Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 04/2023)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 04/2023)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/04/2023

1.1. Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/09/2022 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 11/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định:Điều 5. Những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng

Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.”

  • Hai là, quy định về yêu cầu đối với khách hàng.

Cụ thể, Điều 11 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định: Điều 11. Yêu cầu đối với khách hàng

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau đây:a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;b) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;c) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.”

1.2. Quyết định số 574/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 574/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/03/2023 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 574/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 03/04/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 574/QĐ-NHNN quy định: Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 5,5%/năm.
  2. Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm.
  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm.”

1.3. Quyết định số 575/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 575/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/03/2023 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 575/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 03/04/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 575/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:

  1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
  2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,0%/năm.”

1.4. Quyết định số 576/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNn ngày 30 tháng 12 năm 2016

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 576/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/03/2023 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 576/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 03/04/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 576/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm.
  2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.”

1.5. Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ban hành ngày 23/04/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn (sau đây viết tắt là “Thông tư số 02/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 24/04/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định:Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:

  1. Dư nợ gốc phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
  2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
  3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận.
  4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận.
  5. Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
  6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
  7. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
  8. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.”
  • Hai là, quy định về giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định: Điều 5. Giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc và/hoặc lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (sau đây là khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ) theo quy định tại Thông tư này như nhóm nợ đã được phân loại theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.
  2. Khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  3. Trường hợp khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  4. Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

1.6. Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/tT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ban hành ngày 23/04/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/tT-NHNNngày 10 tháng 11 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (sau đây viết tắt là “Thông tư số 03/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 24/04/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý: Ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 4 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định: Điều 1. Ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 4 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.

Trong thời gian ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN theo quy định tại Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi:

  1. a) Đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN;
  2. b) Bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu;
  3. c) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.”

1.7. Thông tư số 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ban hành ngày 23/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 17/2022/TT-NHNN quy định:Điều 6. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng

  1. Tổ chức tín dụng xây dựng quy định nội bộ để quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng độc lập hoặc lồng ghép trong quy định nội bộ về cấp tín dụng và quy định nội bộ về kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
  2. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng bao gồm tối thiểu các nội dung sau:a) Nhận dạng, phân loại đề nghị cấp tín dụng phải thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;b) Thông tin cần thu thập phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;c) Đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này;d) Quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng thực hiện trong quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng;

đ) Báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 03/2023

2.1. Quyết định số 313/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 313/QĐ-NHNN ban hành ngày 14/03/2023 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 313/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/03/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 313/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 6,0%/năm.
  2. Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm.
  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm.”

2.2.  Quyết định số 314/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 314/QĐ-NHNN ban hành ngày 14/03/2023 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 314/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/03/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 314/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm.

2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt Nam là 6,0%/năm.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 04/2023)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 02&03/2023)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/02/2023

1.1. Thông tư số 18/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/2022/TT-NHNN ban hành ngày 26/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNNngày 17 tháng 7 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 18/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 09/02/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

3. Sửa đổikhoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7và bổ sung khoản 11, 12 Điều 5 như sau:

“3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời điểm đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời điểm ký hợp đồng mua nợ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 12 Điều này.

4. Trước khi thực hiện mua, bán nợ theo quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ (trong đó có quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương thức mua, bán nợ, phương thức thanh toán; quy trình mua, bán nợ; quy trình, phương pháp định giá khoản nợ; quy trình quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ).”

“6. Mua lại khoản nợ đã bán của tổ chức tín dụng:

a) Bên bán nợ không mua lại khoản nợ đã bán, trừ các trường hợp sau:

(i) Tổ chức tín dụng mua lại khoản nợ đã bán cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;

(ii) Tổ chức tín dụng hỗ trợ mua lại khoản nợ đã bán cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 148đ Luật Các tổ chức tín dụng;

(iii) Tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc mua lại khoản nợ đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 12 Điều này.

b) Tổ chức tín dụng thực hiện mua lại khoản nợ đã bán quy định tại điểm a(ii), a(iii) khoản này theo nội dung đã cam kết mua lại khoản nợ tại phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp sau:

(i) Khoản nợ mua lại đang được tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước nhưng không còn được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và bán thay thế bằng khoản nợ đủ tiêu chuẩn khác.

(ii) Đến hạn trả nợ vay đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa có đủ tiền để hoàn trả nợ vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước theo kế hoạch trả nợ vay đặc biệt.

7. Tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ các trường hợp sau:

a) Bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản theo phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán nợ đủ tiêu chuẩn cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.”

