Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 07/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2021

Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ban hành ngày 101/06/2021 của Chính phủ quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng (sau đây viết tắt là “Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Công ty thông tin tín dụng chỉ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.

  2. Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng phải tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo tính trung thực, khách quan và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

  3. Các thỏa thuận, cam kết trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quy định tại Nghị định này phải được lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản theo quy định của pháp luật.

  4. Công ty thông tin tín dụng chỉ được thu thập thông tin tín dụng của khách hàng vay từ các tổ chức tham gia khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức tham gia này cung cấp thông tin tín dụng cho công ty thông tin tín dụng theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

  5. Nguyên tắc cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng:a) Công ty thông tin tín dụng thực hiện cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;b) Công ty thông tin tín dụng chỉ được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức tham gia khác khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức này được sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng do công ty thông tin tín dụng cung cấp theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp tổ chức này được khách hàng vay đồng ý theo quy định tại khoản 4 Điều này;c) Công ty thông tin tín dụng không được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức, cá nhân khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 21 Nghị định này.”

  • Hai là, quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 6. Các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Thu thập, cung cấp trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.

  2. Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

  3. Trao đổi thông tin tín dụng, cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng sai đối tượng, sai mục đích, bất hợp pháp.

  4. Lợi dụng hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng để tư lợi cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  5. Cản trở hoạt động thu thập và sử dụng thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.“

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 06/2021)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE ISSUED IN 05/2021

Decision No. 810/QD-NHNN on approving Plan for digital transformation of banking sector by 2025 with orientations towards 2030

  • Name of legal document: Decision 810/QD-NHNN dated May 11, 2021 of the State Bank of Vietnam on approving Plan for digital transformation of banking sector by 2025 with orientations towards 2030 (referred to as the “Decision No. 810/QD-NHNN”).

  • Effective date: 11/05/2021.

Some content should be noted:

  • Firstly, stipulating on basic objectives by 2025 for credit institutions and foreign bank branches.

Specifically, Clause 2.1.2 Subsection 2 Section III of Plan for digital transformation of banking sector by 2025 with orientations towards 2030 (Promulgated together with Decision No. 810/QD-NHNN) stipulates:

III. OBJECTIVES

2. Some specific objectives

2.1.2. For credit institutions and foreign bank branches (hereinafter referred to as “credit institutions”):

a) Customers can perform at least 50% of banking operations completely by digital means;

b) At least 50% of adults use electronic payment services;

c) At least 70% of customer’s transactions can be carried out via digital channels (online channels between customers and banks);

d) More than 30% revenue of at least 60% of credit institutions come from digital channels;

dd) At least 50% of disbursement and lending decisions of commercial banks and financial companies for small loans and consumer loans of individual customers are made in a digital and automated manner;

e) At least 70% of work dossiers of credit institutions are processed and stored by digital means (excluding work dossiers concerning state secrets);”

  • Secondly, stipulating on the task of establishment and development of digital bank models at credit institutions and foreign bank branches in implementation of Plan for digital transformation of banking sector by 2025 with orientations towards 2030.

Specifically, Section 5 of Appendix List of key tasks in implementation of Plan for digital transformation of banking sector by 2025 with orientations towards 2030 (Promulgated together with Decision No. 810/QD-NHNN) stipulates:

No.

Task name

In-charge unit

Cooperating unit

Performing time

Expected results

5

Establishment and development of digital bank models at credit institutions

5.1

Formulate and implement a digital transformation plan/ strategy with a focus on development of digital banking services based on modern core banking and information technology systems in compliance with Vietnamese and international standards that meet management requirements and are suitable for the needs, capacity and potential of credit institutions.

Credit institutions

Intermediary payment service providers, fintech companies and relevant units

Annually

A digital transformation plan/ strategy is promulgated (or incorporated into business development strategies/ IT strategies) and implemented.

5.2

Research, develop and adopt branch models that allow customers to make automatic and self-service transactions based on digital technology application.

