Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 10/2021)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/10/2021

1.1. Circular No. 11/2021/TT-NHNN prescribing classification of assets, amounts and methods of setting up risk provisions and use of provisions for control and management of risks arising from operations of credit institutions and foreign bank branches

  • Name of legal document: Circular 11/2021/TT-NHNN dated July 30, 2021 of the State Bank of Vietnam prescribing classification of assets, amounts and methods of setting up risk provisions and use of provisions for control and management of risks arising from operations of credit institutions and foreign bank branches (referred to as the “Circular No. 11/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 01/10/2021.

The content should be noted: Stipulating on specific provision amounts

Specifically, Article 12 of Circular No. 11/2021/TT-NHNN stipulates: “Article 12. Specific provision amounts

1. The borrower-specific provision amount is calculated according to the following formula:

Where:

– R: Total borrower-specific provision amount;

–  : refers to total provision amount for the borrower owing the outstanding amounts ranging from 1 to n.

Ri refers to the amount of provision for the outstanding balance of the loan i. Ri is calculated according to the following formula:

Ri = (Ai – Ci) x r

Where:

Ai: The outstanding principal i.

Ci: Deductible value of the security property, financial lease assets, negotiable instruments, other securities used in discounting and resale of Government bonds (hereinafter referred to as collateral) of the debt i.

r: Provisioning rates specific to groups prescribed in clause 2 of this Article.

Where Ci > Ai, Ri is calculated as 0 (zero).

2. Provisioning rates specific to debt groups are as follows:

a) Group 1: 0%;

b) Group 2: 5%;

c) Group 3: 20%;

d) Group 4: 50%;

dd) Group 5: 100%.

3. The collateral or security used as a deduction for calculation of the specific provision amount (R) specified in Clause 1 of this Article must satisfy the following conditions:

a) Credit institutions, foreign bank branches may dispose of security or collateral under guarantee contracts and in accordance with law when borrowers fail to perform their agreed obligations;

b) The expected period of disposition of collateral or security property is not more than 01 (one) year if it is not a real property, and not more than 02 (two) years if it is a real property, and starts from the date on which credit institutions, foreign bank branches have the right to dispose of collateral or security;

c) Collateral or security must conform to laws on secured transactions and other relevant laws;

d) In case where the security or collateral fails to satisfy the conditions specified at point a, b and c of this clause, the deductible value of that security or collateral must be deemed 0 (zero).

4. The deductible value of security property or collateral is determined by multiplying the value of security property or collateral specified in clause 5 of this Article by the deduction rate for each type of security or collateral as provided in Clause 6 of this Article.

Credit institutions, foreign bank branches shall, of their own accord, determine the deduction rate for each type of security or collateral on the basis of the assessment of recoverability when disposing of that security or collateral provided that rate does not exceed the maximum deduction rate applied to specific types of collateral or security property in accordance with clause 6 of this Article.

5. Value of collateral or security property used as a basis to calculate the deduction during the process of setting up a risk provision shall be determined as follows:

a) Gold bars: Their value is determined at the buying price at the head office of an enterprise or credit institution that owns the gold bar brand at the end of the trading day prior to the specific provisioning date;

b) Listed securities (including stocks, fund certificates, derivatives, covered warrants that are already listed): Their value is determined at the closing price quoted on the latest trading day prior to the specific provisioning date. In case where securities already listed on the stock exchange are not traded in 30 (thirty) days before the provisioning date, or are delisted or suspended from trades or cease being traded on the provisioning date, credit institutions, foreign bank branches shall value the collateral or security property in accordance with point e of this clause;

c) Stocks registered for trades on Upcom: Their value is determined at the reference price at the latest trading day promptly before the provisioning date announced by the Stock Exchange. In case where securities already listed on Upcom are not traded in 30 (thirty) days before the specific provisioning date, or are delisted or suspended from trades or cease being traded on the provisioning date, credit institutions, foreign bank branches shall value the collateral or security property in accordance with point e of this clause;

d) Government bonds listed on Stock Exchanges: Their value is determined at the average price by averaging trading prices in the firm-commitment offering session in accordance with the Government’s regulations on issuance, registration, depository, listing and trading of Government debt instruments on the stock market; guiding documents of the Ministry of Finance and other amending, supplementing documents or replacement ones (if any). In case where there is no trading price in the above-mentioned firm-commitment offering session, the bond price applied to calculation of the deduction is the average of the trading prices on the secondary market within the last 10 (ten) working days till the date of setting up of the provision for risk. In case where no trade takes place within the last 10 (ten) working days till the date of setting of the provision for risk, credit institutions, foreign bank branches shall use the par value of the collateral or security property;

dd) Municipal bonds, government-guaranteed bonds and corporate bonds (including credit institutions) listed and registered for trades: Their value is determined at the price defined by averaging trading prices on the secondary market within the last 10 (ten) working days before the provisioning date according to the announcement of the Stock Exchange. In case where no trade takes place within the last 10 (ten) working days till the specified provisioning date, credit institutions, foreign bank branches shall use the par value of the collateral or security property;

e) Securities not listed on the Stock Exchanges, promissory notes, bills, certificates of deposit issued by enterprises (including credit institutions, foreign bank branches): Their par value is used.

