Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 07/2022)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/07/2022

1.1.  Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ban hành ngày 16/06/2022 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 04/2022/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/08/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về lãi suất rút trước hạn tiền gửi

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 5. Lãi suất rút trước hạn tiền gửi

  1. Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.

  2. Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi:a) Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi;b) Đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.

1.2. Thông tư số 05/2022/TT-NHNN bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng nhà nước việt nam ban hành

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 05/2022/TT-NHNN ban hành ngày 29/06/2022 của Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng nhà nước việt nam ban hành (sau đây viết tắt là “Thông tư số 05/2022/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ (i) Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng; và (ii) Thông tư số 27/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN ngày 25/6/2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng.

Cụ thể, khoản 1 và khoản 7 Điều 1 Thông tư số 05/2022/TT-NHNN quy định:Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành sau đây:

1. Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.

7. Thông tư số 27/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN ngày 25/6/2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng.

1.3. Thông tư số 06/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 06/2022/TT-NHNN ban hành ngày 30/06/2022 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 06/2022/TT-NHNN” và “Thông tư số 50/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 06/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN

1. Sửa đổi, bổ sungkhoản 4 Điều 3[1]như sau:

“4. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp (sau đây gọi chung là Ngân hàng Nhà nước).””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền chấp thuận thay đổi được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2018/TT-NHNN

2. Sửa đổi, bổ sungkhoản 1 Điều 4[2]như sau:

“1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận những nội dung thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; nội dung thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở.””

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2022

Quyết định số 1032/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tín dụng thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1032/QĐ-NHNN ban hành ngày 15/06/2022 của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tín dụng thực hiện tại Bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1032/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/06/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về thủ tục hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ.

Cụ thể, Phần I Mục THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM của Quyết định số 1032/QĐ-NHNN quy định:

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1

Thủ tục hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ

Hoạt động tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

[1] Điều 3. Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi

4. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp (sau đây gọi chung là Ngân hàng Nhà nước).

[2] Điều 4. Thẩm quyền chấp thuận thay đổi

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận những nội dung thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 05&06/2022)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/05/2022

1.1. Decree No. 31/2022-ND-CP on interest rate support from the state budget for loans of enterprises, cooperatives, and household business

  • Name of legal document: Decree No. 31/2022/ND-CP issued on 20/05/2022 by the Government on interest rate support from the state budget for loans of enterprises, cooperatives, and household business (referred to as the “Decree No. 31/2022/ND-CP”).

  • Effective date: 20/05/2022.

Some contents should be noted:

  • Firstly, stipulating on conditions for interest rate support.

Specifically, Article 4 of Decree No. 31/2022/ND-CP stipulates:Article 4. Conditions for interest rate support

  1. The customer has requested interest rate support, meets the loan conditions in accordance with the current law on lending activities of credit institutions, foreign bank branches to customers.

  2. Interest rate-supported loan is a loan in Vietnam Dong, signed a loan agreement and disbursed during the period from January 1, 2022 to December 31, 2023, using the capital for the correct purposes specified in Clause 2, Article 2 of this Decree and have not been supported with any interest rate from the state budget under other policies.

  3. The loan may not continue to receive interest rate support in the following cases:a) Loans with overdue principal balance and/or late payment interest balance are not eligible for interest support for the interest payment obligation at the interest payment term which the time of repayment is within the specified time period in which overdue principal balance and/or late payment interest balance. The loan can only continue to receive interest support for the next interest payment terms after the customer has fully paid the overdue principal balance and/or the late payment interest balance.b) Loans with debt extension are not supported with interest rate for the debt extension period.”

  • Secondly, stipulating on term and level of interest rate support.

Specifically, Article 5 of Decree No. 31/2022/ND-CP stipulates: Article 5. Term and level of interest rate support

  1. The term of interest rate support is counted from the date of loan disbursement to the time when the customer pays off the loan principal and/or interest as agreed between the commercial bank and the customer, consistent with the announced interest rate support funding source, but not beyond December 31, 2023.

  2. The level of interest rate support for customers is 2%/year, calculated on the loan balance and the actual interest rate support loan term is within the period specified in Clause 1 of this Article.”

  • Thirdly, stipulating on handling on recovery of interest rate support amounts.