Credit institutions

Relevant units

Annually

Self-service branch models are established.

5.3

Promote research and use of artificial intelligence applications and digital technology in provision of banking products and services: analyze and forecast demand, optimize customer journey and experience; detect frauds, store information, analyze data; optimize internal business processes, reduce costs and provide customers with instant support via virtual assistants and robots.

Credit institutions

Relevant units

Annually

Digital banking products and services

5.4

Research adoption of credit scoring solutions for customer data warehouses, open data and third party data and reliable scoring models to facilitate customer’s access to loans via electronic means.

Credit institutions

CIC and relevant units

Annually

Digital banking products and services

5.5

Boost research on integration and expanded connection with other sectors to establish a digital ecosystem and provide diverse products and services aiming for new business models such as open banking to provide friendly, safe, convenient and affordable products and services.

Credit institutions

Credit institutions, intermediary payment service providers, fintech companies and relevant units

Annually

Convenient and creative products and services in cooperation with intermediary payment service providers and fintech companies

5.6

Formulate and adopt a general risk management framework for at least operational, professional, information technology and legal risks.

Credit institutions

Information Technology Department, Banking Supervision Agency and relevant units

2021- 2025

The general risk management framework is promulgated and applied.

5.7

Apply operating models and product development methods in a simplified and flexible manner.

Credit institutions

 

Annually

Simple and flexible operating models

5.8

Research and implement fee policies suitable for small transactions via digital means to encourage use of banking services via digital channels.

Credit institutions

Relevant units

Annually

Bank fee policies are promulgated.

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 06/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 05/2021

Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 810/QĐ-NHNNban hành ngày 11/05/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây viết tắt là “Quyết định số 810/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 11/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mục tiêu cơ bản đến năm 2025 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, khoản 2.1.2 Tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN) quy định:

III. MỤC TIÊU

2. Một số mục tiêu cụ thể

2.1.2. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng):

a) Ít nhất 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số;

b) Ít nhất 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử;

c) Ít nhất 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số (kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết nối mạng internet);

d) Ít nhất 60% tổ chức tín dụng có tỷ trọng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%;

đ) Ít nhất 50% quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động;

e) Ít nhất 70% hồ sơ công việc tại tổ chức tín dụng được xử lý và lưu trữ trên môi trường số (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);”

  • Hai là, quy định về nhiệm vụ hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, Mục 5 Phụ lục Danh mục nhiệm vụ trọng tâm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN quy định:

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Sản phẩm đầu ra dự kiến

5

Hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại TCTD

5.1

Xây dựng và triển khai Kế hoạch/ Chiến lược chuyển đổi số, trong đó chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng số dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin, ngân hàng lõi hiện đại tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước, quốc tế, có khả năng kết nối liên thông, đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành, phù hợp với nhu cầu, năng lực và tiềm lực của TCTD.

TCTD

TGTT, Công ty Fintech và các đơn vị liên quan.

Hàng năm

Kế hoạch/ Chiến lược chuyển đổi số được ban hành (hoặc lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh doanh/ Chiến lược CNTT) và triển khai.

5.2

Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình chi nhánh cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tự động, tự phục vụ (self-service) trên cơ sở ứng dụng công nghệ số.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Hình thành các mô hình chi nhánh tự phục vụ

5.3

Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) và các công nghệ số trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: phân tích, dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa hành trình, trải nghiệm khách hàng; phát hiện gian lận, lưu trữ thông tin, phân tích dữ liệu; tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ nội bộ, tiết giảm chi phí và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tức thời cho khách hàng thông qua trợ lý ảo, robot.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hằng năm

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số

5.4

Nghiên cứu áp dụng giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng, dữ liệu mở, dữ liệu bên thứ ba và mô hình chấm điểm đáng tin cậy để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay bằng phương thức điện tử.

