Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2018)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/11/2018

Thông tư số 24/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các thông tư, văn bản có quy định về chế độ báo cáo định kỳ

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 24/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/9/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các thông tư, văn bản có quy định về chế độ báo cáo định kỳ (say đây viết tắt là “Thông tư số 24/2018/NĐ-CP”).

  • Ngày có hiệu lực: 15/11/2018.

Nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép[1].

Cụ thể, điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định số 24/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 10 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Chế độ báo cáo

Tổ chức tín dụng được phép thực hiện báo cáo tình hình mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.””

  • Hai là, bãi bỏ Phụ lục 3 – Phụ lục về mẫu báo cáo ban hành kèm theo Thông tư số 20/2011/TT-NHNN.

Cụ thể, điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư số 24/2018/TT-NHNN quy định: “Bãi bỏ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2011/TT-NHNN.”

  • Ba là, bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về thực hiện các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng tại Thông tư số 47/2014/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 4 Thông tư số 24/2018/TT-NHH quy định: “Bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về thực hiện các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng tại Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47/2014/TT-NHNN) như sau:

Bãi bỏ khoản 1 Điều 20 Thông tư số 47/2014/TT-NHNN.”

  • Bốn là, bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về an toàn bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet tại Thông tư số 35/2016/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 5 Thông tư số 24/2018/TT-NHNN quy định: “Bãi bỏ báo cáo định kỳ hàng năm về an toàn bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet tại Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2016/TT-NHNN) như sau:

Bãi bỏ khoản 3 Điều 20 Thông tư số 35/2016/TT-NHNN.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 09/2018 VÀ THÁNG 10/2018

2.1.  Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-NHNN hợp nhất nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do ngân hàng nhà nước việt nam ban hành

  • Tên văn bản pháp luật: Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-NHNN ban hành ngày 25/9/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hợp nhất nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (sau đây viết tắt là “Văn bản hợp nhất số 17/7VBNH-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 25/9/2018.

Nội dung có thể lưu ý: hợp nhất Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2018 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.

 2.2. Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: T ban hành ngày 21/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 18/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về quản lý tài sản công nghệ thông tin.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định: “Quản lý tài sản công nghệ thông tin

1. Các loại tài sản công nghệ thông tin bao gồm:

a) Tài sản thông tin: các dữ liệu, thông tin ở dạng số được xử lý, lưu trữ thông qua hệ thống thông tin;

b) Tài sản vật lý: các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, vật mang tin và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của hệ thống thông tin;

c) Tài sản phần mềm: các phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích, phần mềm lớp giữa, cơ sở dữ liệu, chương trình ứng dụng, mã nguồn và công cụ phát triển.

2. Tổ chức lập danh sách của tất cả các tài sản công nghệ thông tin gắn với từng hệ thống thông tin theo quy định tại Khoản 3, Điều 4[2] Thông tư này. Định kỳ hàng năm rà soát và cập nhật danh sách tài sản công nghệ thông tin.

3. Căn cứ theo mức độ quan trọng của hệ thống thông tin, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ phù hợp với từng loại tài sản công nghệ thông tin.

4. Căn cứ phân loại tài sản công nghệ thông tin tại Khoản 1 Điều này, tổ chức xây dựng và thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài sản theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Thông tư này.”

  • Hai là, quy định những công việc tổ chức[3] cần thực hiện khi cá nhân trong tổ chức chấm dứt hoặc thay đổi công việc.

Cụ thể, Điều 15 Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định: “Chấm dứt hoặc thay đổi công việc

Khi cá nhân trong tổ chức chấm dứt hoặc thay đổi công việc, tổ chức thực hiện:

  1. Xác định trách nhiệm của cá nhân khi chấm dứt hoặc thay đổi công việc.

  2. Yêu cầu cá nhân bàn giao lại tài sản công nghệ thông tin.

  3. Thu hồi ngay quyền truy cập hệ thống thông tin của cá nhân nghỉ việc.

  4. Thay đổi kịp thời quyền truy cập hệ thống thông tin của cá nhân thay đổi công việc bảo đảm nguyên tắc quyền vừa đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

  5. Rà soát, kiểm tra đối chiếu định kỳ tối thiểu sáu tháng một lần giữa bộ phận quản lý nhân sự và bộ phận quản lý cấp phát, thu hồi quyền truy cập hệ thống thông tin nhằm bảo đảm tuân thủ Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

  6. Thông báo cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Công nghệ thông tin) các trường hợp cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tổ chức bị kỷ luật với hình thức sa thải, buộc thôi việc hoặc bị truy tố trước pháp luật do vi phạm quy định về an toàn thông tin.”

  • Ba là, quy định về tiêu chí lựa chọn bên thứ ba cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.

Cụ thể, Điều 33 Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định: “Tiêu chí lựa chọn bên thứ ba cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

Tiêu chí lựa chọn bên thứ ba bao gồm các nội dung tối thiểu sau:

1. Bên thứ ba phải là doanh nghiệp.

2. Có hạ tầng công nghệ thông tin tương ứng với dịch vụ mà tổ chức sử dụng đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Các quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Có chứng nhận quốc tế còn hiệu lực về bảo đảm an toàn thông tin.”

