Điều cần biết Con chung của vợ chồng

Điều cần biết Con chung của vợ chồng

ĐIỀU CẦN BIẾT

CON CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

  • Xác định con chung của vợ chồng để làm gì? Việc xác định con chung của vợ chồng nhằm ghi nhận mối quan hệ cha, mẹ, con, từ đó làm căn cứ để giải quyết các vấn đề về quyền nuôi con khi ly hôn, thừa kế, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,…
  • Khi nào gọi là con chung của vợ chồng?[1]

Con sinh ra (kể cả sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo) trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

  • Ngoại lệ thì sao?

Trường hợp cha và/hoặc mẹ không thừa nhận con thì nếu có chứng cứ (ví dụ như kết quả giám định AND) thì phải nộp đơn khởi kiện và phải được Tòa án xác định.[2]

Trường hợp cha và/hoặc mẹ đẻ muốn nhận con thì nếu có chứng cứ (ví dụ như kết quả giám định AND) thì nộp hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ tại UBND cấp xã[3] (hồ sơ và thủ tục chi tiết xem hướng dẫn tại Cổng dịch vụ công Quốc gia: Liên kết tại đây.   

Con chung cua vo chong

[1] Khoản 1 Điều 88, 93, 94 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13

[2] Khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13

[3] Điều 25 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13

      Điều cần biết Doanh nghiệp vay và cho vay tiền

      Điều cần biết Doanh nghiệp vay và cho vay tiền

      ĐIỀU CẦN BIẾT

      DOANH NGHIỆP VAY VÀ CHO VAY TIỀN

      • Doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được quyền vay vốn từ các nguồn nào? Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp (DN) được quyền chọn hình thức, phương thức huy động vốn[1] trên cơ sở cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên[2]. DN được quyền vay vốn từ các chủ thể sau đây: Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác, tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài[3].
      • Doanh nghiệp (không phải là tổ chức tín dụng) có được cho vay tiền không? DN có quyền sử dụng, định đoạt tài sản của mình[4] trên cơ sở cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên. Do đó, DN không phải là tổ chức tín dụng vẫn được cho cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài[5] khác vay tiền, tuy nhiên đó không phải là hoạt động thường xuyên, kinh doanh của doanh nghiệp.
      • Vay nước ngoài và cho nước ngoài vay

      Vay tiền từ cá nhân, tổ chức nước ngoài:

      Thủ tục[6]: Đối với khoản vay trung, dài hạn, DN phải thực hiện thủ tục đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, thủ tục tham khảo tại trang Cổng dịch vụ công Quốc gia: Liên kết tại đây.

      Lãi suất[7]: Do Bên đi vay, Bên cho vay và các bên liên quan thỏa thuận. Khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ quyết định và công bố mức trần chi phí vay nước ngoài (bao gồm lãi suất) trong từng thời kỳ.

      Cho vay đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài:

      Thủ tục[8]: DN thực hiện thủ tục chấp thuận Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay ra nước ngoài. Sau đó, DN thực hiện thủ tục đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).

      Lãi suất[9]: Do Bên cho vay và Bên vay thoả thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (áp dụng đối với trường hợp Các Bên áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh thoả thuận cho vay).

      [1] Khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

      [2] Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13.

      [3] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 219/2013/NĐ-CP.

      [4] Khoản 8 Điều 7 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

      [5] Khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Ngoại hối số 07/VBHN-VPQH.

      [6] Điều 11 Thông tư số 12/2022/TT-NHNN.

      [7] Khoản 5 Điều 3, Điều 12 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN.

      [8] Khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Ngoại hối số 07/VBHN-VPQH và Điều 7, 8 Thông tư số 37/2013/TT-NHNN.

      [9] Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 37/2013/TT-NHNN; khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13.

          CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

          CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

          1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 07/2024

          1.1.      Thông tư số 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ban hành ngày 29/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 22/2023/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở.

          Cụ thể, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN

          …8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 Điều 9 như sau:

          “b) Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở theo Tỷ lệ bảo đảm (LTV) và Tỷ lệ thu nhập (DSC) như sau:

          (i) Đối với khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ:

          Các khoản cho vay thế chấp nhà ở LTV dưới 40% LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% LTVtừ 100% trở lên
          DSC từ 35% trở xuống 20% 25% 30% 35% 40% 45%
          DSC trên 35% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

          (ii) Đối với khoản cho vay không thuộc quy định tại điểm b(i) khoản 11 Điều này:

          Các khoản cho vay thế chấp nhà ở LTV dưới 40% LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% LTV từ 100% trở lên
          DSC từ 35% trở xuống 25% 30% 40% 50% 60% 80%
          DSC trên 35% 30% 40% 50% 70% 80% 100%

          ””

          1.2.      Thông tư số 07/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động đại lý thanh toán

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 07/2024/TT-NHNN ban hành ngày 21/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động đại lý thanh toán (sau đây viết tắt là “Thông tư số 07/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về các nội dung hoạt động đại lý thanh toán.

          Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 07/2024/TT-NHNN quy định:Điều 4. Các nội dung hoạt động đại lý thanh toán

          Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ sau:

          1. Nhận hồ sơ mở tài khoản thanh toán, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán.
          2. Nhận hồ sơ phát hành thẻ ngân hàng, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng.
          3. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng, lập, ký, kiểm soát, xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng, chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, nhận tiền mặt từ khách hàng hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch:a) Nộp/rút tiền mặt vào/từ tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại bên giao đại lý;b) Nộp/rút tiền mặt vào/từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;c) Nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;d) Thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.
          4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng thì bên đại lý xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng và thực hiện chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, trừ trường hợp xảy ra sự cố hệ thống thông tin và/hoặc các điều kiện bất khả kháng khác không thể thực hiện được giao dịch của khách hàng.”

          1.3.      Thông tư số 09/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2024/TT-NHNN ban hành ngày 28/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 09/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về quản lý cấp tín dụng.

          Cụ thể, khoản 10 Điều 1 Thông tư số 09/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

          … 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

          “Điều 13. Quản lý cấp tín dụng

          1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quản lý hoạt động cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
          2. Việc cấp tín dụng đối với đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụngđược thực hiện như sau:a) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng, Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua các khoản cấp tín dụng cho người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc mức khác thấp hơn theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.b) Các trường hợp còn lại thực hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
          3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo cho:a) Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên các khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụngphát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên;b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, người quản lý, người điều hành khi phát sinh khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;c) Ngân hàng Nhà nước về các khoản cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng.””

          1.4.      Thông tư số 12/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2024/TT-NHNN ban hành ngày 28/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 12/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về hồ sơ đề nghị vay vốn.

          Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

          …4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

          “Điều 9. Hồ sơ đề nghị vay vốn

          1. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng:a) Thông tin, tài liệu, dữ liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7Thông tư này và các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn;b) Thông tin về người có liên quan của khách hàng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

          Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với khách hàng.

          Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với khách hàng.

          1. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều này áp dụng trong trường hợp:a) Tại thời điểm đề nghị cho vay tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả mức dư nợ cho vay mà khách hàng đang đề nghị cho vay) lớn hơn hoặc bằng 0,1% vốn tự có của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó tại cuối ngày làm việc gần nhất;b) Tại thời điểm đề nghị cho vay tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, khách hàng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả mức dư nợ cho vay mà khách hàng đang đề nghị cho vay) lớn hơn hoặc bằng 0,5% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô đó tại cuối ngày làm việc gần nhất;c) Tại thời điểm đề nghị cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân, khách hàng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả mức dư nợ cho vay mà khách hàng đang đề nghị cho vay) lớn hơn hoặc bằng 1% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân đó tại cuối ngày làm việc gần nhất;d) Trường hợp tổ chức tín dụng có vốn tự có âm, các tỷ lệ trên được áp dụng trên vốn điều lệ hoặc vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.”

          2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2024

          2.1.      Thông tư số 06/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 06/2024/TT-NHNN ban hành ngày 18/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNNngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn (sau đây viết tắt là “Thông tư số 06/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 18/06/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về thời hạn trả nợ.

          Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 06/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn

          1. Sửa đổikhoản 2 Điều 4như sau:

          “2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.

          1. Sửa đổikhoản 8 Điều 4như sau:

          “8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.”

          2.2.      Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2024/TT-NHNN ban hành ngày 25/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.

          Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia

          1. Chữ ký điện tử được chia làm 3 loại:a) Chữ ký điện tử của người lập lệnh;b) Chữ ký điện tử của người kiểm soát lệnh;c) Chữ ký điện tử của người duyệt lệnh.
          2. Việc tổ chức phân quyền người lập lệnh, người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh tại các thành viên, đơn vị thành viên do người có thẩm quyền của đơn vị quy định, đảm bảo nguyên tắc người lập lệnh độc lập với người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh.
          3. Ngân hàng Nhà nước cấp phát chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối (chứng thư kết nối) giữa phần mềm cài đặt tại các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên với Trung tâm Xử lý Quốc gia.

          4. Việc cấp phát, quản lý, sử dụng chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

          CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

          CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 06/2024)

          1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 05/2024

          1.1. Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2024/TT-NHNN ban hành ngày 15/05/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số17/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số02/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một sốnội dung có thể lưu ý:

          • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về giải thích từ ngữ “Môi giới tiền tệ”.

          Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN

          …2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:

          “1. Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.””

          • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi môi giới tiền tệ.

          Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN

          …3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

          “Điều 5. Phạm vi môi giới tiền tệ

          Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ cho khách hàng để thực hiện các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.””