TCTD

CIC và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số

5.5

Đẩy mạnh nghiên cứu tích hợp, kết nối mở rộng với các ngành, lĩnh vực khác để thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hướng đến các mô hình kinh doanh mới như Ngân hàng mở để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện, an toàn tiện lợi với chi phí thấp.

TCTD

TCTD, TGTT, Công ty Fintech và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, sáng tạo trên cơ sở hợp tác với các TGTT, công ty Fintech

5.6

Xây dựng và triển khai Khung quản lý rủi ro tổng thể bao gồm tối thiểu các rủi ro hoạt động, nghiệp vụ, công nghệ thông tin và pháp lý.

TCTD

Cục CNTT, TTGSNH và các đơn vị liên quan

2021- 2025

Ban hành và triển khai Khung quản lý rủi ro tổng thể.

5.7

Triển khai các mô hình hoạt động, phương pháp phát triển sản phẩm theo hướng tinh gọn, linh hoạt.

TCTD

 

Hàng năm

Mô hình hoạt động tinh gọn, linh hoạt

5.8

Nghiên cứu, áp dụng các chính sách phí phù hợp cho các giao dịch nhỏ lẻ thực hiện trên môi trường số để khuyến khích khách hàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên các kênh số.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Ban hành chính sách phí dịch vụ ngân hàng.

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 05/2021)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/05/2021

1.1. Decree No. 21/2021/NĐ-CP on elaborating to the Civil Code regarding security for fulfillment of obligations

  • Name of legal document: Degree No. 21/2021/NĐ-CP issued on 19/03/2021 by the Government on elaborating to the Civil Code regarding security for fulfillment of obligations (referred to as the “Decree No. 21/2021/NĐ-CP”).

  • Effective date: 15/05/2021.

Some contents should be noted:

·        Firstly, stipulating on collateral for security for obligation fulfillment

Specifically, Article 8 of Decree No. 21/2021/NĐ-CP stipulates:Article 8. Collateral for security for obligation fulfillment

Collateral for security for obligation fulfillment includes:

  1. Current properties or off-plan properties, except for cases where the Civil Code or other relevant laws forbid sale, transfer or other change of ownership at the time of establishing security contracts, security measures;

  2. Properties sold under property sale agreements with retention of ownership;

  3. Properties considered as subjects of obligations under infringed bilateral contracts in case of lien measures;

  4. Properties under general public’s ownership if prescribed by relevant laws.”

  • Secondary, stipulating on effectiveness of security contracts

Specifically, Article 22 of Decree No. 21/2021/NĐ-CP stipulates:Article 22. Effectiveness of security contracts

  1. Security contracts certified, verified under the Civil Code or relevant law provisions or at request shall enter into force from the date on which they are certified, verified.

  2. Security contracts not specified under Clause 1 of this Article shall enter into force from the date agreed upon by all parties.  In case no agreement is made, security contracts shall enter into force from the date on which the contracts are signed.

  3. In case collateral is withdrawn under agreement, sections of security contracts that relate to the withdrawn collateral shall no longer be effective; in case collateral is added or replaced, revision of security contracts relating to this collateral shall be implemented according to the Civil Code and other relevant law provisions.

  4. Security measures that have not entered into effect against a third individual shall not alter or nullify security contracts.”

  • Thirdly, stipulating on Effects of security measures against a third individual

Specifically, Article 33 of Decree No. 21/2021/NĐ-CP stipulates: “Article 23. Effects of security measures against a third individual

  1. Security measures shall only take effect against a third individual when security contracts have legally entered into force.

  2. In case security measures require registration according to the Civil Code or other relevant law provisions or are registered under agreement or at request of secured parties, registration shall be carried out in competent agencies as per relevant law provisions when security measures take effect against a third individual.

  3. For cases not specified under Clause 2 of this Article, effect against a third individual in case of pledge of property, deposit or security collateral measure shall start from the date on which secured parties hold collateral. “holding of collateral” specified under this Clause refers to when secure parties directly manage and control collateral or when other individuals manage collateral according to agreements or regulations and law and secured parties control the collateral.