In case where, on the specific provisioning date, the equity value is lower than the actual investment capital value of the owners at the issuing organization, the value of collateral or security property shall be determined by

Multiplying the par value of stocks or other securities multiplied by (x) the equity of the issuing organization and then divided by (:) the actual investment capital of owners at the issuing organization.

Where:  The actual investment capital of the owners at the issuing organization and the equity of the issuing organization are determined on the latest balance sheet prior to the specific provisioning date in accordance with regulations of the Ministry of Finance, providing instructions about the corporate accounting regime.

In case where the equity of the issuing organization is negative, the value of collateral or security property used for deduction (Ci) must be deemed zero (zero);

g) Financially leased assets: Their value uses the value determined according to point h of this clause, or the value of the financially leased asset remaining over lease periods is calculated according to the formula:

Value of financially leased assets divided by (:) the lease period agreed upon under the contract multiplied by (x) the remaining lease term under the contract;

h) The value of collateral or security property used as deduction for calculation of the specific provision for movable assets, real property and other types of security or collateral, except for the assets specified at point a, b, c, d, dd and e of this clause is calculated as follows:

(i) Credit institutions, foreign bank branches must hire legally licensed valuing organizations to value collateral or security property used as deduction for calculation of the specific amount of provision at the end of the financial year in the following cases:

Collateral or security property valued by credit institutions, foreign bank branches at VND 50 billion or more is provided to secure debts of borrowers who are related to credit institutions, foreign bank branches and other persons subject to restrictions on credit extension as prescribed in Article 127 of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented); collateral or security property is valued by credit institutions or foreign bank branches at VND 200 billion or more.

Results of valuation of collateral or security property issued by the legally licensed valuing organization are used by credit institutions, foreign bank branches for valuation of collateral or security property used as deduction for calculation of the specific amount of provision.

In case the licensed valuing organization is not capable of valuing, or no other licensed valuing organization values collateral or security property, credit institutions, foreign bank branches shall use the valuation results according to the internal regulations specified at point h of clause 2 of Article 6 herein. If there is no written document on the valuation of the collateral or security property from the valuing organization, and the value of the collateral or security property cannot be determined according to internal rules and regulations, the value of the collateral or security property used as deduction must be deemed 0 (zero);

(ii) Except for the case specified at point h(i) of this clause, credit institutions, foreign bank branches may value the collateral or security property as deduction when calculating the specific amount of provision according to internal rules and regulations laid down at point h of clause 2 of Article 6 in this Circular.

6. Credit institutions, foreign bank branches shall determine the specific deduction rate of each type of collateral or security property according to the principle that the lower the liquidity of the collateral or security property, and the greater the price fluctuation, then the lower the collateral deduction rate. In this principle, the maximum deduction rate of the collateral or security property is calculated as follows:

a) Borrower’s deposit balance, certificate of deposit in Vietnam Dong at the lending credit institution, foreign bank branch: 100%;

b) Government bonds, gold bars in accordance with law on gold trading activities; borrower’s deposit balance, certificate of deposit in foreign currency at the lending credit institution, foreign bank branch: 95%;

c) Municipal bonds, Government-guaranteed bonds; negotiable instruments, promissory notes, bills, bonds issued by the lending credit institutions; balance of deposits, certificates of deposit, promissory notes, bills issued by other credit institutions, foreign bank branches:

– The time left to maturity of less than 1 year:  95%;

– The time left to maturity of 1 year – 5 years:  85%;

– The time left to maturity of more than 5 year:  80%.

d) Securities issued by other credit institutions and listed on the Stock Exchanges: 70%;

dd) Securities issued by enterprises (except credit institutions) and listed on the Stock Exchanges: 65%;

e) Securities that have not yet been listed on the Stock Exchanges, valuable papers, except those specified at point c of this Clause, issued by other credit institutions that have registered for listing securities on the Stock Exchanges: 50%;

Securities that have not yet been listed on the Stock Exchanges, security instruments, except those specified at point c of this clause, issued by other credit institutions that do not register for listing their securities on the Stock Exchanges: 30%;

g) Securities that have not yet been listed on the Stock Exchanges, security instruments issued by enterprises that register for listing their securities on the Stock Exchanges: 30%;

Securities that have not yet been listed on the Stock Exchanges, security instruments issued by enterprises that do not register for listing their securities on the Stock Exchanges: 10%;

h) Real property: 50%;

i) Others: 30%.