          Điều cần biết Thời gian hiệu lực của Thỏa thuận bảo mật

          Điều cần biết Thời gian hiệu lực của Thỏa thuận bảo mật

          ĐIỀU CẦN BIẾT

          THỜI GIAN HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN BẢO MẬT

          Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) thường không phải là hợp đồng chính, nhưng thời gian hiệu lực của nó lại có thể không trùng với hợp đồng chính, không giống như các thỏa thuận đi kèm khác. Về cơ bản, thời gian hiệu lực NDA chính là thời hạn mà Bên nhận có nghĩa vụ bảo mật thông tin mật theo mong muốn của Bên cung cấp.

          Thời gian hiệu lực này nên quy định như thế nào?

          • Có lợi cho Bên cung cấp: Hiệu lực này nên theo hướng “vô hạn, nghĩa là kể cả khi Hợp đồng chính chấm dứt và/hoặc giao dịch kết thúc, thì Bên nhận vẫn phải bảo mật thông tin mật.

          Ví dụ: Thỏa thuận bảo mật này có hiệu lực kể từ thời điểm Bên Nhận có được Thông Tin Mật đầu tiên, kéo dài liên tục và mãi mãi (kể cả khi Hợp Đồng Chính và/hoặc Giao Dịch bị chấm dứt, hủy bỏ hay vô hiệu).

          • Có lợi cho Bên Nhận: Hiệu lực này nên theo hướng thu hẹp, nghĩa là khi Hợp đồng chính chấm dứt, thì Bên nhận không còn phải bảo mật thông tin mật.

          Ví dụ: Thỏa thuận bảo mật này có hiệu lực kể từ thời điểm được ký kết bời Các Bên, kéo dài liên tục và chấm dứt cùng thời điểm chấm dứt của Hợp Đồng Chính.

          • Cân bằng cho Các Bên: Hiệu lực này nên theo hướng “xác định”, nghĩa là sau một thời gian nhất định (khi đó thông tin mật bị tiết lộ cũng không nguy hại cho Bên cung cấp) thì NDA chấm dứt và Bên nhận không còn phải bảo mật thông tin mật.

          Ví dụ: Thỏa thuận bảo mật này có hiệu lực kể từ thời điểm Bên Nhận có được Thông Tin Mật đầu tiên, kéo dài liên tục và chấm dứt sau [36 tháng] kể từ thời điểm chấm dứt của Hợp Đồng Chính.

          (Trường hợp có thông tin mật đặc biệt cần bảo vệ mãi mãi, thì nên bổ sung “quy định ngoại lệ”)

          Lưu ý: Thực tế nhận thấy, nhiều NDA quy định “…nghĩa vụ bảo mật Thông Tin Mật vẫn tiếp tục có hiệu lực sau khi NDA này chấm dứt”, điều này có thể khiến hiệu lực thi hành bị ảnh hưởng, như câu hỏi đặt ra: NDA chấm dứt thì điều khoản về trách nhiệm của Bên Nhận khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật còn hiệu lực hay không?

          Điều cần biết Công ty có được chấm dứt Hợp đồng lao động đã hết thời hạn

          Điều cần biết Công ty có được chấm dứt Hợp đồng lao động đã hết thời hạn

          ĐIỀU CẦN BIẾT

          CÔNG TY CÓ ĐƯỢC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐÃ HẾT THỜI HẠN

          Câu hỏi: Tôi và công ty ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng, từ ngày 15/01/2023 đến ngày 15/01/2024. Đến ngày 15/01/2024, công ty không có quyết định gia hạn hợp đồng lao động với tôi, nên tôi vẫn đi làm. Ngày 01/3/2024, Công ty ra quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động với tôi với lý do hợp đồng đã hết thời hạn, và yêu cầu tôi phải nghỉ việc từ ngày 02/3/2024. Tôi muốn hỏi: Công ty có quyền chấm dứt hợp đồng với tôi như thế hay không?

          Trả lời:

          Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ Luật Lao Động, khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

          • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
          • Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

          Hợp đồng lao động của bạn hết hạn vào ngày 15/01/2024. Công ty không thực hiện chấm dứt hợp đồng vào ngày hết hạn, vẫn để cho bạn đi làm đến ngày 01/3/2024, và trong suốt thời gian đó, giữa công ty và bạn không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt hợp đồng, hay gia hạn hợp đồng, hay ký một hợp đồng lao động mới.

          Do đó, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 20 Bộ Luật Lao Động thì vào ngày 16/02/2024, hợp đồng lao động của bạn sẽ đương nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vì thế, đến ngày 01/03/2024, Công ty không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì lý do hết thời hạn hợp đồng.

          Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể yêu cầu công ty xem xét lại quyết định của mình và thực hiện đúng quy định pháp luật, hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bạn.