  1. In case collateral under security measures specified under Clause 3 of this Article is given to other individuals for management, effect against a third individual of security measures shall start from the date on which:a) Pledgees, depositees or security collateral receiving parties hold collateral;b) Individuals managing collateral receive collateral directly from pledgers, depositors or security collateral making parties;c) Security contracts take effect when other individuals are directly managing properties which are used as pledge, deposit or security collateral.

  2. Effect against a third individual of escrow deposit measure shall start from the date on which escrow deposit is sent to escrow accounts in credit institutions where escrow deposit is made.”

1.2. Circular No. 01/2021/TT-NHNN regulating on domestic issuance of promissory notes, treasury bills, certificates of deposit, bonds by credit institutions, foreign bank branches

  • Name of legal document: Circular No. 01/2021/TT-NHNN issued on 31/03/2021 by the State Bank regulating on domestic issuance of promissory notes, treasury bills, certificates of deposit, bonds by credit institutions, foreign bank branches (referred to as the “Circular No. 01/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 17/05/2021.

Some contents should be noted:

  • Firstly, regulating the face value of valuable papers.

Specifically, Article 8 Circular No. 01/2021/TT-NHNN stipulates:Article 8. Face value of valuable papers

  1. The face value of a valuable paper is 100,000 (one hundred thousand) Viet Nam Dong or a multiple of 100,000 (one hundred thousand) Viet Nam Dong.

  2. The face value of valuable papers (except bonds) issued in the form of pre-printed certificates or under agreement issued by credit institutions, foreign bank branches with buyers.

  3. The face value of a bond issued in the form of a certificate is pre-printed on the bond.

  4. The face value of the valuable paper issued not in the form of a certificate is agreed upon by the issuing credit institution or foreign bank branch with the buyer. ”

  • Secondly, stipulating the time limit, issuance date and maturity date of the valuable paper.

 Specifically, Article 10 of Circular No. 01/2021/TT-NHNN stipulates: “Article 10. Time limit, issuance date and payment due date of valuable papers

  1. Bonds with a time limit of one year or more, with a specific term prescribed by the credit institution. Bonds that are issued in the same batch and the same term are recorded on the same date of issue and the same date of maturity.

  2. Time limit, date of issue and due date for promissory notes, treasury bills and certificates of deposit shall be stipulated by credit institutions, foreign bank branches. ”

1.3. Circular No. 02/2021/TT-NHNN guiding foreign currency transactions on the foreign currency market by credit institutions licensed to conduct foreign exchange activities

  • Name of legal document: Circular No. 02/2021/TT-NHNN issued on 31/03/2021 by the State Bank guiding foreign currency transactions on the foreign currency market by credit institutions licensed to conduct foreign exchange activities (referred to as the “Circular No. 01/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 17/05/2021.

Some contents should be noted:

  • Firstly, regulating on the transaction currency and the exchange rate.

Specifically, Article 5 of Circular No. 02/2021/TT-NHNN stipulates: Article 5. Currency of the transaction and exchange rate

  1. An authorized credit institution must prescribe the types of foreign currency transacted at the credit institution.

  2. The spot exchange rate between VND and USD in a spot transaction and a spot transaction in a swap transaction is determined on the basis of the central exchange rate announced by the State Bank on the date of the transaction and the amplitude range specified by the State Bank.

  3. The forward exchange rate between the Viet Nam Dong and the US dollar in a forward transaction or a forward transaction in a swap transaction shall be agreed upon by the parties to the transaction but must not exceed the rate determined on the basis:a) The spot exchange rate on the transaction date;b) The difference between the two current interest rates is the refinancing rate announced by the State Bank and the US dollar target rate of the Federal Funds Target Rate. If the US dollar target interest rate is in the range, the lowest interest rate within that range will be applied.c) Term of the transaction.

  4. The exchange rate between Viet Nam Dong and foreign currencies other than the US dollar and the exchange rate between those foreign currencies in foreign currency transactions shall be agreed upon by the parties.

