LEGAL UPDATE RELATING TO FINANCE AND CREDIT (MONTHLY LEGAL UPDATE – 08&09/2024)

LEGAL UPDATE RELATING TO FINANCE AND CREDIT (MONTHLY LEGAL UPDATE – 08&09/2024)

1.       LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE IN 08&09/2024

1.1. Circular No. 08/2024/TT-NHNN regulations on the management, operation and use of the National Interbank Electronic Payment System

  • Name of legal document: Circular No. 08/2024/TT-NHNN issued on 25/06/2024 by the State Bank of Vietnam regulations on the management, operation and use of the National Interbank Electronic Payment System (referred to as the “Circular No. 08/2024/TT-NHNN”).
  • Effective date: 15/08/2024.

The content should be noted: Stipulating on issuance, management and use of electronic signature certificates and electronic signatures participating in the National Interbank Electronic Payment System.

Specifically, Article 8 of Circular No. 08/2024/TT-NHNN stipulates: Article 8. Issuance, management and use of electronic signature certificates and electronic signatures participating in the National Interbank Electronic Payment System

  1. Electronic signatures are divided into 3 types:a) Electronic signature of the person making the order;b) Electronic signature of the person controlling the order;c) Electronic signature of the person approving the order.
  2. The organization of decentralization of order makers, order controllers and order approvers at members and member units is regulated by the unit’s competent person, ensuring the principle that the person making the order, the person controlling the order, and the person approving the order are independent.
  3. The State Bank issues an electronic signature certificate to the the person approving the order and an electronic signature certificate to authenticate the connection (connection certificate) between the software installed at member units and member units with the National Processing Center.
  4. The issuance, management, and use of electronic signature certificates for the person approving the order and electronic signature certificates to authenticate connection to participate in the National Interbank Electronic Payment System shall comply with the regulations of the State Bank.”

1.2. Circular No. 32/2024/TT-NHNN operational network of commercial banks

  • Name of legal document: Circular No. 32/2024/TT-NHNN issued on 30/06/2024 by the State Bank of Vietnam operational network of commercial banks (referred to as the “Circular No. 30/2024/TT-NHNN”).
  • Effective date: 15/08/2024.

The content should be noted: Stipulating on permissible number of branches.

Specifically, Article 7, 8 of Circular No. 32/2024/TT-NHNN stipulates:

Article 7. Formula for determining maximum permissible number of branches and transaction offices

1. The number of branches and transaction offices of a commercial bank may establish shall be determined using the formula below:

300 billion VND x N1 + 100 billion VND x M1 + 50 billion VND x N2 + 20 billion VND x M2 < C

Where:

– C is the real value of the charter capital of the commercial bank according to Point a Clause 1 Article 6 or Point a Clause 2 Article 6 of this Circular.

– N1 is the number of branches established and pending approval for establishment in the urban areas of Hanoi City and Ho Chi Minh City.

– N2 is the number of branches established and pending approval for establishment in the suburban areas of Hanoi City, Ho Chi Minh City, and provinces and centrally affiliated cities.

– M1 is the number of transaction offices established and pending approval for establishment in the urban areas of Hanoi City and Ho Chi Minh City.

– M2 is the number of transaction offices established or pending approval for establishment in the suburban areas of Hanoi City, Ho Chi Minh City, and provinces and centrally affiliated cities.

2. The determination of the locations of branches and transaction offices established and pending approval for establishment in areas prescribed in Points N1, N2, M1, and M2 in Clause 1 of this Article shall be based on the administrative boundary areas at the time of the request and the time of the approval.”

Article 8. Maximum permissible number of branches

Aside from meeting the requirements prescribed in Article 7 of this Circular, commercial banks shall also meet the following requirements:

A commercial bank may establish up to 10 branches in each urban area of Hanoi City or Ho Chi Minh City.

