Thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2020

Trong những năm gần đây, giao dịch mua bán & sáp nhập doanh nghiệp – Merger & Acquisition (M&A) đã dần trở nên phổ biến trong đời sống kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, với tình hình kinh tế khó khăn những năm qua, việc M&A càng trở nên ưu tiên trong chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài và đồng thời cũng là hướng đi đúng của doanh nghiệp trong nước nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Nhận thấy được thực trạng đó, Công ty Luật QNT đã phát hành Bản tin pháp lý này nhằm hỗ trợ Khách hàng nắm bắt kịp thời những vấn đề pháp lý cơ bản về M&A[1].

1. M&A là gì?

Theo cách hiểu phổ biến thông thường:

  • Sáp nhập (Merger): là việc hai công ty, thường là có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp mới với tên gọi mới (hai cái tên cũ sẽ không còn tồn tại). Cổ phiếu cũ của hai công ty sẽ không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu thay thế.
  • Thâu tóm, mua lại (Acquisition): là việc một công ty chiếm lĩnh hoàn toàn một công ty khác và đóng vai trò người chủ sở hữu mới thì được gọi là mua lại. Trên góc độ pháp lý, công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty tiến hành mua lại “nuốt” trọn hoạt động kinh doanh của công ty kia, tuy nhiên cổ phiếu của công ty đi mua lại vẫn được giao dịch bình thường.

Ở Việt Nam, giao dịch M&A được điều chỉnh trước hết bởi các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán và cạnh tranh. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể giao dịch M&A có thể chịu sự điều chỉnh từ các cam kết của Việt Nam trong WTO, các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan như: sở hữu trí tuệ, đất đai, tài chính – ngân hàng, quản lý ngoại hối,…

Về cơ bản, giao dịch M&A được thực hiện dưới những hình thức sau đây:

  • Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại[2].
  • Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập[3].
  • Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất[4].
  • Bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: là việc bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp 100% vốn của công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; bán đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên theo quy định của Nghị định 128/2014/NĐ-CP.
  • Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp: thông qua việc góp vốn để tăng vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.
  • Mua lại vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành: là việc mua lại vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên/cổ đông hiện hữu theo Luật Doanh nghiệp.

Trong đó, hình thức cho góp vốn vào công ty và bán phần vốn góp/cổ phần của công ty là hình thức giao dịch M&A phổ biến nhất tại Việt Nam. Một số giao dịch có thể kết hợp nhiều hình thức, cũng như có thể kết hợp với việc cho vay chuyển đổi hay mua trái phiếu chuyển đổi.

2. Một số giới hạn pháp lý 

1.1. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài được giới hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam và Biểu cam kết dịch vụ WTO, khái quát như sau:

  • Trên thị trường chứng khoán Việt Nam[5]:
  1. Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế;
  2. Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật liên quan có quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó;
  3. Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định về sở hữu nước ngoài tại danh mục. Trường hợp ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại danh mục không quy định cụ thể điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vốn điều lệ;
  4. Công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm (i), (ii) và (iii) nêu trên, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế.
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành: tỷ lệ sở hữu áp dụng theo quy định pháp luật chuyên ngành. Chẳng hạn trong lĩnh vực ngân hàng, theo Biểu cam kết dịch vụ WTO và pháp luật về các tổ chức tín dụng quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam[6].

Về nguyên tắc, không thuộc các trường hợp hạn chế, thì các tổ chức là pháp nhân (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và mọi cá nhân (không phân biệt quốc tịch) đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.