  5. Authorized credit institutions must post up spot rates between Viet Nam Dong and foreign currencies in transactions with customers at foreign currency transaction locations of the authorized credit institutions and on the official website (if applicable). Authorized credit institutions conducts transactions with customers at the listed exchange rate, unless the two parties agree otherwise on the applicable exchange rate at the time of transaction.”

  • Secondly, Specifically, Article 8 of Circular No. 02/2021/TT-NHNN stipulates: “Article 8. Transaction fees

Authorized credit institutions are not allowed to charge transaction fees for foreign currency transactions. ”

1.4. Circular No. 03/2021/TT-NHNN amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 01/2020/TT-NHNN dated March 13, 2020 of the Governor of the State bank of Vietnam regulations debt rescheduling, exemption or reduction of interest and fees, retention of debt category to assist borrowers affected by covid-19 pandemic

  • Name of legal document: Circular No. 03/2021/TT-NHNN issued on 02/04/2021 by the State Bank amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 01/2020/TT-NHNN dated March 13, 2020 of the Governor of the State bank of Vietnam regulations debt rescheduling, exemption or reduction of interest and fees, retention of debt category to assist borrowers affected by Covid-19 pandemic (referred to as the “Circular No. 02/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 17/05/2021.

The content should be noted: amending and supplementing regulation on reduction and exemption of interest and/or fees.

Specifically, Clause 3 of Article 1 stipulates: “Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 01/2020/TT-NHNN

  1. Amending and supplementing Article 5 as follows:

“Article 5. Reduction and exemption of interest and/or fees

  1. Credit institutions and foreign bank branches shall decide on the exemption or reduction of interests and fees according to internal regulations for the outstanding balance of debts arising before June 10, 2020 from credit extension activities. (except for the purchase and investment of corporate bonds) whose obligations to repay principal and / or interest are due during the period from January 23, 2020 to December 31, 2021 and the customer has no ability to repay principal and / or interest on time according to contracts or agreements due to declining revenue and income due to the impact of Covid-19 pandemic.

  2. The exemption or reduction of interests and fees for customers according to the provisions of this Circular will be implemented until December 31, 2021.””

1.5. Decision No. 649/QĐ-NHNN on the announcement of administrative procedures to be abolished in the monetary operation sector performed at the One-Stop Department under the jurisdiction of the State Bank of Vietnam

  • Name of legal document: Decision No. 649/QĐ-NHNN issued on 15/04/2021 by the State Bank Decision No. 649/QĐ-NHNN on the announcement of administrative procedures to be abolished in the monetary operation section performed at the One-Stop Department under the jurisdiction of the State Bank of Vietnam (referred to as the “Decision No. 649/QĐ-NHNN”).

  • Effective date: 17/05/2021.

The content should be noted: Annul the procedures for approval of plan for public bond issuance of credit institutions.

Specifically, ADMINISTRATIVE PROCEDURES TO BE ABOLISHED IN THE MONETARY OPERATION SECTOR UNDER THE JURISDICTION OF THE STATE BANK OF VIETNAM (Issued together with Decision No. 649/QĐ-NHNN dated April 15, 2021 of the Governor of the Bank State) stipulates:

No.

Number of administrative procedure dossier

Name of administrative procedure

The name of the legal document stipulates the abolition of administrative procedures

Sector

Implementing agencies

01

1.001754

Procedures for approval of plan for public bond issuance of credit institutions

Circular No. 01/2021/TT-NHNN dated March 31, 2021 of the Governor of the State Bank of Vietnam prescribing issuance of promissory notes, treasury bills, deposit certificates and domestic bonds by credit institutions and foreign bank branches

Monetary operation

Money Policy Department

2. LEGAL DOCUMENTS ARE ISSUED IN 04/2021

2.1. Circular No. 04/2021/TT-NHNN on refinancing of credit institutions after credit institutions for VIETNAM AIRLINES JSC and the restructuring of repayment term, keeping intact debt group, setting up a risk provision for debts of VIETNAM AIRLINES JSC due to the influence of Covid-19pandemic

  • Name of legal document: Circular No. 04/2021/TT-NHNN dated April 5, 2021 of the Governor of the State Bank of Vietnam on refinancing of credit institutions after credit institutions for VIETNAM AIRLINES JSC and the restructuring of repayment term, keeping intact debt group, setting up a risk provision for debts of VIETNAM AIRLINES JSC due to the influence of Covid-19pandemic (referred to as the “Circular No. 04/2021/TT-NHNN”).

