CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 11/2024)

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 11/2024)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 11/2024

1.1.      Thông tư số 46/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 46/2024/TT-NHNN ban hành ngày 30/09/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 46/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 20/11/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 46/2024/TT-NHNN quy định: Điều 3. Lãi suất

  1. Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ đối với:a) Tiền gửi của tổ chức.b) Tiền gửi của cá nhân.
  2. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ quy định tại Thông tư này bao gồm các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
  3. Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật.”

1.2.      Thông tư số 47/2024/TT-NHNN sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 47/2024/TT-NHNN ban hành ngày 30/09/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 47/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 20/11/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi quy định về hình thức tiền gửi rút trước hạn.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 47/2024/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN[1] như sau:

“3. Chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành.””

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 10/2024

2.1.      Thông tư số 49/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 49/2024/TT-NHNN ban hành ngày 25/10/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 49/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 10/12/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 49/2024/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN

  1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 13như sau:

“Điều 13. Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

  1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư khi:a) Chủ đầu tư đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 11 Thông tưnày (trừ trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho chủ đầu tư trên cơ sở bảo lãnh đối ứng);b) Chủ đầu tư đã nhận được văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh trả lời cho chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

  1. Số tiền bảo lãnh cho từng bên mua tối đa bằng tổng số tiền chủ đầu tư được phép nhận ứng trước của bên mua theo quy định tại Điều 25 Luật Kinh doanh bất động sảnvà các khoản tiền khác (nếu có) theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở.

…””

[1] Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN: Điều 3. Hình thức tiền gửi rút trước hạn

  1. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. 2. Tiền gửi có kỳ hạn. 3. Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành. 4. Các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.”

 

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 11/2024)

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 08&09/2024)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 08&09/2024

1.1.      Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2024/TT-NHNN ban hành ngày 25/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định: Điều 8. Cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia

  1. Chữ ký điện tử được chia làm 3 loại:a) Chữ ký điện tử của người lập lệnh;b) Chữ ký điện tử của người kiểm soát lệnh;c) Chữ ký điện tử của người duyệt lệnh.
  2. Việc tổ chức phân quyền người lập lệnh, người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh tại các thành viên, đơn vị thành viên do người có thẩm quyền của đơn vị quy định, đảm bảo nguyên tắc người lập lệnh độc lập với người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh.
  3. Ngân hàng Nhà nước cấp phát chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối (chứng thư kết nối) giữa phần mềm cài đặt tại các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên với Trung tâm Xử lý Quốc gia.
  4. Việc cấp phát, quản lý, sử dụng chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

1.2.      Thông tư số 32/2024/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 32/2024/TT-NHNN ban hành ngày 30/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại (sau đây viết tắt là “Thông tư số 32/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về số lượng chi nhánh được thành lập.

Cụ thể, Điều 7, 8 Thông tư số 32/2024/TT-NHNN quy định:

Điều 7. Công thức xác định tổng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch được thành lập

1. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại được thành lập phải đảm bảo:

300 tỷ đồng x N1 + 100 tỷ đồng x M1 + 50 tỷ đồng x N2 + 20 tỷ đồng x M2 < C

Trong đó:

– C là giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 hoặc điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

– N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

– N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.

– M1 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

– M2 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.

  1. Việc xác định địa điểm của chi nhánh, phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập thuộc các khu vực quy định tại các điểm N1, N2, M1, M2 nêu tại khoản 1 Điều này được căn cứ vào khu vực địa giới hành chính tại thời điểm đề nghị và tại thời điểm chấp thuận.”