1.2. Luật cạnh tranh trong giao dịch M&A

Theo quy định của Luật cạnh tranh số 23/2018/QH14, hành vi Tập trung kinh tế của doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và hành vi khác theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn như:

  • Tập trung kinh tế bị cấm: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:
  1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định về ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;…

 

[1] Khoản 1 Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

[2] Khoản 5 Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP

_______________________________________________________________

[1] Tài liệu này được biên soạn phù hợp tại thời điểm ngày 01/01/2021

[2] Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

[3] Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

[4] Khoản 3 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

 

 

 

Khung pháp lý M&A tại Việt Nam

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, giao dịch mua bán & sáp nhập doanh nghiệp – Merger & Acquisition (M&A) đã dần trở nên phổ biến trong đời sống kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, với tình hình kinh tế khó khăn những năm qua, việc M&A càng trở nên ưu tiên trong chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài và đồng thời cũng là hướng đi đúng của doanh nghiệp trong nước nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Nhận thấy được thực trạng đó, Công ty Luật QNT đã phát hành Bản tin pháp lý này nhằm hỗ trợ Khách hàng nắm bắt kịp thời những vấn đề pháp lý cơ bản về M&A[1], cụ thể bao gồm:

1. M&A là gì?

Theo cách hiểu phổ biến thông thường:

  • Sáp nhập (Merger): là việc hai công ty, thường là có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp mới với tên gọi mới (hai cái tên cũ sẽ không còn tồn tại). Cổ phiếu cũ của hai công ty sẽ không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu thay thế.
  • Thâu tóm, mua lại (Acquisition): là việc một công ty chiếm lĩnh hoàn toàn một công ty khác và đóng vai trò người chủ sở hữu mới thì được gọi là mua lại. Trên góc độ pháp lý, công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty tiến hành mua lại “nuốt” trọn hoạt động kinh doanh của công ty kia, tuy nhiên cổ phiếu của công ty đi mua lại vẫn được giao dịch bình thường.

Ở Việt Nam, giao dịch M&A được điều chỉnh trước hết bởi các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán và cạnh tranh. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể giao dịch M&A có thể chịu sự điều chỉnh từ các cam kết của Việt Nam trong WTO, các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan như: sở hữu trí tuệ, đất đai, tài chính – ngân hàng, quản lý ngoại hối,…

Về cơ bản, giao dịch M&A được thực hiện dưới những hình thức sau đây:

  • Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại[2].
  • Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập[3].
  • Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất[4].
  • Bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: là việc bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp 100% vốn của công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; bán đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên theo quy định của Nghị định 128/2014/NĐ-CP.
  • Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp: thông qua việc góp vốn để tăng vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.
  • Mua lại vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành: là việc mua lại vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên/cổ đông hiện hữu theo Luật Doanh nghiệp.

Trong đó, hình thức cho góp vốn vào công ty và bán phần vốn góp/cổ phần của công ty là hình thức giao dịch M&A phổ biến nhất tại Việt Nam. Một số giao dịch có thể kết hợp nhiều hình thức, cũng như có thể kết hợp với việc cho vay chuyển đổi hay mua trái phiếu chuyển đổi.

M&A

2. Một số giới hạn pháp lý 

2.1. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài được giới hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam và Biểu cam kết dịch vụ WTO, khái quát như sau:

  • Trên thị trường chứng khoán Việt Nam[5]:

    • Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế;

    • Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật liên quan có quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó;

    • Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định về sở hữu nước ngoài tại danh mục. Trường hợp ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại danh mục không quy định cụ thể điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vốn điều lệ;

    • Công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm (i), (ii) và (iii) nêu trên, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế.

    • Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành: tỷ lệ sở hữu áp dụng theo quy định pháp luật chuyên ngành. Chẳng hạn trong lĩnh vực ngân hàng, theo Biểu cam kết dịch vụ WTO và pháp luật về các tổ chức tín dụng quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam[6].

    Về nguyên tắc, không thuộc các trường hợp hạn chế, thì các tổ chức là pháp nhân (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và mọi cá nhân (không phân biệt quốc tịch) đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.

    1.2. Luật cạnh tranh trong giao dịch M&A

    Theo quy định của Luật cạnh tranh số 23/2018/QH14, hành vi Tập trung kinh tế của doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và hành vi khác theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn như:

    • Tập trung kinh tế bị cấm: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

    • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:

      • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định về ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

      • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;…

      Ngoài ra, dưới góc độ pháp lý, các bên khi tiến hành giao dịch M&A có thể phải quan tâm đến các quy định của pháp luật đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, tài chính – ngân hàng,…

      3. Thuế trong giao dịch M&A

      Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc chuyển nhượng vốn/chứng khoán trong giao dịch M&A có thể là đối tượng chịu thuế, khái quát như sau:

      • Đối với Thuế giá trị gia tăng (VAT): theo quy định tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP đối với chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
      • Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT): theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn/chứng khoán của doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
      • Đối với Thuế thu nhập cá nhân (PIT): theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm chuyển nhượng phần vốn góp, chứng khoán và chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác) là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.

      ________________________________________________

      [1] Tài liệu này được biên soạn phù hợp tại thời điểm ngày 01/01/2021

      [2] Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

      [3] Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

      [4] Khoản 3 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

      [5] Khoản 1 Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

      [6] Khoản 5 Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP

      ________________________________________________

      @ Copyright 2012 – Công ty Luật QNT – Bản tin pháp lý: Một số vấn đề cần biết về Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (phiên bản 4.0 năm 2021)

       

      Thông tin pháp lý về Đầu tư tại Việt Nam

      THÔNG TIN PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

        1.   Chính sách và sự bảo đảm về đầu tư

        1.1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

        Theo Luật Đầu tư, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

        Hơn nữa, việc chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài được bảo đảm. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây: (i) vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; (ii) thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; và (iii) tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

        1.2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

        Theo Luật Đầu tư, nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

        Hơn nữa, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

        Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án (ngoại trừ thay đổi vì lý do  quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường).

        2. Ngành nghề kinh doanh 

        Cấm kinh doanh: Tại Việt Nam, nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà Luật Đầu tư không cấm. Một số hoạt động kinh doanh cấm đầu tư  đối với cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, như: kinh doanh ma túy, mại dâm, mua bán người hoặc các bộ phận của cơ thể người và một số  ngành nghề cụ thể khác.

        Kinh doanh có điều kiện: Ngoài ra, một số hoạt động kinh doanh trong đó nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ, như: kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, casino, dịch vụ Logistics, khoáng sản, dịch vụ việc làm, bất động sản, viễn thông, và một số ngành nghề cụ thể khác.

        Kinh doanh được ưu đãi: Ngược lại, Nhà nước Việt Nam cũng khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong các lĩnh vực ưu đãi và các khu vực địa lý, như:

        • Ngành nghề ưu đãi đầu tư: hoạt động công nghệ cao, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, sản phẩm điện tử, một số sản phẩm công nghiệp, ô tô, sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, và một số ngành nghề cụ thể khác.
        • Địa bàn ưu đãi đầu tư và quy mô: Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên, Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khan, Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, và một số ngành nghề cụ thể khác.

        3. Hình thức đầu tư 

        Luật Đầu tư quy định một số hình thức đầu tư tại Việt Nam, cụ thể:

        • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
        • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
        • Đầu tư theo hình thức Hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP); và
        • Ðầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC).

        Chúng tôi lưu ý rằng, để đầu tư thành lập một tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp), nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư.

        Ngoài ra, khi pháp nhân nước ngoài không muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ muốn có sự hiện diện kinh doanh tại Việt Nam, thì họ có thể thiết lập chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam.

        4. Loại hình doanh nghiệp

        Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm các loại hình doanh nghiệp cơ bản sau đây:

        • DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
        • CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
        • CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN là doanh nghiệp được sở hữu bởi các thành viên có thể là tổ chức và/hoặc cá nhân (thành viên công ty với số lượng không vượt quá 50). Thành viên này chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số “vốn đã góp”. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
        • CÔNG TY CỔ PHẦN là doanh nghiệp nghiệp được sở hữu bởi các cổ đông có thể là tổ chức và/hoặc cá nhân (cổ đông công ty với số lượng cổ đông tối thiểu là 03). Cổ đông này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số “vốn đã góp”. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

        Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Để hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện pháp lý và được cấp Giấy phép (phụ) tương ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

          ________________________________________________

          @ Copyright 2015 – Công ty Luật QNT – Bài viết được viết trong và tuân theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.