2.3. Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc (sau đây viết tắt là “Thông tư số 19/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 12/10/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về đối tượng áp dụng của Thông tư sô 19/2018/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN quy định: “Đối tượng áp dụng

  1. Thương nhân Việt Nam, thương nhân Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

  2. Cư dân biên giới Việt Nam, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

  3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng được phép).

  4. Chi nhánh của ngân hàng được phép đặt tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc (sau đây gọi là chi nhánh ngân hàng biên giới).

  5. Tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc.

  6. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thanh toán trong thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.”

  • Hai là, quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt

Cụ thể, Điều 15 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN quy định: “Xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt

1. Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới được thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt để điều hòa lượng tiền mặt phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng biên giới.

2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt được thực hiện qua cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính tại khu vực biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc.

3. Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới khi xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt có trách nhiệm:

a) Khai báo Hải quan cửa khẩu theo quy định của pháp luật;

b) Có biện pháp quản lý, giám sát, bảo đảm an toàn trong việc giao nhận, bảo quản và vận chuyển CNY tiền mặt và VND tiền mặt;

c) Tự chịu rủi ro liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền mặt.”

  • Ba là, quy định trách nhiệm của ngân hàng được phép trong quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Cụ thể, Điều 19 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN quy định: “Trách nhiệm của ngân hàng được phép

1. Ngân hàng được phép có trách nhiệm:

a) Chấp hành đầy đủ và hướng dẫn khách hàng thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư này;

b) Xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ, chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới ngoài các trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều này còn có trách nhiệm:

a) Niêm yết, công bố tỷ giá mua, tỷ giá bán CNY/VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

b) Ban hành văn bản nội bộ về hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY và hoạt động thanh toán bằng đồng CNY trong hệ thống ngân hàng được phép phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khi thỏa thuận hợp tác thanh toán với ngân hàng của Trung Quốc.”

2.4. Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về giám sát các hệ thống thanh toán

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ban hành ngày 30/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giám sát các hệ thống thanh toán (sau đây viết tắt là “Thông tư số 20/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, giải thích các từ ngữ “Hệ thống thanh toán”, “Hệ thống thanh toán quan trọng”.

Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định:

1. Hệ thống thanh toán là hệ thống bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định, quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia.

2. Hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

a) Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị thanh toán so với các hệ thống thanh toán cùng loại; hoặc

b) Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao; hoặc

c) Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho các giao dịch trên thị trường tài chính.

Các hệ thống thanh toán quan trọng quy định tại Thông tư này bao gồm: Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; Hệ thống thanh toán ngoại tệ (do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vận hành); Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

  • Hai là, quy định về nội dung giám sát của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định: Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  1. Tình hình hoạt động chung của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm thông tin về thời gian hoạt động, tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán của từng dịch vụ được cung ứng (dịch vụ thanh toán giá trị cao, dịch vụ thanh toán giá trị thấp, dịch vụ thanh toán ngoại tệ, dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống thanh toán khác).

  2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  4. Những thay đổi trong hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.

  • Ba là, ban hành các Phụ lục nhằm thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-NHNN.

Cụ thể,

  • Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  • Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định Số liệu hoạt động của Hệ thống thanh toán ngoại tệ, Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

  • Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Báo cáo tình hình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.

  • Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Thông báo sự cố.

  • Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán.

2.5. Quyết định số 1403/QĐ-TCT về việc ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa hệ thống của Tổng cục Thuế và Ngân hàng thương mại, Đơn vị trung gian thanh toán đáp ứng nộp thuế điện tử bằng hình thức nộp qua Internet Banking

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1403/QĐ-TCT ban hành ngày 30/8/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa hệ thống của Tổng cục Thuế và Ngân hàng thương mại, Đơn vị trung gian thanh toán đáp ứng nộp thuế điện tử bằng hình thức nộp qua Internet Banking (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1403/QĐ-TCT”).

  • Ngày có hiệu lực: 30/8/2018.

Nội dung có thể lưu ý: ban hành “Chuẩn trao đổi dữ liệu giữa hệ thống của Tổng cục Thuế và Ngân hàng thương mại, Đơn vị trung gian thanh toán đáp ứng nộp thuế điện tử bằng hình thức nộp qua Internet Banking” kèm theo Quyết định số 1403/QĐ-TCT (sau đây viết tắt là “Chuẩn trao đổi dữ liệu”). Chuẩn trao đổi dữ liệu bao gồm một số nội dung sau đây: Dữ liệu trao đổi giữa Tổng cục Thuế và Ngân hàng thương mại, Đơn vị trung gian thanh toán (Mục II Chuẩn trao đổi dữ liệu), Định dạng dữ liệu (Mục III Chuẩn trao đổi dữ liệu), Các loại danh mục (Mục IV Chuẩn trao đổi dữ liệu).

2.6. Thông tư số 21/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 21/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

(Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia sau đây viết tắt là “Thông tư số 37/2016/TT-NHNN”.

Thông tư số 21/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia sau đây viết tắt là “Thông tư số 21/2018/TT-NHNN”.)

  • Ngày có hiệu lực: 31/8/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung hiệu lực thi hành của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 21/2018/TT-NHNN quy định: “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia như sau:

Điều 52 (Thông tư số 37/2016/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 52. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau hết hiệu lực:

a) Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng;

b) Thông tư số 13/2013/TT-NHNN ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 09 ngày 11 tháng 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng;

c) Điều 6 Thông tư số 23/2011/TT-NHNNngày 31 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước.””

  • Hai là, Thông tư số 23/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN hết hiệu lực kể từ ngày 31/8/2018.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 21/2018/TT-NHNN quy định: Thông tư này (Thông tư số 21/2018/TT-NHNN) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2018 và thay thế Thông tư số 23/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.”

2.7. Thông tư số 22/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ban hành ngày 05/9/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 22/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về các loại văn bản cần có trong hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng bao gồm:

  1. “Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự” (Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN)

  2. “Văn bản thông qua danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng (đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát phải nêu rõ nhiệm kỳ)” (khoản 2 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  3. “Lý lịch cá nhân của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm theo mẫu Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này” (khoản 3 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  4. “Phiếu lý lịch tư pháp của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm (khoản 4 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  5. “Bản kê khai người có liên quan của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm theo mẫu Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này” (khoản 5 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  6. “Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm, trong đó văn bằng của người có quốc tịch Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy định của pháp luật có liên quan” (khoản 6 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  7. “Các tài liệu chứng minh việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân sự dự kiến giữ chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng quy định tại điểm d[4]khoản 1 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng” (khoản 7 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  8. “Các tài liệu chứng minh việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân sự dự kiến giữ chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng quy định tại điểm d[5] khoản 4 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng” (khoản 8 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  9. “Tài liệu chứng minh việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện “có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán” đối với nhân sự dự kiến giữ chức danh thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng quy định tại điểm c[6] khoản 3 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng: Văn bản của người đại diện có thẩm quyền của đơn vị nơi nhân sự đã hoặc đang làm việc xác nhận nhân sự làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán và thời gian nhân sự làm việc tại lĩnh vực này hoặc bản sao các văn bản chứng minh lĩnh vực công tác, thời gian đảm nhận nhiệm vụ của nhân sự tại lĩnh vực này” (khoản 9 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  10. “Đối với nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm thuộc trường hợp quy định tại điểm đ[7], e[8] khoản 2 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cử nhân sự dự kiến làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng.” (khoản 10 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN).

  • Hai là, ban hành các mẫu văn bản của hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, mẫu Sơ yếu lý lịch, mẫu Bản kê khai người có liên quan, mẫu Thông báo danh sách những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc),… được quy định lần lượt tại các phụ lục số 01, 02, 03,… ban hành kèm Thông tư số 22/2018/TT-NHNN.

2.8. Nghị định số 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/9/2018 của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Nghị định số 117/2018/NĐ-CP”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định 117/2018.NĐ-CP quy định: “Nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng

  1. Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.

  3. Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.

  4. Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.

  5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.”

  • Hai là, quy định các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức, cá nhân

Cụ thể, Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định: “Các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

b) Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.”

  • Ba là, quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trong việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng.

Cụ thể, Điều 11 Nghị định số 117/2018/NĐ-CP quy định: “Quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phù hợp với quy định của Nghị định này;

b) Từ chối cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân đối với yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng không đúng quy định của pháp luật, Nghị định này hoặc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng bị trùng lắp, không thuộc phạm vi thông tin khách hàng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang lưu giữ theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:

a) Cung cấp thông tin khách hàng trung thực, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng và phạm vi thông tin được yêu cầu cung cấp;

b) Đảm bảo an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp, quản lý, sử dụng, lưu trữ thông tin khách hàng;

c) Giải quyết khiếu nại của khách hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ, cung cấp thông tin khách hàng;

đ) Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định của Nghị định này, pháp luật có liên quan.”

2.9. Thông tư số 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 23/2018/TT-NHNN ban hành ngày 14/9/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân (sau đây viết tắt là “Thông tư số 23/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 23/2018/TT-NHNN quy định: “Nguyên tắc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân

  1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

  2. Việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện trên cơ sở phương án tổ chức lại được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật.

  3. Bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục của quỹ tín dụng nhân dân; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên quỹ tín dụng nhân dân, khách hàng trong quá trình tổ chức lại.

  4. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc tổ chức lại.

  5. Quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.

  6. Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân bị chia, quỹ tín dụng nhân dân tham gia hợp nhất hết hiệu lực khi quỹ tín dụng nhân dân hình thành mới khai trương hoạt động. Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân bị sáp nhập hết hiệu lực khi quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký hợp tác xã.

  • Hai là, quy định các trường hợp thu hồi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân.

Cụ thể, Điều 16 Thông tư số 23/2018/TT-NHNN quy định: “Các trường hợp thu hồi Giấy phép

  1. Quỹ tín dụng nhân dân tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

  2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép.

  3. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.

