Điều cần biết Thời gian hiệu lực của Thỏa thuận bảo mật

Điều cần biết Thời gian hiệu lực của Thỏa thuận bảo mật

ĐIỀU CẦN BIẾT

THỜI GIAN HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN BẢO MẬT

Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) thường không phải là hợp đồng chính, nhưng thời gian hiệu lực của nó lại có thể không trùng với hợp đồng chính, không giống như các thỏa thuận đi kèm khác. Về cơ bản, thời gian hiệu lực NDA chính là thời hạn mà Bên nhận có nghĩa vụ bảo mật thông tin mật theo mong muốn của Bên cung cấp.

Thời gian hiệu lực này nên quy định như thế nào?

  • Có lợi cho Bên cung cấp: Hiệu lực này nên theo hướng “vô hạn, nghĩa là kể cả khi Hợp đồng chính chấm dứt và/hoặc giao dịch kết thúc, thì Bên nhận vẫn phải bảo mật thông tin mật.

Ví dụ: Thỏa thuận bảo mật này có hiệu lực kể từ thời điểm Bên Nhận có được Thông Tin Mật đầu tiên, kéo dài liên tục và mãi mãi (kể cả khi Hợp Đồng Chính và/hoặc Giao Dịch bị chấm dứt, hủy bỏ hay vô hiệu).

  • Có lợi cho Bên Nhận: Hiệu lực này nên theo hướng thu hẹp, nghĩa là khi Hợp đồng chính chấm dứt, thì Bên nhận không còn phải bảo mật thông tin mật.

Ví dụ: Thỏa thuận bảo mật này có hiệu lực kể từ thời điểm được ký kết bời Các Bên, kéo dài liên tục và chấm dứt cùng thời điểm chấm dứt của Hợp Đồng Chính.

  • Cân bằng cho Các Bên: Hiệu lực này nên theo hướng “xác định”, nghĩa là sau một thời gian nhất định (khi đó thông tin mật bị tiết lộ cũng không nguy hại cho Bên cung cấp) thì NDA chấm dứt và Bên nhận không còn phải bảo mật thông tin mật.

Ví dụ: Thỏa thuận bảo mật này có hiệu lực kể từ thời điểm Bên Nhận có được Thông Tin Mật đầu tiên, kéo dài liên tục và chấm dứt sau [36 tháng] kể từ thời điểm chấm dứt của Hợp Đồng Chính.

(Trường hợp có thông tin mật đặc biệt cần bảo vệ mãi mãi, thì nên bổ sung “quy định ngoại lệ”)

Lưu ý: Thực tế nhận thấy, nhiều NDA quy định “…nghĩa vụ bảo mật Thông Tin Mật vẫn tiếp tục có hiệu lực sau khi NDA này chấm dứt”, điều này có thể khiến hiệu lực thi hành bị ảnh hưởng, như câu hỏi đặt ra: NDA chấm dứt thì điều khoản về trách nhiệm của Bên Nhận khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật còn hiệu lực hay không?

Điều cần biết Giá trị pháp lý chữ ký số

Điều cần biết Giá trị pháp lý chữ ký số

ĐIỀU CẦN BIẾT

GIÁ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ SỐ

1. Chữ ký số là gì? Chữ ký số (CKS) là một dạng chữ ký điện tử của cá nhân hoặc tổ chức. CKS có thể được cung cấp bởi đơn vị chính thức (cung cấp dịch vụ chứng thực CKS theo quy định pháp luật Việt Nam, như: VNPT, Viettel, FIS CORP,…) hoặc không chính thức (chưa được cấp phép bởi Chính phủ Việt Nam).

2. CKS có làm vô hiệu giao dịch dân sự?

Giao dịch được ký bằng CKS có giá trị pháp lý như được ký trực tiếp[i], khi CKS đáp ứng điều kiện an toàn theo quy định pháp luật (hiệu lực, khoá bí mật, khoá công khai, kiểm soát khoá bí mật của người ký,…). Nói cách khác, ký bằng CKS đáp ứng điều kiện pháp lý sẽ không làm giao dịch vô hiệu.