7. If any credit institution is in the process of execution of the plan for restructuring, amalgamation and merger under the proposal for restructuring of credit institutions associated with dealing with bad debts that is approved by the Prime Minister, and have financial difficulties, they should report to SBV to seek its approval decision on setting up of risk provisions; In case where the amount of provision for risk is larger than the difference between income and expenditure from the annual business results (excluding the amount set aside in advance for provision for risk within the year), the minimum amount of provision for risk shall be equal to the difference between revenue and expenditure and the credit institution must monitor the amount set aside as the provision for risk in full in accordance with this Circular.”

1.2. Circular No. 12/2021/TT-NHNN prescribing credit institutions and foreign bank branches’ trading of promissory notes, treasury bills, deposit certificates and bonds domestically issued by other credit institutions and foreign bank branches

  • Name of legal document: Circular No. 12/2021/TT-NHNN issued on 30/07/2021 by the State Bank of Vietnam prescribing credit institutions and foreign bank branches’ trading of promissory notes, treasury bills, deposit certificates and bonds domestically issued by other credit institutions and foreign bank branches (referred to as the “Circular No. 12/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 27/10/2021.

Some contents should be noted:

  • Firstly, regulating on rules for trading of financial instruments.

Specifically, Article 3 Circular No. 12/2021/TT-NHNN stipulates: Article 3. Rules for trading of financial instruments

  1. Credit institutions/FBBs are allowed to carry out the trading of financial instruments according to the contents about trading of corporate bonds and/or other financial instruments specified in their licenses issued by SBV.

  2. Buyers and sellers shall assume legal responsibility for their compliance with regulations herein and relevant laws when carrying out trading of financial instruments.

  3. VND (Vietnamese Dong) shall be the currency used in trading of financial instruments.

  4. The financial instrument to be purchased or sold is under the lawful ownership of the seller and is not matured; the seller undertakes that the financial instrument is not in any disputes, is eligible for trading as prescribed by law, and is not undergoing any discounting or rediscounting.

  5. Credit institutions/FBBs shall carry out the trading of bonds in accordance with the Law on Credit Institutions, the Law on Securities, Government’s Decrees on issuance of corporate bonds, legislative documents providing guidance on the Law on Securities, relevant laws and this Circular.

  6. Credit institutions/FBBs shall only purchase promissory notes, treasury bills and deposit certificates whose remaining term to maturity is less than 12 months.  The remaining term to maturity is the length of time commencing on the date of payment for the financial instrument as prescribed in Clause 3 Article 4 hereof and ending on the maturity date of that financial instrument on which its principal and interest must be fully paid.

  7. FBBs shall not be allowed to purchase convertible bonds.

  8. Credit institutions/FBBs shall only carry out trading of financial instruments issued by finance companies or finance lease companies with organizations (including credit institutions/FBBs).”

  • Secondly, regulating on transaction information.

Specifically, Article 3 Circular No. 12/2021/TT-NHNN stipulates: Article 4. Transaction information

The form of transactions in financial instruments must comply with relevant laws.  An agreement on trading of financial instrument shall, inter alia, include the following contents:

  1. Information about the seller and the buyer.

  2. Name of the financial instrument; issuer; term, maturity date and value determined according to face value of the financial instrument.

  3. Date of payment for financial instrument.

  4. Payment amount for financial instrument.

  5. Rights and obligations of the seller and the buyer.”

2. LEGAL DOCUMENTS ARE ISSUED IN 09/2021

Circular No. 14/2021/TT-NHNN amendments to Circular no. 01/2020/TT-NHNN dated march 13, 2020 of the Governor of the State bank of Vietnam providing instructions for credit institutions and foreign branch banks (FBB) on debt rescheduling, exemption or reduction of interest and fees, retention of debt category to assist borrowers affected by Covid-19 pandemic

  • Name of legal document: Circular No. 14/2021/TT-NHNN issued on 07/09/2021 by the State Bank of Vietnam amendments to Circular no. 01/2020/TT-NHNNdated march 13, 2020 of the Governor of the State bank of Vietnam providing instructions for credit institutions and foreign branch banks (FBB) on debt rescheduling, exemption or reduction of interest and fees, retention of debt category to assist borrowers affected by Covid-19 pandemic (referred to as the “Circular No. 14/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 07/09/2021.

Some contents should be noted:

  • Firstly, amending and supplementing on debt rescheduling.