“11. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để mua nợ thuộc sở hữu của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

  1. Tổ chức tín dụng không phải đáp ứng tỷ lệ nợ xấu dưới 3% khi mua nợ trong các trường hợp sau:a) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện mua nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 146a Luật Các tổ chức tín dụng;b) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện mua nợ đủ tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng;c) Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc mua nợ đủ tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;d) Các trường hợp mua nợ quy định tại điểm a(ii), a(iii) khoản 6 Điều này.””

1.2.  Thông tư số 20/2022/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 20/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân (sau đây viết tắt là “Thông tư số 20/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của tổ chức

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 20/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 4. Các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của tổ chức

  1. Các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ của tổ chức:a) Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài. Nguồn tài trợ, viện trợ là các khoản kinh phí từ ngân sách hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ;b) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Nguồn tài trợ, viện trợ là nguồn tiền đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân trong nước và/hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ;c) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ cho các chương trình, các quỹ, dự án do tổ chức trong nước và/hoặc tổ chức ở nước ngoài thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục (tài trợ học bổng), y tế. Nguồn tài trợ là nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ.
  2. Các trường hợp mua, chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của tổ chức để phục vụ mục đích khác:a) Trả thưởng cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài tham gia các chương trình, cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật có liên quan. Nguồn tiền trả thưởng từ người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc người cư trú là tổ chức;b) Chuyển tiền một chiều ra nước ngoài cho các mục đích dưới đây từ nguồn tài trợ tiếp nhận của người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài:

(i) Phân bổ tiền tài trợ cho các thành viên ở nước ngoài tham gia thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và nước ngoài;

(ii) Hoàn trả tiền tài trợ thực hiện các dự án ở Việt Nam theo các cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài.”

1.3. Quyết định số 181/QĐ-NHNN về việc công bố báo cáo định kỳ quy định tại Thông tư số 20/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 181/QĐ-NHNN ban hành ngày 10/02/2023 của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố báo cáo định kỳ quy định tại Thông tư số 20/2022/TT-NHNNngày 30/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 181/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về việc báo cáo về tình hình mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức cho mục đích tài trợ, viện trợ ra nước ngoài.

Cụ thể, Mục 1 Danh mục Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại Thông tư số 20/2022/TT-NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 181/QĐ-NHNN quy định:

STT Tên báo cáo Tần suất thực hiện Đối tượng thực hiện báo cáo Cơ quan nhận báo cáo Thời gian chốt số liệu Thời hạn nộp báo cáo Phương thức gửi, nhận Mẫu biểu báo cáo
1 Báo cáo về tình hình mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức cho mục đích tài trợ, viện trợ ra nước ngoài Định kỳ hàng tháng Các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 của tháng trước đến ngày 14 của tháng báo cáo Chậm nhất trước ngày 20 của tháng báo cáo Báo cáo được gửi theo phương thức thư điện tử về địa chỉ hộp thư điện tử baocaongoaite@sbv.gov.vn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phụ lục đính kèm

1.4. Quyết định số 313/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 313/QĐ-NHNN ban hành ngày 14/03/2023 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 313/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/03/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 313/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 6,0%/năm.
  2. Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm.
  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm.”

1.5. Quyết định số 314/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 314/QĐ-NHNN ban hành ngày 14/03/2023 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 314/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/03/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 314/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm.
  2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt Nam là 6,0%/năm.”

1.6. Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/09/2022 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 11/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định:Điều 5. Những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng

Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.”

  • Hai là, quy định về yêu cầu đối với khách hàng.

Cụ thể, Điều 11 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định: Điều 11. Yêu cầu đối với khách hàng

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau đây:a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;b) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;c) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.”

1.7. Thông tư số 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ban hành ngày 23/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 17/2022/TT-NHNN quy định:Điều 6. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng

  1. Tổ chức tín dụng xây dựng quy định nội bộ để quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng độc lập hoặc lồng ghép trong quy định nội bộ về cấp tín dụng và quy định nội bộ về kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
  2. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng bao gồm tối thiểu các nội dung sau:a) Nhận dạng, phân loại đề nghị cấp tín dụng phải thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;b) Thông tin cần thu thập phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;c) Đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này;d) Quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng thực hiện trong quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng;đ) Báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.”
Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 04/2023)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 12/2022&01/2023)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/12/2022

1.1. Quyết định số 2081/QĐ-NHNN về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2014 và thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 7 năm 2016

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 2081/QĐ-NHNN ban hành ngày 12/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNNngày 15 tháng 5 năm 2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2014 và thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 7 năm 2016 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 2081/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2023.

Nội dung có thể lưu ý: quy định về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 2081/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 7 năm 2016 là 5,0%/năm.”

