1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/03/2020

1.1. Thông tư số 26/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 26/2019/TT-NHNN ban hành ngày 23/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNNngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 26/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng được cấp mã BIN[1].

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 26/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Đối tượng được cấp mã BIN

Đối tượng được cấp mã BIN là các tổ chức được phát hành thẻ theo quy định của pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục cấp mã BIN.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2. Điều 6được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Thủ tục cấp mã BIN

  1. Khi có nhu cầu được cấp mã BIN, tổ chức phát hành thẻ phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán) hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đơn đề nghị cấp mã BIN theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này.

  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp mã BIN hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định cấp mã BIN cho tổ chức phát hành thẻ và thông báo bằng văn bản hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho tổ chức phát hành thẻ.

  3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp 01 mã BIN duy nhất cho mỗi tổ chức phát hành thẻ thuộc đối tượng được cấp mã BIN.””

1.2. Thông tư số 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 30/2019/TT-NHNN ban hành ngày 27/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 30/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 30/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 3. Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc

  1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

  2. Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.

  3. Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.”

  • Hai là, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 30/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc

1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng

a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định tại điểm b Khoản này;

b) Đối với tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.”

1.3. Thông tư số 37/2019/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 37/2019/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm (sau đây viết tắt là “Thông tư số 37/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 02/03/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 37/2019/TT-NHNN quy định: Điều 4. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng

Hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm gồm một hoặc một số các hoạt động sau đây:

1. Giới thiệu khách hàng:

Tổ chức tín dụng giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chào bán bảo hiểm.

2. Chào bán bảo hiểm:

Tổ chức tín dụng chào bán trực tiếp, giải thích điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm; hoặc chào bán bảo hiểm thông qua các phương thức điện tử, bảo hiểm trực tuyến hoặc các phương thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm:

Tổ chức tín dụng hướng dẫn, hỗ trợ cho khách hàng lập hợp đồng bảo hiểm, tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm và quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

4. Thu phí bảo hiểm:

Tổ chức tín dụng thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm.

5. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:

Tổ chức tín dụng hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng về thủ tục yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm, nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm để thẩm định, ra quyết định bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Trường hợp được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền, tổ chức tín dụng bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng.

6. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.”

  • Hai là, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 37/2019/TT-NNNN quy định: “Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm

1. Tổ chức tín dụng có các quyền của đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

2. Tổ chức tín dụng có các nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng;

b) Quản lý, lưu trữ danh sách các nhân viên trong tổ chức tín dụng trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;

c) Cung cấp đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp bảo hiểm thông tin về các khoản phí bảo hiểm thu được, các khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;

d) Thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm thu được cho doanh nghiệp bảo hiểm sau khi trừ đi hoa hồng đại lý bảo hiểm, các khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;

đ) Cung cấp đầy đủ, chính xác và đối chiếu với doanh nghiệp bảo hiểm về các thông tin cần thiết từ khách hàng mà tổ chức tín dụng có nghĩa vụ thu thập theo quy định tại Điều 7 Thông tư này (Thông tư số 37/2019/TT-NHNN).”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 02/2020

Quyết định số 206/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung lĩnh vực hoạt động thanh toán, lĩnh vực hoạt động khác thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 206/QĐ-NHNN ban hành ngày 10/02/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung lĩnh vực hoạt động thanh toán, lĩnh vực hoạt động khác thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 206/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 10/02/2020

Nội dung có thể lưu ý: quy định về thủ tục đề nghị cấp mã tổ chức phát hành thẻ.

Cụ thể, tiểu mục 1 Mục A Phần II ban hành kèm theo Quyết định số 206/QĐ-NHNN quy định:

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2. Thủ tục đề nghị cấp mã tổ chức phát hành thẻ

– Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Khi có nhu cầu được cấp mã BIN, Tổ chức phát hành thẻ gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán) đơn đề nghị cấp mã BIN theo Mu số 01;

– Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp mã BIN hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định cấp mã BIN cho tổ chức phát hành thẻ và thông báo bằng văn bản hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho tổ chức phát hành thẻ.

– Cách thức thực hiện:

+ Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa)

+ Qua đường bưu điện (dịch vụ bưu chính)

+ Qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị cấp mã tổ chức phát hành thẻ.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

– Thi hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức phát hành thẻ.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán).

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

– Lệ phí: 0 đồng

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu s 01.

– Yêu cầu, điều kiện: Không.

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng.

– Thông tư số 26/2019/TT-NHNN ngày 23/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 của Thống đốc NHNN.

 Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày …. tháng …. năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH THẺ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)

– Căn cứ Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng/ Giấy phép hoạt động ngân hàng số ……… ngày …… tháng …… năm ……;

– Căn cứ Quyết định s 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức thẻ ngân hàng (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư ……… ngày … tháng … năm … của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xét cấp mã tổ chức phát hành thẻ (mã BIN) cho tổ chức phát hành thẻ:

  1. Tên tổ chức phát hành thẻ:

  2. Địa điểm đặt Trụ sở chính:

  3. Thời gian dự kiến đưa mã BIN vào sử dụng:

  4. Tóm tắt mục đích sử dụng mã BIN gắn với sản phẩm thẻ cụ thể:

Sau khi được cấp mã BIN, chúng tôi cam kết đưa mã BIN vào sử dụng trong thời hạn quy định, đúng mục đích sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế về cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ gửi kèm đơn này.

 

 

Người đại diện hợp pháp của Tổ chức phát hành thẻ
(ký ghi rõ họ tên, chc vụ và đóng dấu)””

[1] Mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng