Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 01/2024)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 01/2024)

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 12/2023

1. Thông tư số 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 15/2023/TT-NHNN ban hành ngày 05/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 15/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2025.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Điều 16 Thông tư số 15/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng

  1. Thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu tạo lập dữ liệu, kiểm soát dữ liệu cung cấp cho CIC; ban hành các quy định nội bộ và quản lý hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng trong toàn hệ thống.
  2. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền khai thác, sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng theo hợp đồng ký kết với CIC.
  3. Cử cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ thông tin tín dụng do CIC tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
  4. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với CIC và quy định liên quan của pháp luật.”

2. Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ban hành ngày 18/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt là “Quyết định số 2345/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về việc triển khai áp dụng các biện pháp xác thực trong thanh toán trực tuyến trên Internet.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 2345/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán căn cứ phân loại giao dịch tại Phụ lục 01 đính kèm, triển khai áp dụng các biện pháp xác thực trong thanh toán trực tuyến trên Internet (Internet Banking, Mobile Banking) như sau:

STT Giao dịch1 Biện pháp xác thực2 tối thiểu
Khách hàng cá nhân Khách hàng tổ chức
1 Giao dịch loại A – Tên đăng nhập, mật khẩu hoặc mã PIN (trường hợp đã xác thực tại bước đăng nhập thì không bắt buộc phải xác thực tại bước thực hiện giao dịch). – Tên đăng nhập, mật khẩu hoặc mã PIN (trường hợp đã xác thực tại bước đăng nhập thì không bắt buộc phải xác thực tại bước thực hiện giao dịch).
2 Giao dịch loại B

– OTP gửi qua phương thức SMS hoặc Voice hoặc Email.

– Hoặc Thẻ ma trận OTP.

– Hoặc Soft OTP/ Token OTP loại cơ bản.

– Hoặc biện pháp xác thực qua hai kênh.

– Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng gắn liền với thiết bị cầm tay thông minh3.

– Hoặc Soft OTP/Token OTP loại nâng cao.

– Hoặc theo chuẩn FIDO.

– Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn.

– OTP gửi qua phương thức SMS hoặc Voice hoặc Email.

– Hoặc Thẻ ma trận OTP.

– Hoặc Token OTP loại cơ bản, không có chức năng xác thực người dùng sử dụng Token.

– Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của người đại diện hợp pháp, người phụ trách kế toán (nếu có) của khách hàng gắn liền với thiết bị cầm tay thông minh3.

3 Giao dịch loại C

– Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng: (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) của khách hàng do cơ quan Công an cấp4; (ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập5.

– Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu (CSDL) sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra6, khuyến khích kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.

– Soft OTP/Token OTP loại cơ bản, có chức năng xác thực người dùng sử dụng phần mềm, Token.

– Hoặc biện pháp xác thực qua hai kênh.

4 Giao dịch loại D

Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng: (i) khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chíp của thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp4; (ii) hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; (iii) hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong CSDL sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra6, kết hợp một trong các biện pháp xác thực sau:

– Soft OTP/Token OTP loại nâng cao.

– Hoặc theo chuẩn FIDO.

– Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn.

– Soft OTP/Token OTP loại nâng cao.

– Hoặc theo chuẩn FIDO.

– Hoặc bằng chữ ký điện tử an toàn.

Ghi chú:

– Biện pháp xác thực giao dịch loại D có thể xác thực giao dịch loại A, B, C.

– Biện pháp xác thực giao dịch loại C có thể xác thực giao dịch loại A, B.

– Biện pháp xác thực giao dịch loại B có thể xác thực giao dịch loại A.

– Trường hợp các đơn vị sử dụng các biện pháp xác thực khác các loại trên thì báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Công nghệ thông tin) trước khi áp dụng tối thiểu 03 tháng.”

3. Thông tư số 17/2023/TT-NHNN quy định về kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2023/TT-NHNN ban hành ngày 25/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 08/02/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc kiểm tra.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 17/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 5. Nguyên tắc kiểm tra

  1. Việc kiểm tra được thực hiện đúng thẩm quyền và trên cơ sở quy định pháp luật.
  2. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất.
  3. Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ, kịp thời, phối hợp hiệu quả.
  4. Bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp về nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra giữa hoạt động kiểm tra của các đơn vị kiểm tra, giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động thanh tra.

Khi tiến hành hoạt động kiểm tra, nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động thanh tra thì thực hiện hoạt động thanh tra; nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động kiểm tra, thủ trưởng các đơn vị kiểm tra thống nhất để thực hiện một cuộc kiểm tra.”

  • Hai là, quy định về đối tượng kiểm tra của đơn vị kiểm tra.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 17/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Đối tượng kiểm tra của đơn vị kiểm tra

  1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra, gồm:a) Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;c) Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;d) Đối tượng kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nếu thấy cần thiết.
  2. Đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
  3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với đối tượng kiểm tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, gồm:a) Quỹ tín dụng nhân dân;b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;c) Chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng;d) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;đ) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.
  1. Các đơn vị hành chính khác thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra việc chấp hành chính sách, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước của đơn vị đó đối với đối tượng kiểm tra, gồm:a) Tổ chức tín dụng, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;c) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.

5. Trường hợp cần thiết, các đơn vị kiểm tra thực hiện kiểm tra đối với đối tượng kiểm tra khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 01/2024)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2023)

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 11/2023

1. Thông tư số 20/VBHN-NHNN quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 20/VBHN-NHNN ban hành ngày 10/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
  • Ngày hợp nhất: 10/11/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất các thông tư sau đây: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 17/2018/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 28/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 25/2019/TT-NHNN ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 28/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và Thông tư số 13/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Thông tư số 21/VBHN-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 21/VBHN-NHNN ban hành ngày 10/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Ngày hợp nhất: 10/11/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất các thông tư sau đây: Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 06/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 13/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Thông tư số 14/2023/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 14/2023/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 14/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ.

Cụ thể, Điều 34 Thông tư số 14/2023/TT-NHNN quy định:Điều 4. Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ

1. Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

c) Có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;

d) Xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải có các quy định nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó phải đảm bảo:

a) Phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành quy định về tổ chức, quản trị và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu; Ban kiểm soát ban hành quy định nội bộ của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành các quy chế, quy trình, thủ tục tác nghiệp (sau đây gọi là quy trình nội bộ);

c) Được đánh giá định kỳ theo quy định tại Thông tư này và quy định của tổ chức tín dụng phi ngân hàng về tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật và sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết).

3. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:

a) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro; Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh; Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;

b) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện: Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 16 Thông tư này; Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 18 Thông tư này;

c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.

4. Ý kiến thảo luận và kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự phải được lập thành biên bản, trong đó nêu rõ ý kiến thống nhất, không thống nhất của từng thành viên.

5. Việc đánh giá độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 01/2024)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 09/2023)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/09/2023

Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ban hành ngày 23/08/2023 của Ngân hàng Nhà nước ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư số 39/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) (sau đây viết tắt là “Thông tư số 10/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/09/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Cụ thể Điều 1 Thông tư số 10/2023/TT-NHNN quy định: Điều 1. Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) [1] từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 08/2023

Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ban hành ngày 17/08/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (sau đây viết tắt là “Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg”)
  • Ngày có hiệu lực: 10/10/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về đối tượng và điều kiện vay vốn.

Cụ thể, Điều 3 Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định: Điều 3. Đối tượng và điều kiện vay vốn

Đối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn bao gồm:

  1. Đối tượng vay vốna) Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá;b) Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.
  2. Điều kiện vay vốna) Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02kèm theo Quyết định này.
  3. Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.”
  • Hai là, quy định về mức vốn cho vay.

Cụ thể Điều 6 Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định:Điều 6. Mức vốn cho vay

1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề

Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.

2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm

a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;

b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.”

 [1] Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

“Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

8. Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán

hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

9. Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay.

10. Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay; b) Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó.”.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 01/2024)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 08/2023)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/08/2023

Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2023/TT-NHNN ban hành ngày 17/04/2023 của Ngân hàng nhà nước quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2023.

Nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, mục đích vay nước ngoài đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 14 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định:Điều 14. Mục đích vay nước ngoài

  1. Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:a) Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay;b) Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay;
  2. Bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:a) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư nàytrong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;b) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư nàytrong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.”
  • Hai là, giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 15 Thông tư số 08/2013/TT-NHNN quy định:Điều 15. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài

Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài là tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:

1. 30% đối với ngân hàng thương mại;

2. 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 07/2023

2.1.  Thông tư số 18/VBHN-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/VBHN-NHNN ban hành ngày 12/07/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
  • Ngày có hiệu lực: 12/07/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2017, và Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.

2.2. Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ban hành ngày 28/07/2023 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền (sau đây viết tắt là “Thông tư số 09/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 28/07/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Cụ thể, Điều 7 Thông tư số Thông tư số 09/2023/TT-NHNN quy định:Điều 7. Chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ

  1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền khi phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền. Báo cáo được thực hiện bằng văn bản giấy theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo bằng dữ liệu điện tử khi triển khai thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và không áp dụng trong trường hợp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền.
  2. Việc báo cáo giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiềnkhông phụ thuộc vào lượng tiền giao dịch của khách hàng, giao dịch đó đã hoàn thành hay chưa.
  3. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ thông qua hình thức gửi thư điện tử đến địa chỉ thư điện tử của cá nhân hoặc bộ phận theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 5 Thông tư này hoặc bằng văn bản giấy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ; trao đổi với đối tượng báo cáo những vấn đề phát sinh (nếu có).

…”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 01/2024)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 07/2023)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/07/2023

1.1. Nghị định số 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ban hành ngày 17/04/2023 của Chính phủ bảo vệ dữ liệu cá nhân (sau đây viết tắt là “Nghị định số 13/2023/NĐ-CP”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cụ thể, Điều 3 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định: “Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

  1. Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.
  2. Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  3. Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.
  4. Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  5. Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.
  6. Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
  7. Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  8. Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu được quy định từ khoản 1 tới khoản 7 Điều này và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó.”

1.2. Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ban hành ngày 28/06/2023 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 06/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/09/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định những nhu cầu vốn không được cho vay.

Cụ thể, Khoản 2 Điều 1 Thông tư số Thông tư số 06/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

  1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 8 như sau:

“Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tưvà các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.

3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

4. Để mua vàng miếng.

5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

6. Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;b) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

7. Để gửi tiền.

8. Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

9. Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay.

10. Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:a) Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay;b) Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2023

2.1. Quyết định số 1123/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1123/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/06/2023 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1123/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 19/06/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1123/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 4,5%/năm.
  2. Lãi suất tái chiết khấu: 3,0%/năm.
  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 5,0%/năm.”

2.2.  Quyết định số 1124/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1124/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/06/2023 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1124/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 19/06/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1124/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:

  1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
  2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.”

2.3.  Quyết định số 1125/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1125/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/06/2023 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1125/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 19/06/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1125/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm.
  2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm.”

2.4. Công văn số 2535/TCT-TTKT V/v tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thuế

  • Tên văn bản: Công văn số 2535/TCT-TTKT ban hành ngày 21/06/2023 của Tổng Cục thuế V/v tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thuế (sau đây viết tắt là “Công văn số 2535/TCT-TTKT”)

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch.

Cụ thể, Mục 1 Công văn số 2535/TCT-TTKT quy định:1. Về cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch.

– Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thuế. Trường hợp Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của Cơ quan quản lý thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

– Các Cục Thuế khi có yêu cầu cung cấp thông tin thì gửi văn bản về Hội sở chính của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác để triển khai thực hiện. Nội dung yêu cầu cần đầy đủ, chi tiết các thông tin về định danh, nội dung để Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thực hiện. Đối với các nội dung phức tạp, quan trọng thì có thể thực hiện tổ chức họp giữa Cục Thuế và Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác; hoặc phối hợp, làm việc với Cục Thuế quản lý trực tiếp Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác đó theo quy định của pháp luật. Các Cục Thuế quản lý trực tiếp Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm phối hợp với các Cục Thuế khi có yêu cầu.