Specifically, Article 9 of Decree No. 31/2022/ND-CP stipulates: Article 9. Handling on recovery of interest rate support amounts

  1. In the process of implementation, in case it is discovered that a customer’s loan is determined not to be the subject, uses the loan for the wrong purpose or does not meet the conditions for interest rate support, the commercial bank shall notify customers and convert the interest-supported loan into a regular loan, and recover the entire amount of rate interest supported by commercial banks within 30 days from the date of notification.

  2. Where the state budget has paid the interest rate support amount or has already settled the interest rate support for the loan specified in Clause 1 of this Article, the commercial bank shall refund the state budget or report to deduct from the amount of state budget payment of interest rate support.

  3. In case the customer does not refund the interest rate supported amount as prescribed in Clause 1 of this Article, the commercial bank shall send a written request to the State Bank branch in the province or central city (where the customer’s head office is located) to report to the People’s Committee of the province or city to direct the competent authorities in the locality to coordinate with the commercial bank to recover the amount of interest rate support.”

1.2. Circular No. 03/2022/TT-NHNN guide commercial banks to implement interest rate support according to Decree No. 31/2022/ND-CP dated May 20, 2022 of the Government on interest rate support from the state budget for loans of enterprises, cooperatives, household business

  • Name of legal document: Circular No. 03/2022/TT-NHNN issued on 20/05/2022 by the State Bank of Vietnam guide commercial banks to implement interest rate support according to Decree No. 31/2022/ND-CP dated May 20, 2022 of the Government on interest rate support from the state budget for loans of enterprises, cooperatives, household business (referred to as the “Circular No. 03/2022/TT-NHNN”).

  • Effective date: 20/054/2022.

Some contents should be noted:

  • Firstly, stipulating on principles of interest rate support loans.

Specifically, clause 3 Article 1 of Circular No. 03/2022/TT-NHNN stipulates: “Article 2. Principles of interest rate support loans

Commercial banks provide loans with interest rate support in accordance with the current law on lending activities of credit institutions and foreign bank branches to customers, as stipulated in Decree No. 31/ 2022/ND-CP, this Circular and relevant laws.”

  • Secondly, stipulating on methods of interest rate support.

Specifically, Article 3 of Circular No. 03/2022/TT-NHNN stipulates: “Article 3. Methods of interest rate support

By the time of repayment of each interest payment term, commercial banks may choose to provide interest rate support to customers by one of the following methods:

1. Directly deduct the amount of loan interest payable by the customer equal to the interest rate supported loan amount.

2. Collect the entire loan interest from the customer in the period and refund the customer the interest supported loan amount on the same day of interest collection. In case the collection of loan interest in the period is performed after business hours of the commercial bank, the refund of the interest supported loan amount can be done on the next day.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 05&06/2022)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/05/2022

1.1. Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ban hành ngày 20/05/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là “Nghị định số 31/2022/NĐ-CP”)

  • Ngày có hiệu lực: 20/05/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về điều kiện được hỗ trợ lãi suất.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định số Nghị định số 31/2022/NĐ-CP quy định: Điều 4. Điều kiện được hỗ trợ lãi suất

  1. Khách hàng có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

  2. Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này và chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác.

  3. Khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong các trường hợp sau:a) Khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả không được hỗ trợ lãi suất đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ nằm trong khoảng thời gian có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả. Khoản vay chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ hạn trả nợ lãi tiếp theo sau khi khách hàng đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.b) Khoản vay được gia hạn nợ không được hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ.”

  • Hai là, quy định về thời hạn và mức lãi suất hỗ trợ.

Cụ thể, Điều 5 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP quy định: Điều 5. Thời hạn và mức lãi suất hỗ trợ

  1. Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31 tháng 12 năm 2023.

  2. Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định tại khoản 1 Điều này.”

  • Ba là, quy định về việc xử lý thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất.

Cụ thể, Điều 9 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP quy định: “Điều 9. Xử lý thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất

  1. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát hiện khoản vay của khách hàng được xác định không thuộc đối tượng, sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất, ngân hàng thương mại thông báo cho khách hàng và thực hiện chuyển khoản vay được hỗ trợ lãi suất thành khoản vay thông thường, đồng thời thu hồi toàn bộ số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo.

  2. Trường hợp ngân sách nhà nước đã thanh toán số tiền hỗ trợ lãi suất hoặc đã quyết toán hỗ trợ lãi suất cho khoản vay quy định tại khoản 1 Điều này, ngân hàng thương mại hoàn trả ngân sách nhà nước hoặc báo cáo để giảm trừ vào số tiền ngân sách nhà nước thanh toán hỗ trợ lãi suất.