A commercial bank operating for less than 12 months from its opening date to the time of the request may establish no more than 3 branches. Such branches shall not be established in the same province or centrally affiliated city in a fiscal year.

A commercial bank operating for 12 months or more from its opening date to the time of the request may establish no more than 5 branches. The number of branches in rural areas shall account for at least 50% of the total branches established in a fiscal year.

Aside from the quantity prescribed in Clause 3 of this Article, commercial banks that have completed the procedure for voluntary termination of branches in urban areas of Hanoi City or Ho Chi Minh City may establish a number of branches equivalent to the number of terminated branches in other provinces and centrally affiliated cities.”

1.3. Decision No. 1640/QĐ-NHNN on the announcement of newly issued, amended and supplemented administrative procedures in the field of bank establishment and operation performed at the One-stop Department under the management scope of the State Bank of Vietnam

  • Name of legal document: Decision No. 1640/QĐ-NHNN issued on 26/07/2024 by the State Bank of Vietnam on the announcement of newly issued, amended and supplemented administrative procedures in the field of bank establishment and operation performed at the One-stop Department under the management scope of the State Bank of Vietnam (referred to as the “Decision No. 1640/QĐ-NHNN”).
  • Effective date: 15/08/2024.

The content should be noted: Stipulating on newly issued, amended, supplemented and replaced administrative procedures in the field of banking establishment and operation under the management scope of the State Bank of Vietnam.

Specifically, Decision No. 1640/QĐ-NHNN stipulates:

NEWLY ISSUED, AMENDED, SUPPLEMENTED, REPLACED ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN THE FIELD OF ESTABLISHMENT AND OPERATION OF BANKS UNDER THE MANAGEMENT FUNCTION OF THE STATE BANK OF VIETNAM

(Issued with Decision 1640/QD-NHNN dated July 26, 2024 of the Governor of the State Bank of Vietnam)

PART I.

LIST OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES

  1. List of newly issued administrative procedures implemented at the One-stop Department under the scope and management function of the State Bank of Vietnam
No. Number of administrative procedure records Name of administrative procedure Name of the legal document Field Implementing unit
1 Procedures for approval of eligibility to convert legal form of foreign subsidiary bank Circular No. 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank of Vietnam (Banking Inspection and Supervision Agency)
  1. List of administrative procedures amended and supplemented within the scope of management functions of the State Bank
No. Number of administrative procedure records Name of administrative procedure Name of the legal document regulating the content of amendments and supplements Field Implementing unit
A. Administrative procedures performed at the State Bank of Vietnam
1. 2.001399 Procedures for approval of eligibility to establish domestic branches of commercial banks Circular 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank of Vietnam (Banking Inspection and Supervision Agency)
2. 2.001392 Procedures for approval of eligibility to establish a transaction office of a commercial bank Circular 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank of Vietnam (Banking Inspection and Supervision Agency)
3. 1.003334 Procedures for approval of establishment of branches, representative offices, and foreign subsidiary banks of commercial banks Circular 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank of Vietnam (Banking Inspection and Supervision Agency)
4. 2.001380 Procedures for approval of establishment of representative offices and domestic public service units of commercial banks Circular 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank of Vietnam (Banking Inspection and Supervision Agency)
B. Administrative procedures performed at the State Bank branches in provinces and centrally-run cities (State Bank branches)
1. 1.000206 Procedures for approving changes in the branch managing a transaction office of a commercial bank Circular 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank branch
2. 1.000394 Procedures for voluntary termination of domestic branch operations of commercial banks Circular 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank branch
3. 1.002167 Procedures for approving commercial banks to voluntarily terminate transaction office operations Circular 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank branch
  1. List of alternative administrative procedures under the management scope of the State Bank of Vietnam
No. Alternative administrative procedures Administrative procedures are replaced Name of the legal document regulating the content of amendments and supplements Field Implementing unit
Administrative Procedure Code Name of administrative procedure Administrative Procedure Code Name of administrative procedure
1 1.000194 Procedures for approval of change of location of domestic branch office, transaction office within province or centrally-run city 1.000194 Procedures for approving change of location/confirming change of address (no change of location) for domestic branch headquarters and transaction offices of commercial banks Circular 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank of Vietnam (Banking Inspection and Supervision Agency)
2 Procedures for approving changes in location of domestic branch offices and transaction offices between provinces and centrally run cities Circular 32/2024/TT-NHNN Bank establishment and operation State Bank of Vietnam (Banking Inspection and Supervision Agency)

