CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 07/2024

1.1.      Thông tư số 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ban hành ngày 29/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 22/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở.

Cụ thể, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN

…8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 Điều 9 như sau:

“b) Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở theo Tỷ lệ bảo đảm (LTV) và Tỷ lệ thu nhập (DSC) như sau:

(i) Đối với khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ:

Các khoản cho vay thế chấp nhà ở LTV dưới 40% LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% LTVtừ 100% trở lên
DSC từ 35% trở xuống 20% 25% 30% 35% 40% 45%
DSC trên 35% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

(ii) Đối với khoản cho vay không thuộc quy định tại điểm b(i) khoản 11 Điều này:

Các khoản cho vay thế chấp nhà ở LTV dưới 40% LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% LTV từ 100% trở lên
DSC từ 35% trở xuống 25% 30% 40% 50% 60% 80%
DSC trên 35% 30% 40% 50% 70% 80% 100%

””

1.2.      Thông tư số 07/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động đại lý thanh toán

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 07/2024/TT-NHNN ban hành ngày 21/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động đại lý thanh toán (sau đây viết tắt là “Thông tư số 07/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về các nội dung hoạt động đại lý thanh toán.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 07/2024/TT-NHNN quy định:Điều 4. Các nội dung hoạt động đại lý thanh toán

Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ sau:

  1. Nhận hồ sơ mở tài khoản thanh toán, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán.
  2. Nhận hồ sơ phát hành thẻ ngân hàng, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng.
  3. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng, lập, ký, kiểm soát, xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng, chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, nhận tiền mặt từ khách hàng hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch:a) Nộp/rút tiền mặt vào/từ tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại bên giao đại lý;b) Nộp/rút tiền mặt vào/từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;c) Nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;d) Thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.
  4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng thì bên đại lý xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng và thực hiện chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, trừ trường hợp xảy ra sự cố hệ thống thông tin và/hoặc các điều kiện bất khả kháng khác không thể thực hiện được giao dịch của khách hàng.”

1.3.      Thông tư số 09/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2024/TT-NHNN ban hành ngày 28/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 09/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về quản lý cấp tín dụng.

Cụ thể, khoản 10 Điều 1 Thông tư số 09/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

… 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Quản lý cấp tín dụng

  1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quản lý hoạt động cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
  2. Việc cấp tín dụng đối với đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụngđược thực hiện như sau:a) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng, Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua các khoản cấp tín dụng cho người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc mức khác thấp hơn theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.b) Các trường hợp còn lại thực hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo cho:a) Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên các khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụngphát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên;b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, người quản lý, người điều hành khi phát sinh khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;c) Ngân hàng Nhà nước về các khoản cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng.””

1.4.      Thông tư số 12/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2024/TT-NHNN ban hành ngày 28/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 12/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về hồ sơ đề nghị vay vốn.

Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

…4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Hồ sơ đề nghị vay vốn

  1. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng:a) Thông tin, tài liệu, dữ liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7Thông tư này và các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn;b) Thông tin về người có liên quan của khách hàng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với khách hàng.

Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với khách hàng.

  1. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều này áp dụng trong trường hợp:a) Tại thời điểm đề nghị cho vay tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả mức dư nợ cho vay mà khách hàng đang đề nghị cho vay) lớn hơn hoặc bằng 0,1% vốn tự có của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó tại cuối ngày làm việc gần nhất;b) Tại thời điểm đề nghị cho vay tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, khách hàng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả mức dư nợ cho vay mà khách hàng đang đề nghị cho vay) lớn hơn hoặc bằng 0,5% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô đó tại cuối ngày làm việc gần nhất;c) Tại thời điểm đề nghị cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân, khách hàng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả mức dư nợ cho vay mà khách hàng đang đề nghị cho vay) lớn hơn hoặc bằng 1% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân đó tại cuối ngày làm việc gần nhất;d) Trường hợp tổ chức tín dụng có vốn tự có âm, các tỷ lệ trên được áp dụng trên vốn điều lệ hoặc vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2024

2.1.      Thông tư số 06/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 06/2024/TT-NHNN ban hành ngày 18/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNNngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn (sau đây viết tắt là “Thông tư số 06/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 18/06/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về thời hạn trả nợ.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 06/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn

  1. Sửa đổikhoản 2 Điều 4như sau:

“2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.

  1. Sửa đổikhoản 8 Điều 4như sau:

“8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.”

2.2.      Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2024/TT-NHNN ban hành ngày 25/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia

  1. Chữ ký điện tử được chia làm 3 loại:a) Chữ ký điện tử của người lập lệnh;b) Chữ ký điện tử của người kiểm soát lệnh;c) Chữ ký điện tử của người duyệt lệnh.
  2. Việc tổ chức phân quyền người lập lệnh, người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh tại các thành viên, đơn vị thành viên do người có thẩm quyền của đơn vị quy định, đảm bảo nguyên tắc người lập lệnh độc lập với người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh.
  3. Ngân hàng Nhà nước cấp phát chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối (chứng thư kết nối) giữa phần mềm cài đặt tại các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên với Trung tâm Xử lý Quốc gia.