  3. Trường hợp khách hàng không hoàn trả số tiền đã được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 1 Điều này, ngân hàng thương mại có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi khách hàng đặt trụ sở chính) để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn phối hợp với ngân hàng thương mại thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất.”

1.2. Thông tư số 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CPngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là “Thông tư số 03/2022/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 20/05/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc cho vay hỗ trợ lãi suất.

Cụ thể, Điều 2 Thông tư số 03/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 2. Nguyên tắc cho vay hỗ trợ lãi suất

Ngân hàng thương mại thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan.”

  • Hai là, quy định về phương thức hỗ trợ lãi suất.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 03/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 3. Phương thức hỗ trợ lãi suất

Đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại lựa chọn thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng theo một trong các phương thức sau:

  1. Giảm trừ trực tiếp số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất.

2. Thực hiện thu của khách hàng toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ và hoàn trả khách hàng số tiền lãi vay được hỗ trợ lãi suất trong cùng ngày thu lãi. Trường hợp việc thu lãi vay trong kỳ thực hiện sau giờ làm việc của ngân hàng thương mại thì việc hoàn trả số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất có thể thực hiện vào ngày tiếp theo.

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 04/2022)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/04/2022

1.1. Circular No. 27/2021/TT-NHNN amending and supplementing a number of articles of the System of accounting accounts of credit institutions promulgated together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 and the Financial reporting regime for credit institutions issued together with Decision No. 16/2007/QD-NHNN dated April 18, 2007 of the Governor of the State Bank of Vietnam

  • Name of legal document: Circular No. 27/2021/TT-NHNN issued on 31/12/2022 by the State Bank of Vietnam amending and supplementing a number of articles of the System of accounting accounts of credit institutions promulgated together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 and the Financial reporting regime for credit institutions issued together with Decision No. 16/2007/QD-NHNN dated April 18, 2007 of the Governor of the State Bank of Vietnam (referred to as the “Circular No. 27/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 01/04/2022.

Some contents should be noted:

  • Firstly, replacing some phrases of the System of accounting accounts of credit institutions promulgated together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 by the Governor of the State Bank (amended and supplemented).

Specifically, clause 3 Article 1 of Circular No. 27/2021/TT-NHNN stipulates: “Article 1. Amending and supplementing a number of articles of the System of accounting accounts of credit institutions promulgated together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 by the Governor of the State Bank (amended and supplemented by Circular No. 10/2014/TT-NHNN dated March 20, 2014, Circular No. 49/2014/TT-NHNN dated December 31, 2014, Circular No. 22/2017/ TT-NHNN dated December 29, 2017)

  1. Replacing some phrases of the System of accounting accounts of credit institutions promulgated together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 by the Governor of the State Bank (amended and supplemented) as follows:a) Replacing the phrase “Balance sheet” with the phrase “Report of financial position” in Decision No. 479/2004/QD-NHNN (amended and supplemented);b) Replacing the phrase “to ensure that payment and credit service provision activities are performed according to signed contracts and commitments” with the phrase “to ensure the performance of obligations in accordance with regulations of law” in the accounting content of account 427- Deposit in Viet Nam Dong, account 428- Deposit in foreign currency specified in Decision No. 479/2004/QD-NHNN (amended and supplemented);c) Replacing the phrase “lost” with the phrase “risks have been dealt with”, the phrase “loss debt” becomes “risk-resolved debt” in account 97- Bad debts settled at Section II- System of accounting accounts and accounting contents of accounts 97- Bad debts handled in Section III- Accounting contents of accounts specified in Decision No. 479/2004/QD-NHNN (amended and supplemented).”

  • Secondly, abrogating a number of provisions in Circular No. 10/2014/TT-NHNN dated March 20, 2014 amending and supplementing a number of accounts in the System of accounting accounts of credit institutions issued under Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 by the Governor of the State Bank and Circular No. 22/2017/TT-NHNN dated December 29, 2017 amending and supplementing a number of articles of the System of accounting accounts of credit institutions promulgated together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 and Financial reporting regime for credit institutions issued together with Decision No. 16/ 2007/QD-NHNN dated 18/4/2007 of the Governor of the State Bank.

Specifically, Article 3 of Decision No. 422/QD-NHNN stipulates: “Article 3. Abrogating

  1. Abrogating Clauses 5, 14, 25 Article 3 of Circular No. 10/2014/TT-NHNN dated March 20, 2014 amending and supplementing a number of accounts in the System of accounting accounts of credit institutions issued under Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 of the Governor of the State Bank.