Specifically, Clause 1 Article 1 of Circular No. 14/2021/TT-NHNN stipulates: Article 1. Amendments to some Articles of Circular No. 01/2020/TT-NHNN

1. Amendments to Article 4:

Article 4. Debt rescheduling

An outstanding debt, including the principal and/or interest (including the debts regulated by the Government’s Decree No. 55/2015/ND-CP amended)) may be rescheduled by the credit institution or foreign bank branch (FBB) if it fully satisfies the following conditions:

  1. The debt is a loan or finance lease that is granted before 01/8/2021;

  2. The principal and/or interest occur during the period from 23/01/2020 to 30/6/2022;

  3. The outstanding debt may be rescheduled in one of the following cases:a) The outstanding debt is undue or has been overdue for not more than 10 days according to the concluded agreement, except the cases specified in Point b, Point c, Point d of this Clause;b) The outstanding debt belongs to a debt that occurs before 23/01/2020 and becomes overdue during the period from 23/01/2020 to 30/6/2020;c) The outstanding debt belongs to a debt that occurs during the period from 23/01/2020 to before 10/6/2020 and becomes overdue before 17/5/2021;d) The outstanding debt belongs to a debt that occurs during the period from 10/6/2020 to before 01/8/2021 and becomes overdue during the period from 17/7/2021 to before 07/9/2021.

  4. The borrower is assessed by the credit institution or FBB as incapable of paying the principal and/or interest on schedule under the agreement due to decrease in revenue or income caused by Covid-19 pandemic.

  5. The borrower applies for rescheduling of the debt and is assessed by the credit institution or FBB as capable of fully paying the principal and/or interest after the debt is rescheduled.

  6. Credit institutions and FBBs shall not reschedule debts that violate regulations of law.

  7. The rescheduling period (including debt deferral) shall be appropriate for the impacts of Covid-19 pandemic on the borrower and shall not exceed 12 months from the day on which rescheduling is granted by the credit institution/FBB, or from the original deadline for payment of the outstanding debt.

  8. Debt rescheduling shall be carried out until 30/6/2022.””

  • Secondly, amending and supplementing on reduction and exemption of interest and/or fees.

Specifically, Clause 2 Article 1 of Circular No. 14/2021/TT-NHNN stipulates: Article 1. Amendments to some Articles of Circular No. 01/2020/TT-NHNN

2. Amendments to Article 5:

Article 5. Reduction and exemption of interest and/or fees

  1. Credit institutions and FBBs shall, according to their own rules and regulations, decide reduction and exemption of interest and/or outstanding debts of the debts that arise before 01/8/2021from extend credit (except purchases of corporate bonds) whose principal and/or interest are due during the period from 23/01/2020 to 30/6/2022 but the borrowers are not capable of fully paying the principal and/or interest by the deadline specified in the original agreement due to decrease in revenue or income caused by Covid-19.

  2. Reduction and exemption of interest and/or fees shall be carried out until 30/6/2022.”

  3. Amendments to Clause 2 Article 6 of Circular No. 01/2020/TT-NHNN , which is already amended by Clause 4 Article 1 of Circular No. 03/2021/TT-NHNN):

“2. Credit institutions and FBBs may retain the categories of the debts that occur during the period from 23/01/2020 to before 01/8/2021 and have been categorized in accordance with regulations of the State bank of Vietnam (SBV) regarding the outstanding debts that have been granted rescheduling, reduction or exemption of interest and/or fees as prescribed in Article 4 and Article 5 of this Circular. To be specific:

a) Retain the categories of debts that are categorized on the latest day before the first rescheduling of the outstanding debts mentioned in Point a Clause 3 Article 4 of this Circular;

c) Retain the categories of debts that are categorized on the latest day before the outstanding debts mentioned in Point c and Point d Clause 3 Article 4 of this Circular are categorized as overdue debts;

c) Retain the categories of debts that are categorized on the latest day before the first reduction or exemption of interests on the outstanding debts mentioned in Article 5 of this Circular.””

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 10/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/10/2021

1.1. Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 11/2021/TT-NHNNban hành ngày 30/07/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 11/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về mức trích lập dự phòng cụ thể.

Cụ thể, Điều 12 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định:Điều 12. Mức trích lập dự phòng cụ thể

1. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

Trong đó:

– R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

–  : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai – Ci) x r

Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i.

Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0 (không).

2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

a) Nhóm 1: 0%;

b) Nhóm 2: 5%;

c) Nhóm 3: 20%;

d) Nhóm 4: 50%;

đ) Nhóm 5: 100%.

3. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận;

b) Thời gian xử lý tài sản bảo đảm theo dự kiến không quá 01 (một) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm;

c) Tài sản bảo đảm phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và pháp luật khác có liên quan;

d) Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c Khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi bằng 0 (không).

4. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị tài sản bảo đảm quy định tại khoản 5 Điều này với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như sau:

a) Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể;

b) Chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm đã niêm yết): Giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm e Khoản này;

c) Cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom: Giá tham chiếu tại ngày giao dịch liền kề gần nhất trước ngày trích lập dự phòng rủi ro do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm e Khoản này;

d) Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá bình quân các mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn theo quy định của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp không có mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn nêu trên, giá trái phiếu để tính khấu trừ là bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng rủi ro. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá;

đ) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) đã niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất trước ngày trích lập dự phòng rủi ro do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày tính đến ngày trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá;

e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phát hành: tính theo mệnh giá.

Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, giá trị vốn chủ sở hữu thấp hơn giá trị vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành thì giá trị tài sản bảo đảm được xác định như sau:

Mệnh giá chứng khoán, giấy tờ có giá nhân (x) với vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành chia (:) cho vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành.

Trong đó: Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành và vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành được xác định trên Bảng cân đối kế toán kỳ gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Trường hợp vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành âm, giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ (Ci) phải coi bằng 0 (không);

g) Tài sản cho thuê tài chính: Giá trị của tài sản cho thuê tài chính được định giá theo quy định tại điểm h Khoản này hoặc giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính theo thời gian cho thuê được tính bằng công thức:

Giá trị tài sản cho thuê tài chính chia (:) cho thời gian cho thuê theo hợp đồng nhân (x) với thời gian thuê còn lại theo hợp đồng;

h) Việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể đối với động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác, trừ tài sản quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e Khoản này được thực hiện như sau:

(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể cuối năm tài chính trong các trường hợp sau đây:

Tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá từ 200 tỷ đồng trở lên.

Kết quả định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể.

Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng kết quả định giá theo quy định nội bộ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm của tổ chức định giá và không xác định được giá trị tài sản bảo đảm theo quy định nội bộ thì giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ phải coi bằng 0 (không);

(ii) Trừ trường hợp quy định tại điểm h(i) Khoản này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định nội bộ tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định tỷ lệ khấu trừ cụ thể của từng loại tài sản bảo đảm theo nguyên tắc tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm càng thấp. Trong đó, tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm được xác định như sau:

a) Số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 100%;

b) Trái phiếu Chính phủ, vàng miếng theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 95%;

c) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; công cụ chuyển nhượng, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:

– Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%;

– Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%;

– Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%.

d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;

đ) Chứng khoán do doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;

e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c Khoản này, do tổ chức tín dụng khác có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;

Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c Khoản này, do tổ chức tín dụng khác không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;

g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;

Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;

h) Bất động sản: 50%;

i) Các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.

7. Tổ chức tín dụng trong thời gian triển khai phương án cơ cấu lại, hợp nhất, sáp nhập theo Đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng, gắn với xử lý nợ xấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có khó khăn về tài chính báo cáo Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc trích lập dự phòng rủi ro; trường hợp số tiền trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hàng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi và tổ chức tín dụng phải theo dõi số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định tại Thông tư này.”

1.2. Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2021/TT-NHNNban hành ngày 30/07/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước (sau đây viết tắt là “Thông tư số 12/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 27/10/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 3. Nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, bán giấy tờ có giá phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp và/hoặc giấy tờ có giá khác ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

  2. Bên mua, Bên bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mua, bán  giấy tờ có giá phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

  3. Đồng tiền thực hiện trong giao dịch mua, bán  giấy tờ có giá là đồng Việt Nam.

  4. Giấy tờ có giá được mua, bán thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên bán và chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi; Bên bán có cam kết giấy tờ có giá không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang được chiết khấu, tái chiết khấu.

  5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Nghị định của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các văn bản khác hướng dẫn Luật Chứng khoán, quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này.

  6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng. Thời hạn còn lại là khoảng thời gian được xác định từ ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này đến ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá đó.

  7. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi.

  8. Đối với giấy tờ có giá của công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính phát hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua, bán với tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).”

  • Hai là, quy định về thông tin giao dịch.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định:Điều 4. Thông tin giao dịch

Mọi giao dịch mua, bán giấy tờ có giá phải được thể hiện bằng hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Thỏa thuận về mua, bán giấy tờ có giá phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

  1. Thông tin về Bên bán, Bên mua.

  2. Tên gọi giấy tờ có giá; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; thời hạn giấy tờ có giá; ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá; giá trị theo mệnh giá giấy tờ có giá.

  3. Ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.

  4. Số tiền thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.

  5. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán, Bên mua.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 09/2021

Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 14/2021/TT-NHNNban hành ngày 07/09/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 14/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 07/09/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 14/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 4như sau:

Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  1. Phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

  2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022.

  3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản này;b) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/3/2020;c) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021;d) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 07/9/2021.

  4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

  5. Khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.

  6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

  7. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid -19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

  8. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm lãi, phí nợ.

Cụ thể, Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 14/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

2. Sửa đổi, bổ sungĐiều 5như sau:

Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.

  2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 30/6/2022.”