Lưu ý, theo pháp luật Việt Nam[ii], giao dịch bị xem là vô hiệu khi chủ thể xác lập giao dịch không có năng lực (pháp luật dân sự, hành vi dân sự). Nói đơn giản, là cần kiểm chứng CKS có thực sự là của người đại diện của đối tác và nó hợp pháp không?

Chúng tôi nghĩ rằng, việc dùng CKS được cung cấp bởi đơn vị chính thức sẽ thuận lợi trong việc kiểm chứng này, cũng như khi yêu cầu chứng thư làm bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp về vấn đề này (sử dụng CKS không chính thức, kể cả do đơn vị nổi tiếng thế giới cung cấp, nhưng lại sẽ khó khăn trong việc chứng minh này).

3. CKS cá nhân người của Công ty có rủi ro pháp lý cho giao dịch không?

Nếu giao dịch được ký bng CKS hợp pháp của Công ty, thì nó cơ bản là có hiệu lực, khả năng vô hiệu sẽ rất thấp.

Nếu giao dịch được ký bằng CKS cá nhân (dù là người của Công ty, người đại diện hợp pháp, thậm chí có đóng dấu Công ty), thì nó vẫn có thể bị tranh chấp về hiệu lực dẫn đến giao dịch bị vô hiệu. Bởi khi đó, kết luận thế nào sẽ tùy thuộc vào chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của CKS như đã đề cập ở trên.

 

[i] Điều 8, 9 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP

[ii] Điều 122, 117 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13

Điều cần biết Thời gian hiệu lực của Thỏa thuận bảo mật

Điều cần biết Định nghĩa Thông tin mật trong Thỏa thuận bảo mật

Điều cần biết Định nghĩa Thông tin mật trong Thỏa thuận bảo mật

Định nghĩa Thông tin mật (TTM) có quan trọng không? Định nghĩa TTM là nội dung cần biết đầu tiên trong Thỏa thuận Bảo mật thông tin. Nó giúp bạn xác định đối tượng của quyền và nghĩa vụ – giúp trả lời câu hỏi thông tin nào phải bảo mật, thông tin nào không.

TTM nên định nghĩa thế nào?

    • Có lợi cho Bên Cung Cấp: TTM nên được hiểu theo hướng mở rộng, nghĩa là mọi thông tin mà Bên Nhận nhận được và có được phát sinh từ và/hoặc liên quan đến giao dịch giữa các Bên.

Ví dụ: TTM nghĩa là bất kỳ và tất cả thông tin mà Bên Nhận (i) nhận được từ Bên Cung Cấp hoặc Bên Thứ Ba; và/hoặc (ii) có được trong quá trình Giao Dịch mà phát sinh từ và/hoặc liên quan đến Giao Dịch giữa Các Bên tại bất kỳ thời điểm nào (trước, trong và sau khi chấm dứt Giao Dịch) dưới hình thức lời nói, văn bản, dữ liệu số hoặc bất kỳ hình thức giao nhận thông tin nào khác (hữu hình hoặc vô hình).

    • Có lợi cho Bên Nhận: TTM nên được hiểu theo hướng thu hẹp, nghĩa là chỉ những bí mật kinh doanh hoặc thông tin đã được các Bên cùng xác nhận là mật.

Ví dụ: TTM nghĩa là (các) bí mật kinh doanh và thông tin thuộc sở hữu của Bên Cung Cấp đã được Các Bên cùng xác nhận là mật, mà Bên Cung Cấp giao cho Bên Nhận trong thời gian thực hiện và có hiệu lực của Giao Dịch.

    • Cân bằng cho Các Bên: TTM nên được hiểu theo hướng nó được Bên Cung Cấp toàn quyền xác định và thông báo cho Bên Nhận biết là mật.

Ví dụ: TTM nghĩa là bất kỳ và tất cả thông tin mà Bên Nhận (i) nhận được từ Bên Cung Cấp và/hoặc có được trong quá trình Giao Dịch; và (ii) đã được Bên Cung Cấp xác định và thông báo cho Bên Nhận biết là mật, phát sinh từ và/hoặc liên quan đến Giao Dịch giữa Các Bên dưới hình thức lời nói, văn bản, dữ liệu số hoặc bất kỳ hình thức giao nhận thông tin nào khác (hữu hình hoặc vô hình).