“Điều 8. Số lượng chi nhánh được thành lập

Ngoài đáp ứng yêu cầu về tổng số lượng chi nhánh quy định tại Điều 7 Thông tư này, ngân hàng thương mại phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

  1. Ngân hàng thương mại được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành thành phố Hà Nội hoặc nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động dưới 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị được thành lập không quá 03 chi nhánh và các chi nhánh này không được thành lập trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong một năm tài chính.
  3. Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị được thành lập không quá năm (05) chi nhánh và số chi nhánh tại vùng nông thôn chiếm ít nhất 50% tổng số chi nhánh được thành lập trong một năm tài chính.
  4. Ngoài số lượng quy định tại khoản 3 Điều này, ngân hàng thương mại đã hoàn tất thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh thì được thành lập tại các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác số chi nhánh tương ứng với số chi nhánh đã chấm dứt hoạt động.”

1.3.      Quyết định số 1640/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1640/QĐ-NHNN ban hành ngày 26/07/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1640/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Quyết định số 1640/QĐ-NHNN quy định:

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ LĨNH VỰC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định 1640/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

  1. Danh mục Thủ tục hành chính mới ban hành được thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
STT Số hồ sơ TTHC Tên TTHC Tên VBQPPL quy định Lĩnh vực Đơn vị thực hiện
1 Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài Thông tư số 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
  1. Danh mục Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước
STT Số hồ sơ TTHC Tên TTHC Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung Lĩnh vực Đơn vị thực hiện
A. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. 2.001399 Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
2. 2.001392 Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện thành lập phòng giao dịch của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
3. 1.003334 Thủ tục chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
4. 2.001380 Thủ tục chấp thuận thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
B. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh)
1. 1.000206 Thủ tục chấp thuận thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
2. 1.000394 Thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
3. 1.002167 Thủ tục chấp thuận cho ngân hàng thương mại tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
  1. Danh mục thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
STT TTHC thay thế TTHC được thay thế Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung Lĩnh vực Đơn vị thực hiện
Mã TTHC Tên TTHC Mã TTHC Tên TTHC
1 1.000194 Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 1.000194 Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm/xác nhận thay đổi địa chỉ (không phát sinh thay đổi địa điểm) đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
2 Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thông tư 32/2024/TT- NHNN Thành lập và hoạt động ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)

Điều cần biết Con chung của vợ chồng

Điều cần biết Con chung của vợ chồng

ĐIỀU CẦN BIẾT

CON CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

  • Xác định con chung của vợ chồng để làm gì? Việc xác định con chung của vợ chồng nhằm ghi nhận mối quan hệ cha, mẹ, con, từ đó làm căn cứ để giải quyết các vấn đề về quyền nuôi con khi ly hôn, thừa kế, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,…
  • Khi nào gọi là con chung của vợ chồng?[1]

Con sinh ra (kể cả sinh bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo) trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

  • Ngoại lệ thì sao?

Trường hợp cha và/hoặc mẹ không thừa nhận con thì nếu có chứng cứ (ví dụ như kết quả giám định AND) thì phải nộp đơn khởi kiện và phải được Tòa án xác định.[2]

Trường hợp cha và/hoặc mẹ đẻ muốn nhận con thì nếu có chứng cứ (ví dụ như kết quả giám định AND) thì nộp hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ tại UBND cấp xã[3] (hồ sơ và thủ tục chi tiết xem hướng dẫn tại Cổng dịch vụ công Quốc gia: Liên kết tại đây.   

Con chung cua vo chong

[1] Khoản 1 Điều 88, 93, 94 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13

[2] Khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13

[3] Điều 25 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13

      Điều cần biết Doanh nghiệp vay và cho vay tiền

      Điều cần biết Doanh nghiệp vay và cho vay tiền

      ĐIỀU CẦN BIẾT

      DOANH NGHIỆP VAY VÀ CHO VAY TIỀN

      • Doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được quyền vay vốn từ các nguồn nào? Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp (DN) được quyền chọn hình thức, phương thức huy động vốn[1] trên cơ sở cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên[2]. DN được quyền vay vốn từ các chủ thể sau đây: Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác, tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài[3].
      • Doanh nghiệp (không phải là tổ chức tín dụng) có được cho vay tiền không? DN có quyền sử dụng, định đoạt tài sản của mình[4] trên cơ sở cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên. Do đó, DN không phải là tổ chức tín dụng vẫn được cho cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài[5] khác vay tiền, tuy nhiên đó không phải là hoạt động thường xuyên, kinh doanh của doanh nghiệp.
      • Vay nước ngoài và cho nước ngoài vay

      Vay tiền từ cá nhân, tổ chức nước ngoài:

      Thủ tục[6]: Đối với khoản vay trung, dài hạn, DN phải thực hiện thủ tục đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, thủ tục tham khảo tại trang Cổng dịch vụ công Quốc gia: Liên kết tại đây.

      Lãi suất[7]: Do Bên đi vay, Bên cho vay và các bên liên quan thỏa thuận. Khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ quyết định và công bố mức trần chi phí vay nước ngoài (bao gồm lãi suất) trong từng thời kỳ.

      Cho vay đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài:

      Thủ tục[8]: DN thực hiện thủ tục chấp thuận Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay ra nước ngoài. Sau đó, DN thực hiện thủ tục đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối).

      Lãi suất[9]: Do Bên cho vay và Bên vay thoả thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (áp dụng đối với trường hợp Các Bên áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh thoả thuận cho vay).

      [1] Khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

      [2] Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13.

      [3] Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 219/2013/NĐ-CP.

      [4] Khoản 8 Điều 7 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.

      [5] Khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Ngoại hối số 07/VBHN-VPQH.

      [6] Điều 11 Thông tư số 12/2022/TT-NHNN.

      [7] Khoản 5 Điều 3, Điều 12 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN.

      [8] Khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Ngoại hối số 07/VBHN-VPQH và Điều 7, 8 Thông tư số 37/2013/TT-NHNN.

      [9] Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 37/2013/TT-NHNN; khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13.

          CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 11/2024)

          CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 07/2024)

          1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 07/2024

          1.1.      Thông tư số 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ban hành ngày 29/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 22/2023/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở.

          Cụ thể, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN

          …8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 Điều 9 như sau:

          “b) Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở theo Tỷ lệ bảo đảm (LTV) và Tỷ lệ thu nhập (DSC) như sau:

          (i) Đối với khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ:

          Các khoản cho vay thế chấp nhà ở LTV dưới 40% LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% LTVtừ 100% trở lên
          DSC từ 35% trở xuống 20% 25% 30% 35% 40% 45%
          DSC trên 35% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

          (ii) Đối với khoản cho vay không thuộc quy định tại điểm b(i) khoản 11 Điều này:

          Các khoản cho vay thế chấp nhà ở LTV dưới 40% LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% LTV từ 100% trở lên
          DSC từ 35% trở xuống 25% 30% 40% 50% 60% 80%
          DSC trên 35% 30% 40% 50% 70% 80% 100%

          ””

          1.2.      Thông tư số 07/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động đại lý thanh toán

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 07/2024/TT-NHNN ban hành ngày 21/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động đại lý thanh toán (sau đây viết tắt là “Thông tư số 07/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về các nội dung hoạt động đại lý thanh toán.

          Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 07/2024/TT-NHNN quy định:Điều 4. Các nội dung hoạt động đại lý thanh toán

          Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ sau:

          1. Nhận hồ sơ mở tài khoản thanh toán, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán.
          2. Nhận hồ sơ phát hành thẻ ngân hàng, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng.
          3. Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng, lập, ký, kiểm soát, xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng, chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, nhận tiền mặt từ khách hàng hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch:a) Nộp/rút tiền mặt vào/từ tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại bên giao đại lý;b) Nộp/rút tiền mặt vào/từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;c) Nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;d) Thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.
          4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng thì bên đại lý xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng và thực hiện chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, trừ trường hợp xảy ra sự cố hệ thống thông tin và/hoặc các điều kiện bất khả kháng khác không thể thực hiện được giao dịch của khách hàng.”

          1.3.      Thông tư số 09/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2024/TT-NHNN ban hành ngày 28/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 09/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về quản lý cấp tín dụng.

