1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG THÁNG 05/2019
Nghị định số 43/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng
-
Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ban hành ngày 17/05/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CPngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng (sau đây viết tắt là “Nghị định số 43/2019/NĐ-CP”)
-
Ngày có hiệu lực: 17/05/2019
Một số nội dung có thể lưu ý:
-
Một là, sửa đổi quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại.
Cụ thể, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 43/2019/TT-NHNN quy định như sau: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
6. Sửa đổi Điều 18(Nghị định số 26/2014/NĐ-CP) như sau:
“1. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.””
-
Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung giám sát ngân hàng.
Cụ thể, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 43/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
7. Sửa đổi, bổ sung Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 23 (Nghị định số 26/2014/NĐ-CP) như sau:
“b) Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng và biện pháp khắc phục khi bị áp dụng can thiệp sớm theo quy định tại Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng[1];
-
c) Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro mang tính hệ thống; thực hiện xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hằng năm theo mức độ an toàn;””
-
Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cấp phép trong thanh tra, giám sát ngân hàng.
Cụ thể, khoản 9 Điều 1 Nghị định số 43/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 30(Nghị định số 26/2014/NĐ-CP) như sau:
“1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (trong trường hợp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân cấp, ủy quyền):
a) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng và các loại giấy phép hoạt động ngân hàng khác;
b) Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức;
c) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án tài chính vi mô;
d) Chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, trừ nhân sự của ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhân sự do chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại ngân hằng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cử hoặc giới thiệu; chấp thuận người dự kiến được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận việc thành lập, chấm dứt, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài của tổ chức tín dụng; chấp thuận việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng; chấp thuận các vấn đề khác về quản trị, tổ chức, tài chính và hoạt động theo pháp luật quy định phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoặc cho phép;
đ) Xử lý các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm góp phần đảm bảo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động lành mạnh, an toàn và theo đúng quy định của pháp luật;
e) Thực hiện một số nội dung về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
g) Xây dựng và tổ chức, theo dõi triển khai thực hiện đề án, phương án củng cố, chấn chỉnh; cơ cấu lại, kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.””
[1] “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
…
25. Bổ sung Điều 130a vào sau Điều 130như sau:
“Điều 130a. Áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145 của Luật này:
a) Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 03 tháng liên tục;
b) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;
c) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.
Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa là 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước.
5. Phương án khắc phục bao gồm một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn;
b) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
c) Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận;
d) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành;
đ) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự;
e) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm sau khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khi tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
8. Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết Điều này.”