1.2. Thông tư số 18/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/2022/TT-NHNN ban hành ngày 26/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNNngày 17 tháng 7 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 18/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 09/02/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

3. Sửa đổikhoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7và bổ sung khoản 11, 12 Điều 5 như sau:

“3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời điểm đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời điểm ký hợp đồng mua nợ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 12 Điều này.

4. Trước khi thực hiện mua, bán nợ theo quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ (trong đó có quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương thức mua, bán nợ, phương thức thanh toán; quy trình mua, bán nợ; quy trình, phương pháp định giá khoản nợ; quy trình quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ).”

“6. Mua lại khoản nợ đã bán của tổ chức tín dụng:

a) Bên bán nợ không mua lại khoản nợ đã bán, trừ các trường hợp sau:

(i) Tổ chức tín dụng mua lại khoản nợ đã bán cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;

(ii) Tổ chức tín dụng hỗ trợ mua lại khoản nợ đã bán cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 148đ Luật Các tổ chức tín dụng;

(iii) Tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc mua lại khoản nợ đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 12 Điều này.

b) Tổ chức tín dụng thực hiện mua lại khoản nợ đã bán quy định tại điểm a(ii), a(iii) khoản này theo nội dung đã cam kết mua lại khoản nợ tại phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp sau:

(i) Khoản nợ mua lại đang được tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước nhưng không còn được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và bán thay thế bằng khoản nợ đủ tiêu chuẩn khác.

(ii) Đến hạn trả nợ vay đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa có đủ tiền để hoàn trả nợ vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước theo kế hoạch trả nợ vay đặc biệt.

7. Tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ các trường hợp sau:

a) Bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản theo phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán nợ đủ tiêu chuẩn cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.”

“11. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để mua nợ thuộc sở hữu của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

12. Tổ chức tín dụng không phải đáp ứng tỷ lệ nợ xấu dưới 3% khi mua nợ trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện mua nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 146a Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện mua nợ đủ tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng;

c) Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc mua nợ đủ tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Các trường hợp mua nợ quy định tại điểm a(ii), a(iii) khoản 6 Điều này.””

1.3. Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/09/2022 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 11/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định:Điều 5. Những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng

Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.”

  • Hai là, quy định về yêu cầu đối với khách hàng.

Cụ thể, Điều 11 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định: Điều 11. Yêu cầu đối với khách hàng

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau đây:a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;b) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;c) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.”

1.4.Thông tư số 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ban hành ngày 23/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 17/2022/TT-NHNN quy định:Điều 6. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng

  1. Tổ chức tín dụng xây dựng quy định nội bộ để quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng độc lập hoặc lồng ghép trong quy định nội bộ về cấp tín dụng và quy định nội bộ về kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
  2. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng bao gồm tối thiểu các nội dung sau:a) Nhận dạng, phân loại đề nghị cấp tín dụng phải thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;b) Thông tin cần thu thập phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;c) Đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này;d) Quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng thực hiện trong quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng;đ) Báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2022)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/11/2022

1.1. Thông tư số 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/09/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (sau đây viết tắt là “Thông tư số 12/2022/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/11/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định theo dõi vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 27 Thông tư số 12/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 27. Theo dõi vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay không bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài.

  2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi các giao dịch liên quan đến việc vay nước ngoài của mình theo đúng các quy định hiện hành về hạch toán, kế toán đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chịu trách nhiệm và đảm bảo thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài theo đúng nội dung văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

1.2.  Quyết định số 1826/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động ngoại hối thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1826/QĐ-NHNN ban hành ngày 26/10/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động ngoại hối thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1826/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/11/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý: Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, tiểu mục A, Mục 1 Phần I thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động ngoại hối thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1826/QĐ-NHNN quy định:

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1826/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

  1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên TTHC

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

Lĩnh vực

Đơn vị thực hiện

A. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1

1.000122

Thủ tục đăng ký tài khoản truy cập Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

Hoạt động ngoại hối

NHNN Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối); NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2

1.000972

Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh

Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

Hoạt động ngoại hối

NHNN Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối); NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3

1.000111

Thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh

Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

Hoạt động ngoại hối

NHNN Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối); NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 10/2022

2.1.  Quyết định số 1809/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1809/QĐ-NHNN ban hành ngày 24/10/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1809/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 25/10/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1809/QĐ-NHNN quy định: Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 6,0%/năm.

  2. Lãi suất tái chiết khấu: 4,5%/năm.

  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 7,0%/năm.”

  • Hai là, quy định về thời gian có hiệu lực của Quyết định số 1809/QĐ-NHNN.