  3. Sửa đổi, bổ sungkhoản 2 Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN(đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN) như sau:

“2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 01/8/2021 như sau:

a) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đối với số dư nợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

b) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày khoản nợ bị chuyển quá hạn đối với số dư nợ quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

c) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện miễn, giảm lãi lần đầu đối với số dư nợ quy định tại Điều 5 Thông tư này.””

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 08&09/2021)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/08/2021

1.1. Decree No. 58/2021/ND-CP on provision of credit information service

  • Name of legal document: Decree 58/2021/ND-CP dated June 10, 2021 of the Government on provision of credit information service (referred to as the “Decree No. 58/2021/ND-CP”).

  • Effective date: 15/08/2021.

Some content should be noted:

  • Firstly, stipulating on operating principles of provision of credit information.

Specifically, Article 4 of Decree No. 58/2021/ND-CP stipulates: Article 4. Operating principles of provision of credit information

  1. Credit information companies shall provide credit information only after receiving certificate issued by the SBV.

  2. Provision of credit information must comply with regulations and law, ensure truthfulness, objectivity, and not affect legal rights and benefits of relevant organizations and individuals.

  3. Agreements and commitments in provision of credit information specified under this Decree must be made into records or other equally legitimate forms as written documents as per the law.

  4. Credit information companies shall only collect credit information of debtors from participating organizations when the debtors allow the participating organizations to provide their credit information according to Annex I attached hereto.

  5. Principles of providing credit information products:a) Credit information companies shall provide credit information products according to Article 21 hereof;b) Credit information companies shall only provide credit information products which contain identification information of debtors to other participating organizations under consent of the debtors under Annex II attached hereto, except for cases where the organizations receive consent of the debtors according to Clause 4 of this Article;c) Credit information companies shall not provide credit information products which contain identification information of debtors to other organizations and individuals under Point dd Clause 1 Article 21 hereof.”

  • Secondly, stipulating on restrictions in provision of credit information service.

Specifically, Article 6 of Decree No. 58/2021/ND-CP stipulates:Article 6. Restrictions in provision of credit information service

  1. Do not illegally collect, provide information classified as Government secret.

  2. Do not intentionally deviate credit information thereby affecting legal rights and benefits of relevant organizations and individuals.

  3. Do not exchange credit information, or provide credit information for the wrong individuals, for the wrong purposes or illegally.

  4. Do not exploit provision of credit information for personal gain, violating benefits of the Government, or legal rights and benefits of organizations and individuals.

  5. Do not obstruct legal collection and use of credit information of organizations and individuals.”

1.2. Decision No. 1172/QD-NHNN on the publication of administrative procedures to be amended, supplemented, and replaced in the field of credit information activities performed at the single-window divisions within the scope of the State of Vietnam’s management functions.

  • Name of legal document: Decision No. 1172/QD-NHNN issued on 07/07/2021 by the State Bank of Vietnam on the publication of administrative procedures to be amended, supplemented, and replaced in the field of credit information activities performed at the single-window divisions within the scope of the State of Vietnam’s management functions (referred to as the “Decision No. 1172/QD-NHNN”).

  • Effective date: 15/08/2021.

The content should be noted: Regulating on the list of administrative procedures to be amended and supplemented within the scope of management functions of the State Bank of Vietnam, including procedure for approving changes to the content of the Certificate of Credit Information Operations.

Specifically, Section 1, Part I Administrative procedures to be amended, supplemented and replaced within the jurisdiction of the State Bank of Vietnam (Issued together with Decision No. 1172/QD-NHNN) stipulates:

PART I.

LIST OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES

  1. List of administrative procedures to be amended and supplemented within the scope of management functions of the State Bank of Vietnam

No.

Case number of administrative procedures

Name of administrative procedures

The name of the legal document stipulating the content of amendments and supplements

Field

Implementing agencies

Administrative procedures are carried out at the State Bank of Vietnam

2

1.001157

Procedure for approving changes to the content of the Certificate of Credit Information Operations

Decree No. 58/2021/ND-CP dated on 10/06/2021 of the Government on provision of credit information service

Credit information activities

State Bank of Vietnam

1.3. Circular No. 13/2021/TT-NHNN on amendments to Circular No. 26/2013/TT-NHNN dated December 5, 2013 of the State Bank of Vietnam on promulgation of the tariff of charges for payment services offered via the State Bank of Vietnam

  • Name of legal document: Circular No. 13/2021/TT-NHNN issued on 23/08/2021 by the State Bank of Vietnam on amendments to Circular No. 26/2013/TT-NHNN dated December 5, 2013 of the State Bank of Vietnam on promulgation of the tariff of charges for payment services offered via the State Bank of Vietnam (referred to as the “Circular No. 13/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 01/09/2021.

The content should be noted: Amending regulations related to Charges for payment transactions performed via the IBPS is specified in Circular No. 26/2013/TT-NHNN.