  2. Abrogating Point c, point h (i) Clause 2 Article 1 of Circular No. 22/2017/TT-NHNN dated December 29, 2017 amending and supplementing a number of articles of the System of accounting accounts of credit institutions issued together with Decision No. 479/2004/QD-NHNN dated April 29, 2004 and Financial reporting regime for credit institutions issued together with Decision No. 16/2007/QD-NHNN dated April 18, 2007 by the Governor of the State Bank.”

1.2. Circular No. 24/2021/TT-NHNN amending and supplementing to some articles of Circular No. 39/2011/TT-NHNN December 15, 2011 of the Governor of the State bank of Vietnam providing independent audit of credit institutions and foreign bank branches

  • Name of legal document: Circular 24/2021/TT-NHNN issued on 31/12/2021 by the State Bank of Vietnam amending and supplementing to some articles of Circular No. 39/2011/TT-NHNN December 15, 2011 of the Governor of the State bank of Vietnam providing independent audit of credit institutions and foreign bank branches (referred respectively to as the “Circular No. 24/2021/TT-NHNN” and “Circular No. 39/2011/TT-NHNN”).

  • Effective date: 15/04/2022.

The content should be noted: Amending and supplementing regulations on contents with at least in independent audit of operations of the internal control system of credit institutions and foreign bank branches.

Specifically, Clause 2 Article 1 of Circular No. 24/2021/TT-NHNN stipulates:Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 39/2011/TT-NHNN

2. Amending and supplementing Clause 2, Article 8 as follows:

“2. Independently audit the operation of the internal control system of a credit institution or foreign bank branch with at least the following contents:

a) Auditing the internal control system of credit institutions, foreign bank branches (including internal mechanisms, policies, processes and regulations) in compliance with current law provisions and regulations of the State Bank on the internal control system of credit institutions and foreign bank branches.

For the contents of the internal control system that have been audited for compliance without any change, such content is not required to be re-audited;

b) Auditing the operation of the internal control system for the preparation and presentation of financial statements;

c) In addition to the audit contents specified at Points a and b of this Clause, the commercial bank or foreign bank branch must audit the operation of the internal control system for the content of the internal assessment on the sufficient capital level of commercial banks and foreign bank branches in accordance with the State Bank’s regulations on internal control system.””

2. LEGAL DOCUMENTS ARE ISSUED IN 03/2022

Decision No. 422/QD-NHNN issuing the Action plan of the banking industry implementation of the Government’s Resolution No.11/NQ-CP dated January 30, 2022

  • Name of legal document: Decision No. 422/QD-NHNN issued on 18/03/2022 by the State Bank of Vietnam issuing the Action plan of the banking industry implementation of the Government’s Resolution No.11/NQ-CP dated January 30, 2022 (referred to as the “Decision No. 422/QD-NHNN”).

  • Effective date: 18/03/2022.

The content should be noted: Regulation on organization of implementation ofr credit institutions and foreign bank branches.

Specifically, Item 2 Part III of Decision No. 422/QD-NHNN stipulates: III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

2. Credit institutions, foreign bank branches

2.1. Continuing to drastically implement measures to support customers affected by the COVID-19 epidemic to ensure the right regulations and right subjects. In particular, focusing on classifying customers affected by the COVID-19 epidemic and assessing the full repayment ability of customers to ensure that the support is appropriate to the level of impact of the epidemic. Prioritize and focus on lending to industries and sectors that are encouraged, serving production, import-export, international payment, etc., according to the socio-economic development orientation approved by the Party, National Assembly, Government and the Prime Minister to create favorable conditions for enterprises and people to access credit sources to restore production and business after the COVID-19 epidemic.

2.2. Improving financial capacity, strictly implement the direction of the State Bank in Directive No. 01/CT-NHNN in 2022 and 2023 on minimizing operating costs, reducing profit targets, paying dividends, increasing strengthen risk provisioning to strive to continue to reduce lending interest rates as prescribed in point 1, Section II of this Action Plan, and at the same time improve resisting ability for negative and unpredictable impacts of the COVID-19 epidemic.

2.3. Researching and deploying appropriate payment service fee exemption and reduction policies to support enterprises and people facing difficulties due to the impact of the COVID-19 epidemic. At the same time, strictly and regularly supervising and inspecting the observance of the provisions of the law on interest rates and lending fees. Actively reviewing and promptly detecting violations to take appropriate handling measures.