Cụ thể, Điều 2 Quyết định số 1809/QĐ-NHNN quy định: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1606/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

2.2. Quyết định số 1812/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1812/QĐ-NHNN ban hành ngày 24/10/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1812/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 25/10/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

·        Một là, quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1812/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:

  1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1,0%/năm.

  2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,5%/năm.”

·        Hai là, quy định về thời gian có hiệu lực của Quyết định số 1812/QĐ-NHNN.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1812/QĐ-NHNN quy định:Điều 2.

  1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1607/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.”

2.3. Quyết định số 1813/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1813/QĐ-NHNN ban hành ngày 24/10/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1813/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 25/10/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

·        Một là, quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1813/QĐ-NHNN quy định: Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13[1] Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.

  2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.”

·        Hai là, quy định về thời gian có hiệu lực của Quyết định số 1813/QĐ-NHNN.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1813/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1730/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.”

[1] Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định:Điều 13. Lãi suất cho vay
…2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 10/2022)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 09/2022

1.1. Quyết định số 1606/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1606/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/09/2022 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1606/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 23/09/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1606/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm.
  2. Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm.
  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm.”
  • Hai là, quy định về thời gian có hiệu lực của Quyết định số 1606/QĐ-NHNN.

Cụ thể, Điều 2 Quyết định số 1606/QĐ-NHNN quy định:Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1728/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.”

1.2. Quyết định số 1607/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1607/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/09/2022 của Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1607/QĐ-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 23/09/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1607/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:

  1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
  2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm.”
  • Hai là, quy định về thời gian có hiệu lực của Quyết định số 1607/QĐ-NHNN.

Cụ thể, Điều 2 Quyết định số 1607/QĐ-NHNN quy định:Điều 2.

  1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2022 và thay thế Quyết định số 1729/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
  2. Đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, được thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Quyết định này.”

1.3. Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/09/2022 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 11/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định:Điều 5. Những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng

Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.”

  • Hai là, quy định về yêu cầu đối với khách hàng.

Cụ thể, Điều 11 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định: Điều 11. Yêu cầu đối với khách hàng

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau đây:a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;b) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;c) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động.”

1.4. Thông tư số 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/09/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (sau đây viết tắt là “Thông tư số 12/2022/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/11/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định theo dõi vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 27 Thông tư số 12/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 27. Theo dõi vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay không bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài.
  2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi các giao dịch liên quan đến việc vay nước ngoài của mình theo đúng các quy định hiện hành về hạch toán, kế toán đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chịu trách nhiệm và đảm bảo thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài theo đúng nội dung văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 08&09/2022)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/08/2022

1.1. Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ban hành ngày 16/06/2022 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 04/2022/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/08/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về lãi suất rút trước hạn tiền gửi

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 5. Lãi suất rút trước hạn tiền gửi

  1. Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.

  2. Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi:a) Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi;b) Đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.

1.2. Thông tư số 05/2022/TT-NHNN bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng nhà nước việt nam ban hành

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 05/2022/TT-NHNN ban hành ngày 29/06/2022 của Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng nhà nước việt nam ban hành (sau đây viết tắt là “Thông tư số 05/2022/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ (i) Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng; và (ii) Thông tư số 27/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN ngày 25/6/2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng.

Cụ thể, khoản 1 và khoản 7 Điều 1 Thông tư số 05/2022/TT-NHNN quy định:Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành sau đây:

1. Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.

7. Thông tư số 27/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN ngày 25/6/2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng.

1.3. Thông tư số 06/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 06/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/06/2022 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 06/2022/TT-NHNN” và “Thông tư số 50/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 06/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN

1. Sửa đổi, bổ sungkhoản 4 Điều 3[1]như sau:

“4. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp (sau đây gọi chung là Ngân hàng Nhà nước).””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền chấp thuận thay đổi được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN


2. Sửa đổi, bổ sungkhoản 1 Điều 4[2]như sau:

“1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận những nội dung thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; nội dung thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở.””

1.4. Thông tư số 08/2022/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/06/2022 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2022/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/09/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 08/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 5. Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng

1. Trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng thực hiện như sau:

a) Bước 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu;b) Bước 2: Thực hiện các nội dung giám sát tuân thủ và/hoặc giám sát rủi ro;c) Bước 3: Lập báo cáo giám sát, đề xuất các biện pháp xử lý.

2. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra và quy định tại Thông tư này.

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 07/2022

Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-NHNN ban hành ngày 07/07/2022 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

  • Ngày có hiệu lực: 07/07/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất (i) Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019; và (ii) Thông tư số 06/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

[1] Điều 3. Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi

4. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp (sau đây gọi chung là Ngân hàng Nhà nước).

[2] Điều 4. Thẩm quyền chấp thuận thay đổi

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận những nội dung thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.