết 02 người trở lên;

    – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động của doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc và thu tiền BHXH mà người lao động phải đóng (bằng hình thức trích từ tiền lương) để nộp cùng một lúc vào quỹ BHXH. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí có thể bị xử lý hình sự. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, nếu doanh nghiệp có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì bị phạt tiền từ 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng đến 3.000.000.000 (ba tỷ) đồng.

    10. Mức đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

    10.1. Mức đóng BHXH của người lao động:

    • Đối với người lao động làm việc ở Việt Nam, hằng tháng đóng 8% tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tuất tử;
    • Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động và đã tham gia BHXH bắt buộc trước khi lao động ở nước ngoài, hằng tháng đóng 22% tiền lương đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài vào quỹ hưu trí và tử tuất.
    • Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động và chưa tham gia BHXH bắt buộc trước khi lao động ở nước ngoài, hoặc đã tham gia nhưng đã hưởng BHXH một lần, đóng 22% của 02 lần mức lương cơ sở.

    10.2. Mức đóng BHXH của doanh nghiệp:

    Hằng tháng, doanh nghiệp phải đóng 3% tiền lương tháng của người lao động vào quỹ ốm đau, thai sản, 1% tiền lương tháng của người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và 14% tiền lương tháng của người lao động vào quỹ hưu trí và tuất tử. Như vậy, doanh nghiệp phải đóng BHXH bằng 18% tiền lương tháng của người lao động.

    11. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp

    Theo quy định của Luật BHXH 2014, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực BHXH có một số thay đổi, cụ thể như sau:

    • Bãi bỏ quy định về việc doanh nghiệp phải bảo quản sổ BHXH của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;
    • Bãi bỏ quy định về việc doanh nghiệp giữ lại 2% để kịp thời chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản;
    • Quy định thêm nghĩa vụ niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH cho người lao động vào định kỳ 06 tháng và niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp hằng năm.

    ________________________________________________

    @ Copyright 2015 – Công ty Luật QNT – Bài viết được viết trong phạm vi và tuân theo pháp luật liên quan tại thời điểm công bố