2.4. Strictly controlling credit quality, minimizing bad debt arising, especially in potentially risky fields; promptly detecting and strictly handling violations of laws and internal regulations in credit extension activities; balancing capital sources, using capital for medium and long-term loans, especially strictly controlling credit granting for the purposes of investment, real estate business, BOT, BT transport, investment in corporate bonds…; ensure liquidity and strictly comply with regulations on safety limits and ratios in banking activities and relevant laws.

2.5. Implementing drastically measures to recover bad debts, debts that have used provisions to handle risks, minimize losses for credit institutions, ensure the legitimate interests of the State, shareholders and depositors. Continuing to comprehensively apply solutions to handle bad debts according to Resolution No. 42/2017/QH14 in order to quickly and effectively handle bad debts.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 04/2022)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/04/2022

1.1. Thông tư số 27/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 27/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNNngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 27/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, thay thế một số cụm từ của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNNngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung).

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014, Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014, Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017)

  1. Thay thế một số cụm từ của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:a) Thay thế cụm từ “Bảng cân đối kế toán” bằng cụm từ “Báo cáo tình hình tài chính” tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);b) Thay thế cụm từ “để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng được thực hiện theo hợp đồng, cam kết đã ký” bằng cụm từ “để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật” tại nội dung hạch toán tài khoản 427- Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam, tài khoản 428- Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ quy định tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);c) Thay thế cụm từ “bị tổn thất” bằng cụm từ “đã xử lý rủi ro”, cụm từ “nợ tổn thất” thành “nợ đã xử lý rủi ro” tại tài khoản 97- Nợ khó đòi đã xử lý tại Mục II- Hệ thống tài khoản kế toán và nội dung hạch toán tài khoản 97- Nợ khó đòi đã xử lý tại Mục III- Nội dung hạch toán các tài khoản quy định tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).”

  • Hai là, bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 22/2017/TT-NHNNngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 27/2021/TT-NHNN quy định:Điều 3. Bãi bỏ

  1. Bãi bỏ cáckhoản 5, 14, 25 Điều 3 Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

  2. Bãi bỏđiểm c, điểm h (i) khoản 2 Điều 1 Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.”

1.2. Thông tư số 24/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 24/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNNngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 24/2021/TT-NHNN” và “Thông tư số 39/2011/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/04/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về các nội dung tối thiểu trong kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 24/2021/TT-NHNN quy định:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:

“2. Kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu các nội dung sau đây:

a) Kiểm toán hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trong đó bao gồm các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ) tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đối với những nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ đã được kiểm toán tuân thủ mà không có sự thay đổi thì không phải kiểm toán lại nội dung đó;

b) Kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính;

c) Ngoài nội dung kiểm toán quy định tại điểm a và điểm b khoản này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ.””

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 03/2022

Quyết định số 422/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 422/QĐ-NHNN ban hành ngày 18/03/2022 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CPngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ (sau đây viết tắt là “Quyết định số 422/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 18/03/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về việc tổ chức thực hiện đối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Mục 2 Phần III Quyết định số 422/QĐ-NHNN quy định:III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2. Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

2.1. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng. Trong đó, tập trung phân loại các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và đánh giá khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng để đảm bảo việc hỗ trợ phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch. Ưu tiên, tập trung cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích, phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế… theo định hướng phát triển KT-XH được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19.

2.2. Nâng cao năng lực tài chính, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN các năm 2022 và 2023 về cắt giảm tối đa chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, chia cổ tức, tăng cường trích lập rủi ro để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay theo quy định tại điểm 1 Mục II Kế hoạch hành động này, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ trước ảnh hưởng tiêu cực, khó lường của dịch COVID-19.

2.3. Nghiên cứu, triển khai các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán phù hợp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đồng thời, thực hiện nghiêm và thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lãi suất, phí cho vay. Chủ động rà soát, kịp thời phát hiện các vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp.

2.4. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu, đặc biệt đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, quy định nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, BOT, BT giao thông, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp…; đảm bảo khả năng thanh khoản và tuân thủ đúng các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và quy định của pháp luật có liên quan.

2.5. Thực hiện quyết liệt các biện pháp để thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, hạn chế tối đa tổn thất cho TCTD, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các cổ đông và quyền lợi người gửi tiền. Tiếp tục áp dụng toàn diện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các khoản nợ xấu.”