LEGAL UPDATE RELATING TO FINANCE AND CREDIT (MONTHLY LEGAL UPDATE – 08&09/2024)

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 08&09/2024)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 08&09/2024

1.1.      Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2024/TT-NHNN ban hành ngày 25/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định: Điều 8. Cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia

  1. Chữ ký điện tử được chia làm 3 loại:a) Chữ ký điện tử của người lập lệnh;b) Chữ ký điện tử của người kiểm soát lệnh;c) Chữ ký điện tử của người duyệt lệnh.
  2. Việc tổ chức phân quyền người lập lệnh, người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh tại các thành viên, đơn vị thành viên do người có thẩm quyền của đơn vị quy định, đảm bảo nguyên tắc người lập lệnh độc lập với người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh.
  3. Ngân hàng Nhà nước cấp phát chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối (chứng thư kết nối) giữa phần mềm cài đặt tại các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên với Trung tâm Xử lý Quốc gia.
  4. Việc cấp phát, quản lý, sử dụng chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

1.2.      Thông tư số 32/2024/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ban hành ngày 30/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại (sau đây viết tắt là “Thông tư số 32/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về số lượng chi nhánh được thành lập.

Cụ thể, Điều 7, 8 Thông tư số 32/2024/TT-NHNN quy định:

Điều 7. Công thức xác định tổng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch được thành lập

1. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại được thành lập phải đảm bảo:

300 tỷ đồng x N1 + 100 tỷ đồng x M1 + 50 tỷ đồng x N2 + 20 tỷ đồng x M2 < C

Trong đó:

– C là giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 hoặc điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

– N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

– N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.

– M1 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

– M2 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.

  1. Việc xác định địa điểm của chi nhánh, phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập thuộc các khu vực quy định tại các điểm N1, N2, M1, M2 nêu tại khoản 1 Điều này được căn cứ vào khu vực địa giới hành chính tại thời điểm đề nghị và tại thời điểm chấp thuận.”

“Điều 8. Số lượng chi nhánh được thành lập

Ngoài đáp ứng yêu cầu về tổng số lượng chi nhánh quy định tại Điều 7 Thông tư này, ngân hàng thương mại phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

  1. Ngân hàng thương mại được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành thành phố Hà Nội hoặc nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động dưới 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị được thành lập không quá 03 chi nhánh và các chi nhánh này không được thành lập trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong một năm tài chính.
  3. Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị được thành lập không quá năm (05) chi nhánh và số chi nhánh tại vùng nông thôn chiếm ít nhất 50% tổng số chi nhánh được thành lập trong một năm tài chính.
  4. Ngoài số lượng quy định tại khoản 3 Điều này, ngân hàng thương mại đã hoàn tất thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh thì được thành lập tại các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác số chi nhánh tương ứng với số chi nhánh đã chấm dứt hoạt động.”