  • Effective date: 05/04/2021.

Some content should be noted:

  • Firstly, stipulating on refinance amount.

Specifically, Article 4 of Circular No. 04/2021/TT-NHNN stipulates: Article 4. Refinance amount

  1. The maximum refinance amount for each VNA loan must not exceed the loan amount of each VNA loan under the refinancing application form of a credit institution.

  2. The total refinance amount for credit institutions is maximum of 4,000 billion dong (four thousand billion dong).”

  • Secondly, stipulating on refinance interest rate.

Specifically, Article 5 of Circular No. 04/2021/TT-NHNN stipulates: “Article 5. Refinance interest rate

  1. The refinance interest rate is 0%/year, applicable to the refinancing term and the refinancing term (if any).

  2. The interest rate applicable to overdue refinancing principals is equal to 150% of the refinancing interest rate announced by the State Bank from time to time at the time when the refinancing is transferred overdue.”

  • Thirdly, stipulating on collateral.

Specifically, Article 6 of Circular No. 04/2021/TT-NHNN stipulates: Article 6. Collateral

The State Bank refinancing without collateral for credit institutions.

2.2. Decision No. 617/QĐ-NHNN on the announcement of new administrative procedures issued in the monetary operation sector, performed at the One-door Department under the jurisdiction of the State Bank of Vietnam

  • Name of legal document: Decision No. 617/QĐ-NHNN issued on 06/04/2021 by the State Bank on the announcement of new administrative procedures issued in the monetary sector, performed at the one-door department under the jurisdiction of the State Bank of Vietnam (referred to as the “Decision No. 617/QĐ-NHNN”).

  • Effective date: 06/04/2021.

The content should be noted: Stipulating procedures for refinancing approval for credit institutions after the credit institution lends to VIETNAM AIRLINES JSC.

Specifically, Item 1, Part II New administrative procedures issued in the monetary sector, performed at the one-door department under the jurisdiction of the State Bank of Vietnam, issued together with Decision No. 617/QD-NHNN stated: “1. Procedures for refinancing approval for credit institutions after credit institutions lend to VIETNAM AIRLINES JSC.

– The order of execution:

Step 1: The credit institution sends 01 application for refinancing loan according to Appendix I issued together with Circular No. 04/2021/TT-NHNN dated April 5, 2021 to the head office of the State Bank.

Step 2: Within 12 working days from the date of receipt of the request for refinancing loan from the credit institution, the State Bank of Vietnam shall issue a decision to refinance the credit institution, in case of disagreement, the State Bank shall issue a written document clearly stating the reason to the credit institution.

– The way to perform:

+ Head office of the State Bank (directly at the One-Door Department); or

+ Postal service.

– Dossier composition: Application for refinancing loan according to Appendix I issued together with Circular No. 04/2021/TT-NHNN.

Number of dossier: 01 set.

Processing term: 12 working days from the date of receipt of complete and valid dossier.

Subjects of administrative procedures: Credit institutions.

– Administrative procedure settlement agency: State Bank of Vietnam (Monetary Policy Department).

Result of the implementation of administrative procedures: Decision on refinancing.

Fees and charges: No.

Name of application form, declaration form: Re-financing application form according to Appendix I issued together with Circular No. 04/2021/TT-NHNN.