  4. Quỹ tín dụng nhân dân vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.

  5. Quỹ tín dụng nhân dân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

  6. Quỹ tín dụng nhân dân bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản.

  7. Quỹ tín dụng nhân dân hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.”

[1] Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối

[2] “Điều 4. Phân loại thông tin và hệ thống thông tin

  1. Tổ chức thực hiện phân loại hệ thống thông tin theo mức độ quan trọng quy định tại Khoản 2 Điều này. Danh sách hệ thống thông tin theo mức độ quan trọng phải được người đại diện hợp pháp phê duyệt.”

[3] Tổ chức bao gồm: tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/TT-NHNN).

[4] “Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán”

[5] “Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán”

[6] “Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán”

[7] “Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng”

[8] “Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 10/2018)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/10/2018

Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ban hành ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (sau đây viết tắt là “Nghị định số 116/2018/NĐ-CP”).

  • Ngày có hiệu lực: 25/10/2018.

Nội dung có thể lưu ý: sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng áp dụng của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 116/2018/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm:

1. Sửa đổi khoản 2 Điều 2 và bổ sung khoản 3 vào Điều 2như sau:

“2. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là cá nhân và pháp nhân, bao gồm:

a) Cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại;

b) Pháp nhân bao gồm:

(i) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

(ii) Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các đơn vị sản xuất điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại ý (iii) điểm b khoản 2 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất;

(iii) Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.

3. Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ vay vốn biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ vay vốn không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ vay vốn do mình xác lập, thực hiện.

Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân quy định tại khoản này bao gồm:

a) Hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

b) Hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn nông thôn;

c) Tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

d) Doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ các đối tượng sau: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các đơn vị sản xuất điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất;

đ) Doanh nghiệp tư nhân cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.””

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 08/2018 VÀ THÁNG 09/2018

2.1. Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/2018/TT-NHNN ban hành ngày 21/7/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 18/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về quản lý tài sản công nghệ thông tin.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định: “Quản lý tài sản công nghệ thông tin

1. Các loại tài sản công nghệ thông tin bao gồm:

a) Tài sản thông tin: các dữ liệu, thông tin ở dạng số được xử lý, lưu trữ thông qua hệ thống thông tin;

b) Tài sản vật lý: các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, vật mang tin và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của hệ thống thông tin;

c) Tài sản phần mềm: các phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích, phần mềm lớp giữa, cơ sở dữ liệu, chương trình ứng dụng, mã nguồn và công cụ phát triển.

2. Tổ chức lập danh sách của tất cả các tài sản công nghệ thông tin gắn với từng hệ thống thông tin theo quy định tại Khoản 3, Điều 4[1] Thông tư này. Định kỳ hàng năm rà soát và cập nhật danh sách tài sản công nghệ thông tin.

3. Căn cứ theo mức độ quan trọng của hệ thống thông tin, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ phù hợp với từng loại tài sản công nghệ thông tin.

  1. Căn cứ phân loại tài sản công nghệ thông tin tại Khoản 1 Điều này, tổ chức xây dựng và thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài sản theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Thông tư này.”

  • Hai là, quy định những công việc tổ chức[2] cần thực hiện khi cá nhân trong tổ chức chấm dứt hoặc thay đổi công việc.

Cụ thể, Điều 15 Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định: “Chấm dứt hoặc thay đổi công việc

Khi cá nhân trong tổ chức chấm dứt hoặc thay đổi công việc, tổ chức thực hiện:

  1. Xác định trách nhiệm của cá nhân khi chấm dứt hoặc thay đổi công việc.

  2. Yêu cầu cá nhân bàn giao lại tài sản công nghệ thông tin.

  3. Thu hồi ngay quyền truy cập hệ thống thông tin của cá nhân nghỉ việc.

  4. Thay đổi kịp thời quyền truy cập hệ thống thông tin của cá nhân thay đổi công việc bảo đảm nguyên tắc quyền vừa đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

  5. Rà soát, kiểm tra đối chiếu định kỳ tối thiểu sáu tháng một lần giữa bộ phận quản lý nhân sự và bộ phận quản lý cấp phát, thu hồi quyền truy cập hệ thống thông tin nhằm bảo đảm tuân thủ Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

  6. Thông báo cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Công nghệ thông tin) các trường hợp cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tổ chức bị kỷ luật với hình thức sa thải, buộc thôi việc hoặc bị truy tố trước pháp luật do vi phạm quy định về an toàn thông tin.”

  • Ba là, quy định về tiêu chí lựa chọn bên thứ ba cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.

Cụ thể, Điều 33 Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định: “Tiêu chí lựa chọn bên thứ ba cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

Tiêu chí lựa chọn bên thứ ba bao gồm các nội dung tối thiểu sau:

2. Bên thứ ba phải là doanh nghiệp.

2. Có hạ tầng công nghệ thông tin tương ứng với dịch vụ mà tổ chức sử dụng đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Các quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Có chứng nhận quốc tế còn hiệu lực về bảo đảm an toàn thông tin.”

2.2. Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc (sau đây viết tắt là “Thông tư số 19/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 12/10/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về đối tượng áp dụng của Thông tư sô 19/2018/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 2 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN quy định: “Đối tượng áp dụng

  1. Thương nhân Việt Nam, thương nhân Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

  2. Cư dân biên giới Việt Nam, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

  3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng được phép).

  4. Chi nhánh của ngân hàng được phép đặt tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc (sau đây gọi là chi nhánh ngân hàng biên giới).

  5. Tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc.

  6. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thanh toán trong thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.”

  • Hai là, quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt

Cụ thể, Điều 15 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN quy định: “Xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt

1. Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới được thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt để điều hòa lượng tiền mặt phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng biên giới.

2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt được thực hiện qua cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính tại khu vực biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc.

3. Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới khi xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt có trách nhiệm:

a) Khai báo Hải quan cửa khẩu theo quy định của pháp luật;

b) Có biện pháp quản lý, giám sát, bảo đảm an toàn trong việc giao nhận, bảo quản và vận chuyển CNY tiền mặt và VND tiền mặt;

c) Tự chịu rủi ro liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền mặt.”

  • Ba là, quy định trách nhiệm của ngân hàng được phép trong quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Cụ thể, Điều 19 Thông tư số 19/2018/TT-NHNN quy định: “Trách nhiệm của ngân hàng được phép

1. Ngân hàng được phép có trách nhiệm:

a) Chấp hành đầy đủ và hướng dẫn khách hàng thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư này;

b) Xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ, chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới ngoài các trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều này còn có trách nhiệm:

a) Niêm yết, công bố tỷ giá mua, tỷ giá bán CNY/VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

b) Ban hành văn bản nội bộ về hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY và hoạt động thanh toán bằng đồng CNY trong hệ thống ngân hàng được phép phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khi thỏa thuận hợp tác thanh toán với ngân hàng của Trung Quốc.”

2.3. Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về giám sát các hệ thống thanh toán

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ban hành ngày 30/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giám sát các hệ thống thanh toán (sau đây viết tắt là “Thông tư số 20/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, giải thích các từ ngữ “Hệ thống thanh toán”, “Hệ thống thanh toán quan trọng”.

Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định:

1. Hệ thống thanh toán là hệ thống bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định, quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia.

2. Hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

a) Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị thanh toán so với các hệ thống thanh toán cùng loại; hoặc

b) Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao; hoặc

c) Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho các giao dịch trên thị trường tài chính.

Các hệ thống thanh toán quan trọng quy định tại Thông tư này bao gồm: Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; Hệ thống thanh toán ngoại tệ (do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vận hành); Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

  • Hai là, quy định về nội dung giám sát của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định: Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  1. Tình hình hoạt động chung của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm thông tin về thời gian hoạt động, tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán của từng dịch vụ được cung ứng (dịch vụ thanh toán giá trị cao, dịch vụ thanh toán giá trị thấp, dịch vụ thanh toán ngoại tệ, dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống thanh toán khác).

  2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  4. Những thay đổi trong hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.

  • Ba là, ban hành các Phụ lục nhằm thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-NHNN.

Cụ thể,

  • Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  • Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định Số liệu hoạt động của Hệ thống thanh toán ngoại tệ, Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

  • Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Báo cáo tình hình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.

  • Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Thông báo sự cố.

  • Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán.

2.4. Quyết định số 1403/QĐ-TCT về việc ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa hệ thống của Tổng cục Thuế và Ngân hàng thương mại, Đơn vị trung gian thanh toán đáp ứng nộp thuế điện tử bằng hình thức nộp qua Internet Banking

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1403/QĐ-TCT ban hành ngày 30/8/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành chuẩn trao đổi dữ liệu giữa hệ thống của Tổng cục Thuế và Ngân hàng thương mại, Đơn vị trung gian thanh toán đáp ứng nộp thuế điện tử bằng hình thức nộp qua Internet Banking (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1403/QĐ-TCT”).

  • Ngày có hiệu lực: 30/8/2018.

Nội dung có thể lưu ý: ban hành “Chuẩn trao đổi dữ liệu giữa hệ thống của Tổng cục Thuế và Ngân hàng thương mại, Đơn vị trung gian thanh toán đáp ứng nộp thuế điện tử bằng hình thức nộp qua Internet Banking” kèm theo Quyết định số 1403/QĐ-TCT (sau đây viết tắt là “Chuẩn trao đổi dữ liệu”). Chuẩn trao đổi dữ liệu bao gồm một số nội dung sau đây: Dữ liệu trao đổi giữa Tổng cục Thuế và Ngân hàng thương mại, Đơn vị trung gian thanh toán (Mục II Chuẩn trao đổi dữ liệu), Định dạng dữ liệu (Mục III Chuẩn trao đổi dữ liệu), Các loại danh mục (Mục IV Chuẩn trao đổi dữ liệu).

2.5. Thông tư số 21/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 21/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

(Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia sau đây viết tắt là “Thông tư số 37/2016/TT-NHNN”.

Thông tư số 21/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia sau đây viết tắt là “Thông tư số 21/2018/TT-NHNN”.)

  • Ngày có hiệu lực: 31/8/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung hiệu lực thi hành của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 21/2018/TT-NHNN quy định: “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia như sau:

Điều 52 (Thông tư số 37/2016/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 52. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau hết hiệu lực:

a) Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng;

b) Thông tư số 13/2013/TT-NHNN ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 09 ngày 11 tháng 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng;

c) Điều 6 Thông tư số 23/2011/TT-NHNNngày 31 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước.””