1.3.      Quyết định số 1640/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1640/QĐ-NHNN ban hành ngày 26/07/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1640/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Quyết định số 1640/QĐ-NHNN quy định:

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

  1. Danh mục Thủ tục hành chính mới ban hành được thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
STT Số hồ sơ TTHC Tên TTHC Tên VBQPPL quy định Lĩnh vực Đơn vị thực hiện
1 Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài Thông tư số 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
  1. Danh mục Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước
STT Số hồ sơ TTHC Tên TTHC Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung Lĩnh vực Đơn vị thực hiện
A. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. 2.001399 Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
2. 2.001392 Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập phòng giao dịch của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
3. 1.003334 Thủ tục chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
4. 2.001380 Thủ tục chấp thuận thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
B. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh)
1. 1.000206 Thủ tục chấp thuận thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
2. 1.000394 Thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
3. 1.002167 Thủ tục chấp thuận cho ngân hàng thương mại tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
  1. Danh mục thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
STT TTHC thay thế TTHC được thay thế Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung Lĩnh vực Đơn vị thực hiện
Mã TTHC Tên TTHC Mã TTHC Tên TTHC
1 1.000194 Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1.000194 Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm/xác nhận thay đổi địa chỉ (không phát sinh thay đổi địa điểm) đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
2 Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)

Need-To-Know Joint Children Of Spouses

Need-To-Know Joint Children Of Spouses

NEED-TO-KNOW

JOINT CHILDREN OF SPOUSES

  • What is the purpose of determining the joint child of the spouses?

The determination of joint children of spouses is intended to record the relationship of father, mother and child, thereby serving as a basis for resolving issues of child custody when divorcing, inheritance, fulfillment of alimony obligations,…

  • When to call a joint child of the spouses?[1]

Children born (including assisted reproductive births, surrogacy for humanitarian purposes) during marriage period or because the wife becomes pregnant during the marriage are joint children of the spouses.

Children born within 300 days from the time of termination of marriage are considered children due to the wife’s pregnancy during the marriage period.

Children born before the date of marriage registration and recognized by their parents as joint children of the spouses.

  • What about exceptions?

If the father and/or the mother does not admit the child, if there is evidence (e.g. the results of the AND assessment), a petition must be filed and it must be determined by the Court.[2]

In case the natural father and/or mother wants to recognize a child, if there is evidence (such as the results of the AND assessment), the application for registration of adoption shall be submitted to the commune-level People’s Committee[3] (detailed dossier and procedure, see instructions at the National Public Service Portal: Link here).

Joint children of spouses

[1] Clause 1 of Articles 88, 93 and 94 of the Law on Marriage and Family No. 52/2014/QH13.

[2] Clause 2, Article 88 of the Law on Marriage and Family No. 52/2014/QH13.

[3] Article 25 of the Law on Civil Status No. 60/2014/QH13.

NEED-TO-KNOW

VALIDITY OF DIGITAL SIGNATURE

1. What is a digital signature? A digital signature (DS) is a form of electronic signature of an individual or organization. DS can be provided by an official unit (providing DS certification services in accordance with Vietnamese law, such as VNPT, Viettel, FIS CORP,…) or unofficially (not licensed by the Government of Vietnam).

2. Does DS invalidate a civil transaction?

Transactions signed with DS have the same legal validity as directly signed[i], when DS meets the security conditions prescribed by law (validity, secret key, public key, control of the signers secret key,…). In other words, signing with a legally satisfactory DS will not render the transaction invalid.

Note, according to Vietnamese law[ii], Transactions are considered invalid when the subject establishing the transaction laDS capacity (passive legal, active legal). Simply, we need to verify that the DS really belongs to the partner’s representative and is it legal?

We think that the use of DS provided by an official unit would be advantageous in this verification, as well as when requesting the deed as evidence if a dispute arises in this regard (using unofficial DS, even provided by a world-renowned unit,  but it will be difficult to prove this).

3. Does the Company’s individual DS have a legal risk for transactions?

If the transaction is signed using the Companys legitimate DS, then it is essentially valid, the likelihood of invalidity will be very low.

If the transaction is signed with a personal DS (whether a individual of the Company, a legal representative, even with the Companys seal), then it can still be disputed as to the validity of the transaction resulting in the transaction being invalid. Because then, the conclusion will depend on the evidence proving the legitimacy of DS as mentioned above.