Specifically, Article 1 of Circular No. 13/2021/TT-NHNN stipulates: “Article 1. Amendments certain articles of Circular No. 26/2013/TT-NHNN

Article 1a shall be added as follows:

Article 1a:  The charges for payment services as prescribed in point 1.1, 1.2 Section 1 “Charges for payment transactions performed via the IBPS” in Part III “In-country payment service charges” in the Tariff of charges for payment services offered via the State Bank of Vietnam promulgated herewith will be reduced by 50 per cent from September 1, 2021 to June 30, 2022 inclusive.”.

2. LEGAL DOCUMENTS ARE ISSUED IN 07/2021

Circular No. 12/2021/TT-NHNN prescribing credit institutions and foreign bank branches’ trading of promissory notes, treasury bills, deposit certificates and bonds domestically issued by other credit institutions and foreign bank branches

  • Name of legal document: Circular No. 12/2021/TT-NHNN issued on 30/07/2021 by the State Bank of Vietnam prescribing credit institutions and foreign bank branches’ trading of promissory notes, treasury bills, deposit certificates and bonds domestically issued by other credit institutions and foreign bank branches (referred to as the “Circular No. 12/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 27/10/2021.

Some contents should be noted:

  • Firstly, regulating on rules for trading of financial instruments.

Specifically, Article 3 Circular No. 12/2021/TT-NHNN stipulates: Article 3. Rules for trading of financial instruments

  1. Credit institutions/FBBs are allowed to carry out the trading of financial instruments according to the contents about trading of corporate bonds and/or other financial instruments specified in their licenses issued by SBV.

  2. Buyers and sellers shall assume legal responsibility for their compliance with regulations herein and relevant laws when carrying out trading of financial instruments.

  3. VND (Vietnamese Dong) shall be the currency used in trading of financial instruments.

  4. The financial instrument to be purchased or sold is under the lawful ownership of the seller and is not matured; the seller undertakes that the financial instrument is not in any disputes, is eligible for trading as prescribed by law, and is not undergoing any discounting or rediscounting.

  5. Credit institutions/FBBs shall carry out the trading of bonds in accordance with the Law on Credit Institutions, the Law on Securities, Government’s Decrees on issuance of corporate bonds, legislative documents providing guidance on the Law on Securities, relevant laws and this Circular.

  6. Credit institutions/FBBs shall only purchase promissory notes, treasury bills and deposit certificates whose remaining term to maturity is less than 12 months.  The remaining term to maturity is the length of time commencing on the date of payment for the financial instrument as prescribed in Clause 3 Article 4 hereof and ending on the maturity date of that financial instrument on which its principal and interest must be fully paid.

  7. FBBs shall not be allowed to purchase convertible bonds.

  8. Credit institutions/FBBs shall only carry out trading of financial instruments issued by finance companies or finance lease companies with organizations (including credit institutions/FBBs).”

  • Secondly, regulating on transaction information.

Specifically, Article 3 Circular No. 12/2021/TT-NHNN stipulates: Article 4. Transaction information

The form of transactions in financial instruments must comply with relevant laws.  An agreement on trading of financial instrument shall, inter alia, include the following contents:

  1. Information about the seller and the buyer.

  2. Name of the financial instrument; issuer; term, maturity date and value determined according to face value of the financial instrument.

  3. Date of payment for financial instrument.

  4. Payment amount for financial instrument.

  5. Rights and obligations of the seller and the buyer.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 08&09/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/08/2021

1.1. Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ban hành ngày 10/06/2021 của Chính phủ quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng (sau đây viết tắt là “Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Công ty thông tin tín dụng chỉ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.

  2. Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng phải tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo tính trung thực, khách quan và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

  3. Các thỏa thuận, cam kết trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quy định tại Nghị định này phải được lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản theo quy định của pháp luật.

  4. Công ty thông tin tín dụng chỉ được thu thập thông tin tín dụng của khách hàng vay từ các tổ chức tham gia khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức tham gia này cung cấp thông tin tín dụng cho công ty thông tin tín dụng theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

  5. Nguyên tắc cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng:a) Công ty thông tin tín dụng thực hiện cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;b) Công ty thông tin tín dụng chỉ được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức tham gia khác khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức này được sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng do công ty thông tin tín dụng cung cấp theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp tổ chức này được khách hàng vay đồng ý theo quy định tại khoản 4 Điều này;c) Công ty thông tin tín dụng không được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức, cá nhân khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 21 Nghị định này.”

  • Hai là, quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 6. Các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Thu thập, cung cấp trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.

  2. Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

  3. Trao đổi thông tin tín dụng, cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng sai đối tượng, sai mục đích, bất hợp pháp.