The legal basis of administrative procedures:

+ Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

+ Law on Credit Institutions dated June 16, 2010; Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

+ Circular No. 04/2021/TT-NHNN dated April 5, 2021 of the Governor of the State Bank of Vietnam on refinancing of credit institutions after credit institutions for VIETNAM AIRLINES JSC and the restructuring of repayment term, keeping intact debt group, setting up a risk provision for debts of VIETNAM AIRLINES JSC due to the influence of Covid-19pandemic./ .”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 05/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/05/2021

1.1. Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ Luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ban hành ngày 19/03/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ Luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sau đây viết tắt là “Nghị định số 21/2021/NĐ-CP”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Cụ thể, Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định:Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

    1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

    2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

    3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

    4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

·        Hai là, quy định về Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

Cụ thể, Điều 22 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định:Điều 22. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

    1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.

    2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.

    3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

    4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.”

  • Ba là, quy định về hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba

Cụ thể, Điều 23 Nghị định số 21/NĐ-CP quy định: “Điều 23. Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba

    1. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.

    2. Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

    3. Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này.

    1. Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm:a) Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;b) Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;c) Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược.

    2. Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.”

1.2. Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 01/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mệnh giá của giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Mệnh giá của giấy tờ có giá

    1. Mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.

    2. Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

    3. Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.

  1. Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành không theo hình thức chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.”

  • Hai là, quy định thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 10 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 10. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá

    1. Trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể do tổ chức tín dụng quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.

    2. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.”

1.3. Thông tư số 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (sau đây viết tắt là “Thông tư số 02/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định: Điều 5. Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch

    1. Tổ chức tín dụng được phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.

    2. Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.

    3. Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:a) Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch;b) Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.c) Kỳ hạn của giao dịch.

    4. Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.

    5. Tổ chức tín dụng được phép phải niêm yết tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng tại các địa điểm giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và trên trang thông tin điện tử chính thức (nếu có). Tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch với khách hàng theo tỷ giá niêm yết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác về tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch.”

  • Hai là, quy định về phí giao dịch

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Phí giao dịch

Tổ chức tín dụng được phép không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.”

1.4. Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ban hành ngày 02/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNNngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 03/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm lãi, phí.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-NHNN quy định:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

  1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 5như sau:

“Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.

  2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 31/12/2021.””

1.5. Quyết định số 649/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 649/QĐ-NHNN ban hành ngày 15/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 649/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ Thủ tục chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TIỀN TỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Ban hành kèm Quyết định số 649/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) quy định:

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Đơn vị thực hiện

01

1.001754

Thủ tục chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng

Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hoạt động tiền tệ

Vụ Chính sách tiền tệ

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 04/2021

2.1. Thông tư số 04/2021/TT-NHNN về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 04/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 05/04/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về số tiền tái cấp vốn.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 4. Số tiền tái cấp vốn

  1. Số tiền tái cấp vốn tối đa đối với từng khoản cho vay VNA không vượt quá số tiền cho vay của từng khoản cho vay VNA theo Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.

  2. Tổng số tiền tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng (bốn nghìn tỷ đồng).”

  • Hai là, quy địn về lãi suất tái cấp vốn.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-NHNN quy định:Điều 5. Lãi suất tái cấp vốn

  1. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, áp dụng đối với thời hạn tái cấp vốn và thời hạn gia hạn tái cấp vốn (nếu có).

  2. Lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được chuyển quá hạn.”

  • Ba là, quy định về tài sản bảo đảm.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 04/2021/TT-NHNN quy định: Điều 6. Tài sản bảo đảm

Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng.”

2.2. Quyết định số 617/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 617/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 617/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 06/04/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về thủ tục chấp thuận tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay.

Cụ thể, Mục 1 Phần II thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 617/QĐ-NHNN quy định:1. Thủ tục chấp thuận tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức tín dụng gửi 01 bản Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước.

Bước 2: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng, trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do gửi tổ chức tín dụng.

Cách thức thực hiện:

+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); hoặc

+ Dịch vụ bưu chính.

Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tín dụng.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định tái cấp vốn.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN .

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

+ Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19./.”