 

[i] Article 8 and 9 of Decree No. 130/2018/ND-CP

[ii] Articles 122 and 117 of the Civil Code No. 91/2015/QH13

Need-To-Know Joint Children Of Spouses

Điều cần biết Con chung của vợ chồng

ĐIỀU CẦN BIẾT

CON CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

  • Xác định con chung của vợ chồng để làm gì? Việc xác định con chung của vợ chồng nhằm ghi nhận mối quan hệ cha, mẹ, con, từ đó làm căn cứ để giải quyết các vấn đề về quyền nuôi con khi ly hôn, thừa kế, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,…
  • Khi nào gọi là con chung của vợ chồng?[1]

Con sinh ra (kể cả sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo) trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

  • Ngoại lệ thì sao?

Trường hợp cha và/hoặc mẹ không thừa nhận con thì nếu có chứng cứ (ví dụ như kết quả giám định AND) thì phải nộp đơn khởi kiện và phải được Tòa án xác định.[2]

Trường hợp cha và/hoặc mẹ đẻ muốn nhận con thì nếu có chứng cứ (ví dụ như kết quả giám định AND) thì nộp hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ tại UBND cấp xã[3] (hồ sơ và thủ tục chi tiết xem hướng dẫn tại Cổng dịch vụ công Quốc gia: Liên kết tại đây.   

Con chung cua vo chong

[1] Khoản 1 Điều 88, 93, 94 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13

[2] Khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13

[3] Điều 25 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13

      Điều cần biết Doanh nghiệp vay và cho vay tiền

      Điều cần biết Doanh nghiệp vay và cho vay tiền

      ĐIỀU CẦN BIẾT

      DOANH NGHIỆP VAY VÀ CHO VAY TIỀN

      • Doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được quyền vay vốn từ các nguồn nào? Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp (DN) được quyền chọn hình thức, phương thức huy động vốn[1] trên cơ sở cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên[2]. DN được quyền vay vốn từ các chủ thể sau đây: Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác, tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài[3].
      • Doanh nghiệp (không phải là tổ chức tín dụng) có được cho vay tiền không? DN có quyền sử dụng, định đoạt tài sản của mình[4] trên cơ sở cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên. Do đó, DN không phải là tổ chức tín dụng vẫn được cho cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài[5] khác vay tiền, tuy nhiên đó không phải là hoạt động thường xuyên, kinh doanh của doanh nghiệp.
      • Vay nước ngoài và cho nước ngoài vay

      Vay tiền từ cá nhân, tổ chức nước ngoài:

      Thủ tục[6]: Đối với khoản vay trung, dài hạn, DN phải thực hiện thủ tục đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, thủ tục tham khảo tại trang Cổng dịch vụ công Quốc gia: Liên kết tại đây.

      Lãi suất[7]: Do Bên đi vay, Bên cho vay và các bên liên quan thỏa thuận. Khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ quyết định và công bố mức trần chi phí vay nước ngoài (bao gồm lãi suất) trong từng thời kỳ.

      Cho vay đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài:

      Thủ tục[8]: DN thực hiện thủ tục chấp thuận Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay ra nước ngoài. Sau đó, DN thực hiện thủ tục đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).

      Lãi suất[9]: Do Bên cho vay và Bên vay thoả thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (áp dụng đối với trường hợp Các Bên áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh thoả thuận cho vay).

      [1] Khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

      [2] Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13.

      [3] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 219/2013/NĐ-CP.

      [4] Khoản 8 Điều 7 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

      [5] Khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Ngoại hối số 07/VBHN-VPQH.

      [6] Điều 11 Thông tư số 12/2022/TT-NHNN.

      [7] Khoản 5 Điều 3, Điều 12 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN.

      [8] Khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Ngoại hối số 07/VBHN-VPQH và Điều 7, 8 Thông tư số 37/2013/TT-NHNN.

      [9] Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 37/2013/TT-NHNN; khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13.