  • Hai là, Thông tư số 23/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN hết hiệu lực kể từ ngày 31/8/2018.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 21/2018/TT-NHNN quy định: Thông tư này (Thông tư số 21/2018/TT-NHNN) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2018 và thay thế Thông tư số 23/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.”

2.6. Thông tư số 22/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ban hành ngày 05/9/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 22/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về các loại văn bản cần có trong hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng bao gồm:

  1. “Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự” (Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN)

  2. “Văn bản thông qua danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng (đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát phải nêu rõ nhiệm kỳ)” (khoản 2 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  3. “Lý lịch cá nhân của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm theo mẫu Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này” (khoản 3 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  4. “Phiếu lý lịch tư pháp của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm (khoản 4 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  5. “Bản kê khai người có liên quan của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm theo mẫu Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này” (khoản 5 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  6. “Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn của nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm, trong đó văn bằng của người có quốc tịch Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy định của pháp luật có liên quan” (khoản 6 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  7. “Các tài liệu chứng minh việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân sự dự kiến giữ chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng quy định tại điểm d[3]khoản 1 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng” (khoản 7 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  8. “Các tài liệu chứng minh việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân sự dự kiến giữ chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng quy định tại điểm d[4] khoản 4 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng” (khoản 8 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  9. “Tài liệu chứng minh việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện “có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán” đối với nhân sự dự kiến giữ chức danh thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng quy định tại điểm c[5] khoản 3 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng: Văn bản của người đại diện có thẩm quyền của đơn vị nơi nhân sự đã hoặc đang làm việc xác nhận nhân sự làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán và thời gian nhân sự làm việc tại lĩnh vực này hoặc bản sao các văn bản chứng minh lĩnh vực công tác, thời gian đảm nhận nhiệm vụ của nhân sự tại lĩnh vực này” (khoản 9 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN);

  10. “Đối với nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm thuộc trường hợp quy định tại điểm đ[6], e[7] khoản 2 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cử nhân sự dự kiến làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng.” (khoản 10 Điều 6 Thông tư số 22/2018/TT-NHNN).

  • Hai là, ban hành các mẫu văn bản của hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, mẫu Sơ yếu lý lịch, mẫu Bản kê khai người có liên quan, mẫu Thông báo danh sách những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc),… được quy định lần lượt tại các phụ lục số 01, 02, 03,… ban hành kèm Thông tư số 22/2018/TT-NHNN.

2.7. Nghị định số 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/9/2018 của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Nghị định số 117/2018/NĐ-CP”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định 117/2018.NĐ-CP quy định: “Nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng

  1. Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.

  3. Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.

  4. Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.

  5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.”

  • Hai là, quy định các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức, cá nhân

Cụ thể, Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định: “Các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

b) Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.”

  • Ba là, quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trong việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng.

Cụ thể, Điều 11 Nghị định số 117/2018/NĐ-CP quy định: “Quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phù hợp với quy định của Nghị định này;

b) Từ chối cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân đối với yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng không đúng quy định của pháp luật, Nghị định này hoặc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng bị trùng lắp, không thuộc phạm vi thông tin khách hàng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang lưu giữ theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:

a) Cung cấp thông tin khách hàng trung thực, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng và phạm vi thông tin được yêu cầu cung cấp;

b) Đảm bảo an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp, quản lý, sử dụng, lưu trữ thông tin khách hàng;

c) Giải quyết khiếu nại của khách hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ, cung cấp thông tin khách hàng;

đ) Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định của Nghị định này, pháp luật có liên quan.”

2.8. Thông tư số 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 23/2018/TT-NHNN ban hành ngày 14/9/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân (sau đây viết tắt là “Thông tư số 23/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 23/2018/TT-NHNN quy định: “Nguyên tắc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân

  1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

  2. Việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện trên cơ sở phương án tổ chức lại được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật.

  3. Bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục của quỹ tín dụng nhân dân; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên quỹ tín dụng nhân dân, khách hàng trong quá trình tổ chức lại.

  4. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc tổ chức lại.

  5. Quỹ tín dụng nhân dân sau khi tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.

  6. Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân bị chia, quỹ tín dụng nhân dân tham gia hợp nhất hết hiệu lực khi quỹ tín dụng nhân dân hình thành mới khai trương hoạt động. Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân bị sáp nhập hết hiệu lực khi quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký hợp tác xã.

  • Hai là, quy định các trường hợp thu hồi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân.

Cụ thể, Điều 16 Thông tư số 23/2018/TT-NHNN quy định: “Các trường hợp thu hồi Giấy phép

  1. Quỹ tín dụng nhân dân tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

  2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép.

  3. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.

  4. Quỹ tín dụng nhân dân vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.

  5. Quỹ tín dụng nhân dân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

  6. Quỹ tín dụng nhân dân bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản.

  7. Quỹ tín dụng nhân dân hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.”

[1] “Điều 4. Phân loại thông tin và hệ thống thông tin

  1. Tổ chức thực hiện phân loại hệ thống thông tin theo mức độ quan trọng quy định tại Khoản 2 Điều này. Danh sách hệ thống thông tin theo mức độ quan trọng phải được người đại diện hợp pháp phê duyệt.”