– Các Cục Thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin, sử dụng thông tin đúng mục đích và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 01/2024)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 05&06/2023)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/05/2023

1.1. Chỉ thị số 02/CT-NHNN về tăng cường công tác tín dụng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023

  • Tên văn bản pháp luật: Chỉ thị số 02/CT-NHNN ban hành ngày 23/05/2023 của Ngân hàng Nhà nước về tăng cường công tác tín dụng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 (sau đây viết tắt là “Chỉ thị số 02/CT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 235/05/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Nhiệm vụ đối với các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Mục IV Chỉ thị số 02/CT-NHNN quy định: IV. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

  1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023; trong đó tập trung triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu.
  2. Tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
  3. Tích cực triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong đó có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ; triển khai với quyết tâm cao nhất chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP , không để bất cứ một doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nào thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất và có nhu cầu mà không được hỗ trợ kịp thời.
  4. Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; kịp thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng.
  5. Về thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN:

– Khẩn trương ban hành và triển khai thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, ban hành thêm điều kiện, thủ tục khác với quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN.

– Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng trực tiếp chỉ đạo việc triển khai công tác cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN và chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN về kết quả thực hiện; có biện pháp xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy định.

– Đẩy mạnh công tác truyền thông, công khai về hồ sơ, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để khách hàng nắm bắt được thông tin, hiểu đúng, hiểu đầy đủ về chính sách; giải đáp kịp thời các vấn đề vướng mắc về hồ sơ, thủ tục cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ, sớm được tiếp cận chính sách hỗ trợ.

– Tổ chức thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ đúng quy định; giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để thông đồng, trục lợi chính sách.

– Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán lãi dự thu theo đúng quy định pháp luật.

– Báo cáo kịp thời, đầy đủ kết quả thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo đúng quy định và hướng dẫn của NHNN.

– Chủ động xử lý khó khăn, vướng mắc trong hệ thống và kịp thời báo cáo, đề xuất NHNN, các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố biện pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện.”

1.2. Quyết định số 950/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 950/QĐ-NHNN ban hành ngày 23/05/2023 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 950/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 25/05/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 950/QĐ-NHNN quy định: Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm.
  2. Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm.
  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 5,5%/năm.”

1.3.  Quyết định số 951/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 951/QĐ-NHNN ban hành ngày 23/05/2023 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 951/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 25/05/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 951/QĐ-NHNN quy định: Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:

  1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
  2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm.”

1.4. Thông tư số 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ban hành ngày 23/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 17/2022/TT-NHNN quy định:Điều 6. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng

  1. Tổ chức tín dụng xây dựng quy định nội bộ để quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng độc lập hoặc lồng ghép trong quy định nội bộ về cấp tín dụng và quy định nội bộ về kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
  2. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng bao gồm tối thiểu các nội dung sau:a) Nhận dạng, phân loại đề nghị cấp tín dụng phải thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;b) Thông tin cần thu thập phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;c) Đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này;d) Quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng thực hiện trong quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng;

đ) Báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 04/2023

2.1.  Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ban hành ngày 23/04/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn (sau đây viết tắt là “Thông tư số 02/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 24/04/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định:Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:

  1. Dư nợ gốc phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
  2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
  3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận.
  4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận.
  5. Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
  6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
  7. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
  8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.”
  • Hai là, quy định về giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định: Điều 5. Giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc và/hoặc lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (sau đây là khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ) theo quy định tại Thông tư này như nhóm nợ đã được phân loại theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.
  2. Khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  3. Trường hợp khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  4. Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

2.2. Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ban hành ngày 23/04/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/tT-NHNNngày 10 tháng 11 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (sau đây viết tắt là “Thông tư số 03/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 24/04/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý: Ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 4 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định: Điều 1. Ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 4 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.

Trong thời gian ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN theo quy định tại Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi:

  1. a) Đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN;
  2. b) Bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu;

c) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.”