4. Việc cấp phát, quản lý, sử dụng chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 06/2024)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 05/2024

1.1. Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2024/TT-NHNN ban hành ngày 15/05/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số17/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số02/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

Một sốnội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về giải thích từ ngữ “Môi giới tiền tệ”.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN

…2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi môi giới tiền tệ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN

…3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Phạm vi môi giới tiền tệ

Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ cho khách hàng để thực hiện các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.””

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 03/2024)

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 03/2024

1.1. Thông tư số 24/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình, cung cấp thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng

    • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 24/2023/TT-NHNN ban hành ngày 29/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình, cung cấp thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 24/2023/TT-NHNN”).

    • Ngày có hiệu lực: 01/03/2024.

Nội dung cần lưu ý: Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm, phụ lục của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 24/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm, phụ lục của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 7 như sau:

“b) Họ và tên; chức danh và đơn vị công tác hiện tại; số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân (đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam), số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp (đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam) của Tổng giám đốc (Giám đốc) dự kiến được bổ nhiệm;”.2. Thay thế Phụ lục số 01Phụ lục số 02 bằng Phụ lục số 16Phụ lục số 17 ban hành kèm theo Thông tư này.”

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 02/2024)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/02/2024

1.1. Thông tư số 17/2023/TT-NHNN quy định về kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2023/TT-NHNN ban hành ngày 25/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 08/02/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc kiểm tra.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-NHNN quy định:Điều 5. Nguyên tắc kiểm tra

  1. Việc kiểm tra được thực hiện đúng thẩm quyền và trên cơ sở quy định pháp luật.
  2. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất.
  3. Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ, kịp thời, phối hợp hiệu quả.
  4. Bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp về nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra giữa hoạt động kiểm tra của các đơn vị kiểm tra, giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động thanh tra.

Khi tiến hành hoạt động kiểm tra, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động thanh tra thì thực hiện hoạt động thanh tra; nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động kiểm tra, thủ trưởng các đơn vị kiểm tra thống nhất để thực hiện một cuộc kiểm tra.”

  • Hai là, quy định về đối tượng kiểm tra của đơn vị kiểm tra.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 17/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Đối tượng kiểm tra của đơn vị kiểm tra

  1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra, gồm:
    a) Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;c) Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;d) Đối tượng kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nếu thấy cần thiết.
  2. Đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
  3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, gồm:a) Quỹ tín dụng nhân dân;b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;c) Chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng;d) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;đ) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.
  1. Các đơn vị hành chính khác thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra việc chấp hành chính sách, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước của đơn vị đó đối với đối tượng kiểm tra, gồm:a) Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;c) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.
  2. Trường hợp cần thiết, các đơn vị kiểm tra thực hiện kiểm tra đối với đối tượng kiểm tra khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.”
CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 01/2024)

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 12/2023

1. Thông tư số 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 15/2023/TT-NHNN ban hành ngày 05/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 15/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2025.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Điều 16 Thông tư số 15/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng

  1. Thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu tạo lập dữ liệu, kiểm soát dữ liệu cung cấp cho CIC; ban hành các quy định nội bộ và quản lý hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng trong toàn hệ thống.
  2. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng theo hợp đồng ký kết với CIC.
  3. Cử cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ thông tin tín dụng do CIC tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
  4. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với CIC và quy định liên quan của pháp luật.”

2. Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ban hành ngày 18/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt là “Quyết định số 2345/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về việc triển khai áp dụng các biện pháp xác thực trong thanh toán trực tuyến trên Internet.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 2345/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán căn cứ phân loại giao dịch tại Phụ lục 01 đính kèm, triển khai áp dụng các biện pháp xác thực trong thanh toán trực tuyến trên Internet (Internet Banking, Mobile Banking) như sau:

STT Giao dịch1 Biện pháp xác thực2 tối thiểu
Khách hàng cá nhân Khách hàng tổ chức
1 Giao dịch loại A – Tên đăng nhập, mật khẩu hoặc mã PIN (trường hợp đã xác thực tại bước đăng nhập thì không bắt buộc phải xác thực tại bước thực hiện giao dịch). – Tên đăng nhập, mật khẩu hoặc mã PIN (trường hợp đã xác thực tại bước đăng nhập thì không bắt buộc phải xác thực tại bước thực hiện giao dịch).
2 Giao dịch loại B

– OTP gửi qua phương thức SMS hoặc Voice hoặc Email.

– Hoặc Thẻ ma trận OTP.

– Hoặc Soft OTP/ Token OTP loại cơ bản.

– Hoặc biện pháp xác thực qua hai kênh.

– Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng gắn liền với thiết bị cầm tay thông minh3.

– Hoặc Soft OTP/Token OTP loại nâng cao.

– Hoặc theo chuẩn FIDO.

– Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn.

– OTP gửi qua phương thức SMS hoặc Voice hoặc Email.

– Hoặc Thẻ ma trận OTP.

– Hoặc Token OTP loại cơ bản, không có chức năng xác thực người dùng sử dụng Token.

– Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của người đại diện hợp pháp, người phụ trách kế toán (nếu có) của khách hàng gắn liền với thiết bị cầm tay thông minh3.

3 Giao dịch loại C

– Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng: (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) của khách hàng do cơ quan Công an cấp4; (ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập5.

– Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu (CSDL) sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra6, khuyến khích kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.

– Soft OTP/Token OTP loại cơ bản, có chức năng xác thực người dùng sử dụng phần mềm, Token.

– Hoặc biện pháp xác thực qua hai kênh.

4 Giao dịch loại D

Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng: (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chíp của thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp4; (ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; (iii) hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong CSDL sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra6, kết hợp một trong các biện pháp xác thực sau:

– Soft OTP/Token OTP loại nâng cao.

– Hoặc theo chuẩn FIDO.

– Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn.

– Soft OTP/Token OTP loại nâng cao.

– Hoặc theo chuẩn FIDO.

– Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn.

Ghi chú:

– Biện pháp xác thực giao dịch loại D có thể xác thực giao dịch loại A, B, C.

– Biện pháp xác thực giao dịch loại C có thể xác thực giao dịch loại A, B.

– Biện pháp xác thực giao dịch loại B có thể xác thực giao dịch loại A.

– Trường hợp các đơn vị sử dụng các biện pháp xác thực khác các loại trên thì báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Công nghệ thông tin) trước khi áp dụng tối thiểu 03 tháng.”

3. Thông tư số 17/2023/TT-NHNN quy định về kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2023/TT-NHNN ban hành ngày 25/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 08/02/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc kiểm tra.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 5. Nguyên tắc kiểm tra

  1. Việc kiểm tra được thực hiện đúng thẩm quyền và trên cơ sở quy định pháp luật.
  2. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất.
  3. Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ, kịp thời, phối hợp hiệu quả.
  4. Bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp về nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra giữa hoạt động kiểm tra của các đơn vị kiểm tra, giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động thanh tra.

Khi tiến hành hoạt động kiểm tra, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động thanh tra thì thực hiện hoạt động thanh tra; nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động kiểm tra, thủ trưởng các đơn vị kiểm tra thống nhất để thực hiện một cuộc kiểm tra.”

  • Hai là, quy định về đối tượng kiểm tra của đơn vị kiểm tra.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 17/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Đối tượng kiểm tra của đơn vị kiểm tra

  1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra, gồm:a) Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;c) Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;d) Đối tượng kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nếu thấy cần thiết.
  2. Đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
  3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, gồm:a) Quỹ tín dụng nhân dân;b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;c) Chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng;d) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;đ) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.
  1. Các đơn vị hành chính khác thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra việc chấp hành chính sách, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước của đơn vị đó đối với đối tượng kiểm tra, gồm:a) Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;c) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.

5. Trường hợp cần thiết, các đơn vị kiểm tra thực hiện kiểm tra đối với đối tượng kiểm tra khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.”

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2023)

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 11/2023

1. Thông tư số 20/VBHN-NHNN quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 20/VBHN-NHNN ban hành ngày 10/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
  • Ngày hợp nhất: 10/11/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất các thông tư sau đây: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 17/2018/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 28/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 25/2019/TT-NHNN ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 28/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và Thông tư số 13/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Thông tư số 21/VBHN-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 21/VBHN-NHNN ban hành ngày 10/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Ngày hợp nhất: 10/11/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất các thông tư sau đây: Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 06/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 13/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Thông tư số 14/2023/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 14/2023/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 14/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ.

Cụ thể, Điều 34 Thông tư số 14/2023/TT-NHNN quy định:Điều 4. Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ

1. Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

c) Có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;

d) Xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải có các quy định nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó phải đảm bảo:

a) Phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành quy định về tổ chức, quản trị và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu; Ban kiểm soát ban hành quy định nội bộ của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành các quy chế, quy trình, thủ tục tác nghiệp (sau đây gọi là quy trình nội bộ);

c) Được đánh giá định kỳ theo quy định tại Thông tư này và quy định của tổ chức tín dụng phi ngân hàng về tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật và sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết).

3. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:

a) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro; Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh; Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;

b) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện: Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 16 Thông tư này; Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 18 Thông tư này;

c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.

4. Ý kiến thảo luận và kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự phải được lập thành biên bản, trong đó nêu rõ ý kiến thống nhất, không thống nhất của từng thành viên.

5. Việc đánh giá độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”