  4. Lợi dụng hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng để tư lợi cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  5. Cản trở hoạt động thu thập và sử dụng thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.“

1.2. Quyết định số 1172/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực hoạt động thông tin tín dụng thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1172/QĐ-NHNNban hành ngày 07/07/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực hoạt động thông tin tín dụng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1172/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có thủ tục chấp thuận thay đổi nội dung Giấy chứng nhận hoạt động thông tin tín dụng.

Cụ thể, Mục 1 Phần I Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 1172/QĐ-NHNN) quy định:

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

  1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên TTHC

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

Lĩnh vực

Đơn vị thực hiện

Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2

1.001157

Thủ tục chấp thuận thay đổi nội dung Giấy chứng nhận hoạt động thông tin tín dụng

Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

Hoạt động thông tin tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.3. Thông tư số 13/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 13/2021/TT-NHNNban hành ngày 23/08/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 13/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/09/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến Phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 13/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN

Bổ sung Điều 1a như sau:

Điều 1a: Giảm 50% mức phí thanh toán tại điểm 1.1, 1.2 Mục 1 “Phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng” tại Phần III “Phí dịch vụ thanh toán trong nước” Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022.”.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 07/2021

Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2021/TT-NHNNban hành ngày 30/07/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước (sau đây viết tắt là “Thông tư số 12/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 27/10/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 3. Nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, bán giấy tờ có giá phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp và/hoặc giấy tờ có giá khác ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

  2. Bên mua, Bên bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mua, bán  giấy tờ có giá phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

  3. Đồng tiền thực hiện trong giao dịch mua, bán  giấy tờ có giá là đồng Việt Nam.

  4. Giấy tờ có giá được mua, bán thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên bán và chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi; Bên bán có cam kết giấy tờ có giá không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang được chiết khấu, tái chiết khấu.

  5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Nghị định của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các văn bản khác hướng dẫn Luật Chứng khoán, quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này.

  6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng. Thời hạn còn lại là khoảng thời gian được xác định từ ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này đến ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá đó.

  7. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi.

  8. Đối với giấy tờ có giá của công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính phát hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua, bán với tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).”

  • Hai là, quy định về thông tin giao dịch.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định:Điều 4. Thông tin giao dịch

Mọi giao dịch mua, bán giấy tờ có giá phải được thể hiện bằng hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Thỏa thuận về mua, bán giấy tờ có giá phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

  1. Thông tin về Bên bán, Bên mua.

  2. Tên gọi giấy tờ có giá; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; thời hạn giấy tờ có giá; ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá; giá trị theo mệnh giá giấy tờ có giá.

  3. Ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.

  4. Số tiền thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.

  5. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán, Bên mua.”

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 07/2021)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE ISSUED IN 06/2021

Decree No. 58/2021/ND-CP on provision of credit information service

  • Name of legal document: Decree 58/2021/ND-CP dated June 10, 2021 of the Government on provision of credit information service (referred to as the “Decree No. 58/2021/ND-CP”).

  • Effective date: 15/08/2021.

Some content should be noted:

  • Firstly, stipulating on operating principles of provision of credit information.

Specifically, Article 4 of Decree No. 58/2021/ND-CP stipulates: Article 4. Operating principles of provision of credit information

  1. Credit information companies shall provide credit information only after receiving certificate issued by the SBV.

  2. Provision of credit information must comply with regulations and law, ensure truthfulness, objectivity, and not affect legal rights and benefits of relevant organizations and individuals.

  3. Agreements and commitments in provision of credit information specified under this Decree must be made into records or other equally legitimate forms as written documents as per the law.

  4. Credit information companies shall only collect credit information of debtors from participating organizations when the debtors allow the participating organizations to provide their credit information according to Annex I attached hereto.

  5. Principles of providing credit information products:a) Credit information companies shall provide credit information products according to Article 21 hereof;b) Credit information companies shall only provide credit information products which contain identification information of debtors to other participating organizations under consent of the debtors under Annex II attached hereto, except for cases where the organizations receive consent of the debtors according to Clause 4 of this Article;c) Credit information companies shall not provide credit information products which contain identification information of debtors to other organizations and individuals under Point dd Clause 1 Article 21 hereof.”

  • Secondly, stipulating on restrictions in provision of credit information service.

Specifically, Article 6 of Decree No. 58/2021/ND-CP stipulates:Article 6. Restrictions in provision of credit information service

  1. Do not illegally collect, provide information classified as Government secret.

  2. Do not intentionally deviate credit information thereby affecting legal rights and benefits of relevant organizations and individuals.

  3. Do not exchange credit information, or provide credit information for the wrong individuals, for the wrong purposes or illegally.

  4. Do not exploit provision of credit information for personal gain, violating benefits of the Government, or legal rights and benefits of organizations and individuals.

  5. Do not obstruct legal collection and use of credit information of organizations and individuals.”