          Cụ thể, khoản 10 Điều 1 Thông tư số 09/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

          … 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

          “Điều 13. Quản lý cấp tín dụng

          1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quản lý hoạt động cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý khoản cấp tín dụng theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
          2. Việc cấp tín dụng đối với đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụngđược thực hiện như sau:a) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng, Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua các khoản cấp tín dụng cho người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc mức khác thấp hơn theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.b) Các trường hợp còn lại thực hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
          3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo cho:a) Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên các khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụngphát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên;b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, người quản lý, người điều hành khi phát sinh khoản cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;c) Ngân hàng Nhà nước về các khoản cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng.””

          1.4.      Thông tư số 12/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2024/TT-NHNN ban hành ngày 28/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 12/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về hồ sơ đề nghị vay vốn.

          Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

          …4. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

          “Điều 9. Hồ sơ đề nghị vay vốn

          1. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng:a) Thông tin, tài liệu, dữ liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 7Thông tư này và các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn;b) Thông tin về người có liên quan của khách hàng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

          Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với khách hàng.

          Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với khách hàng.

          1. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều này áp dụng trong trường hợp:a) Tại thời điểm đề nghị cho vay tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả mức dư nợ cho vay mà khách hàng đang đề nghị cho vay) lớn hơn hoặc bằng 0,1% vốn tự có của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó tại cuối ngày làm việc gần nhất;b) Tại thời điểm đề nghị cho vay tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, khách hàng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả mức dư nợ cho vay mà khách hàng đang đề nghị cho vay) lớn hơn hoặc bằng 0,5% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô đó tại cuối ngày làm việc gần nhất;c) Tại thời điểm đề nghị cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân, khách hàng có tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả mức dư nợ cho vay mà khách hàng đang đề nghị cho vay) lớn hơn hoặc bằng 1% vốn tự có của quỹ tín dụng nhân dân đó tại cuối ngày làm việc gần nhất;d) Trường hợp tổ chức tín dụng có vốn tự có âm, các tỷ lệ trên được áp dụng trên vốn điều lệ hoặc vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.”

          2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2024

          2.1.      Thông tư số 06/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 06/2024/TT-NHNN ban hành ngày 18/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNNngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn (sau đây viết tắt là “Thông tư số 06/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 18/06/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về thời hạn trả nợ.

          Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 06/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn

          1. Sửa đổikhoản 2 Điều 4như sau:

          “2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.

          1. Sửa đổikhoản 8 Điều 4như sau:

          “8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.”.”

          2.2.      Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2024/TT-NHNN ban hành ngày 25/06/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024.

          Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.

          Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 08/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia

          1. Chữ ký điện tử được chia làm 3 loại:a) Chữ ký điện tử của người lập lệnh;b) Chữ ký điện tử của người kiểm soát lệnh;c) Chữ ký điện tử của người duyệt lệnh.
          2. Việc tổ chức phân quyền người lập lệnh, người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh tại các thành viên, đơn vị thành viên do người có thẩm quyền của đơn vị quy định, đảm bảo nguyên tắc người lập lệnh độc lập với người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh.
          3. Ngân hàng Nhà nước cấp phát chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối (chứng thư kết nối) giữa phần mềm cài đặt tại các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên với Trung tâm Xử lý Quốc gia.

          4. Việc cấp phát, quản lý, sử dụng chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

          CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 11/2024)

          CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 06/2024)

          1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 05/2024

          1.1. Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

          • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2024/TT-NHNN ban hành ngày 15/05/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số17/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số02/2024/TT-NHNN”)
          • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

          Một sốnội dung có thể lưu ý:

          • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về giải thích từ ngữ “Môi giới tiền tệ”.

          Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN

          …2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:

          “1. Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.””

          • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi môi giới tiền tệ.

          Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN

          …3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

          “Điều 5. Phạm vi môi giới tiền tệ

          Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ cho khách hàng để thực hiện các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.””