[2] Tổ chức bao gồm: tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/TT-NHNN).

[3] “Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán”

[4] “Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán”

[5] “Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán”

[6] “Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng”

[7] “Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng”

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 09/2019)

1. LEGAL DOCUMENTS ISSUED IN 08/2019

1.1. Circular No. 11/2019/TT-NHNN regulations on special control for credit institutions

  • Name of legal document: Circular No. 11/2019/TT-NHNN issued on 02/08/2019 by the Governor of the State Bank of Viet Nam NHNN regulations on special control for credit institutions (referred to as the “Circular No. 11/2019/TT-NHNN”).

  • Effective date: 01/10/2019.

The content should be noted: providing the form of special control.

Specifically, Article 7 of Circular No. 11/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 7. Special forms of control

1. Based on the actual situation and level of risks in operations of the credit institution, the Governor of the State Bank or the Director of the branch of State Bank shall consider and decide:

a) Put credit institutions under special control in the form of special supervision or comprehensive control;

b) The content, scope, measures and tasks of control of activities are specified in the Decision of special control, in accordance with the form of special control and content specified in Clause 1, Article 15[1] of this Circular.

2. Special supervision means the placement of a credit institution under the direct control of the State Bank through direct, remote direct control and on-spot inspection by the special control committee for the operation of the credit institution is under special control.

3. Comprehensive control means the placing of a credit institution under the direct control of the State Bank through the direct control and on-spot control of the Special Control Board for daily activities of Credit institutions are under special control.

4. The form of special control is changed as follows:

a) Based on the actual situation and level of risks in operations of the credit institution under special control, the Special Control Board shall propose the Governor of the State Bank (via The Central Banking Inspection and Supervision Authority) change the form of special control to the credit institution under special control specified in Clause 1, Article 6[2] of this Circular or propose the Director of the branch of State Bank to change the form of special control for with credit institutions under special control specified in Clause 2, Article 6 of this Circular;

b) Within 20 days after receiving the recommendations of the Special Control Board specified at Point a of this Clause, the Governor of the State Bank or the Directors of the branches of State Bank shall consider and decide to change the forms of special control for credit institutions are under special control according to their competence prescribed in Article 6 of this Circular.”

1.2. Circular No. 13/2019/TT-NHNN amending and supplementing a number of articles of Circular related to licensing, organization and operation of credit institutions and branches of foreign banks.

  • Name of legal document: Circular No. 13/2019/TT-NHNN issued on 21/08/2019 by the Governor of the State Bank of Viet Nam NHNN amending and supplementing a number of articles of Circular related to licensing, organization and operation of credit institutions and branches of foreign banks (referred to as the “Circular No. 13/2019/TT-NHNN”).

  • Effective date: 05/10/2019.

Some content should be noted:

  • Firstly, amending and supplementing regulations on procedures for approval for provisional lists of personnel of credit institutions and branches of foreign banks.

Specifically, Clause 8 Article 2 Circular No. 13/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 2. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 22/2018/TT-NHNN dated September 5, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam guidelines for procedures and application for approval for provisional lists of personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign banks’ branches (hereinafter referred to as Circular No. 22/2018/TT-NHNN)

8. Article 8 is amended and supplemented as follows:

“Article 8. Procedures for approval for provisional lists of personnel of credit institutions and foreign banks’ branches

  1. The credit institution or foreign bank’s branch shall prepare an application as prescribed in Articles 6 and 7 of this Circular and submit it to the State Bank for the subjects specified in Clause 1, Article 4 of this Circular or the branches of State Bank for the subjects defined in Clause 2, Article 4 of this Circular. If the application is unsatisfactory, within 07 working days from the receipt of the application, the State Bank (Central Banking Inspection and Supervision Authority) shall request the credit institution or foreign bank’s branch in writing to complete it.

  2. The credit institution or foreign bank’s branch shall complete the application at the request of the State Bank (Central Banking Inspection and Supervision Authority) or the branches of State Bank within up to 45 working days from the date on which additional documents are requested in writing by the State Bank (Central Banking Inspection and Supervision Authority). After the aforementioned time limit, the credit institution or foreign bank’s branch shall re-submit an application as prescribed in this Circular to the State Bank or the branches of State Bank for consideration and approval.

  3. Within 30 working days from the receipt of satisfactory application prescribed in Articles 6 and 7 of this Circular, the State Bank shall send a written approval or written rejection of the provisional list of the credit institutions or foreign bank’s branch. In case of rejection, a written explanation of the State Bank or the branches of State Bank shall be provided.””

  • Secondly, amending and supplementing regulations on complying with reporting regulations

Specifically, Clause 9 Article 2 of Circular No. 13/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 2. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 22/2018/TT-NHNN dated September 5, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam guidelines for procedures and application for approval for provisional lists of personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign banks’ branches (hereinafter referred to as Circular No. 22/2018/TT-NHNN)

9. Article 11 is amended and supplemented as follows:

“Article 11. Complying with reporting regulations

1. Credit institutions and branches of foreign banks shall promptly notify in writing to the State Bank of changes related to the satisfaction of criteria and conditions of the personnel to be elected or appointed arising in the course of the State Bank’s consideration of dossiers of application for approval of the list of personnel plans or from the date the State Bank issues written approval of the lists of expected personnel until the personnel are elected, appointed in accordance with the following provisions:

a) For credit institutions and branches of foreign banks defined in Clause 1, Article 4 of this Circular: send to the Central Banking Inspection and Supervision Authority;

b) For branches of foreign banks prescribed in Clause 2, Article 4 of this Circular: send to the branch of State Bank where the branch of foreign bank is located.

2. Within 10 working days after the election, appointment of titles of Chairman and members of the Board of Directors, Chairman and members of the Board of members, Head and members of the Control Board, General Director Directors (directors), credit institutions and branches of foreign banks must send written notices to the State Bank as prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article on the list of elected and appointed persons according to the form in Appendix 03 attached to this Circular. ”.”

  • Thirdly, amending and supplementing regulations on responsibilities of the Central Banking Inspection and Supervision Authority

Specifically, Clause 10 Article 2 of Circular No. 13/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 2. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 22/2018/TT-NHNN dated September 5, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam guidelines for procedures and application for approval for provisional lists of personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign banks’ branches (hereinafter referred to as Circular No. 22/2018/TT-NHNN)

9. Clause 1 Article 121 is amended and supplemented as follows:

“1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall be the focal point to assess the fulfillment of dossiers, standards and conditions of expected personnel of credit institutions and foreign bank branches subject to regulation stipulated in Clause 1, Article 4 of this Circular according to the provisions of the Law on Credit Institutions and this Circular; get opinions from related units ; sum up and submit to the Governor of the State Bank for consideration, written approval or disapproval of expected personnel of the credit institution, branches of foreign banks. “.”

[1] “Article 15. Tasks and powers of the Special Control Board

1. The Special Control Board performs the tasks and powers prescribed in Article 146b of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017). The special control board shall perform its tasks and powers through one or several of the following activities:

a) Request the specially controlled credit institution to provide complete, accurate and timely information, documents and records related to the operations of the specially controlled credit institution, including the following information, documents, records:

(i) Financial situation, actual value of charter capital and reserve funds;(ii) Actual situation on organization, personnel, management, administration, information technology system and internal control system;

(iii) Actual situation of operation, business, investment; solvency when due;

(iv) Situation of assets and collaterals, in which specific reports on bad debt situations, bad receivable debts, potential structural debts become bad debts, bad debts sold to the Management Company unresolved assets, accrued interests must be withdrawn as prescribed by law but not yet withdrawn;

(v) List of customers (excluding credit institutions, branches of foreign banks) receiving credit; list of organizations and individuals sending money; other creditors;

(vi) Other information serving the performance of tasks of the Special Control Board.

b) Requesting the specially controlled credit institution to inventory existing cash and cash equivalents in the whole system on the principle of performing cross-checking, cross – supervising and reporting on performance results within 05 days after completing the inventory;

c) Organizing the supervision of the inventory process specified at Point b of this Clause in accordance with the reality and operation scope of the credit institution under special control;

d) In the period where there is no plan for restructuring or restructuring the credit institution under special control that has not been approved by the competent authority, based on the information, documents and records approved by the group. Specially controlled credit institutions provided for in points a and b of this clause or information from independent audit reports, inspection conclusions and other sources of information, Special Control Board assesses the operational status of the credit institution under special control to actively implement or report to the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority) or the Director of the State Bank branch handling measures in accordance with the reality of specially controlled credit institutions;

dd) Approving before the credit institution under special control performs a number of transactions and operations;

f) Requesting the specially controlled credit institution to report its operation results according to the contents and frequency suitable to the reality of the specially controlled credit institution;

g) Deciding to attend the meetings of the Board of Directors, Board of Members, Board of Controllers of the credit institution that are under special control and give opinions on the contents of the meeting related to powers, duties of the special control committee;

h) Directing, inspecting, supervising and controlling the operations of the credit institution under special control to prevent the hiding, dispersing, pledging, mortgaging, and transferring of assets and other acts that may cause damage to specially controlled credit institutions;

i) Periodically as prescribed in the Decision of special control or when necessary or at the request of the Governor of the State Bank, Director of the State Bank branch, report to the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority, for Special Control Boards of credit institutions under special control specified in Clause 1, Article 6 of this Circular) or Directors of the branches of State Bank (for the Special Control Board of a credit institution under special control specified in Clause 2, Article 6 of this Circular) the situation of management, administration, operation, business, investment, finance, liquidity and other issues (if any) of the credit institution under special control and recommendations and handling measures (if any); results, difficulties and obstacles in the course of implementing the restructuring plan, already approved by the competent authorities, and proposing and proposing handling measures (if any);

k) Promptly reporting to the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority, for the Special Control Board of the specially controlled credit institution specified in Clause 1, Article 6 of the Circular) this Circular) or the Directors of the branches of the State Bank (for the Special Control Board of the credit institution under special control specified in Clause 2, Article 6 of this Circular) unusual developments in activities, potential risks, risks of unsafety and law violations of credit institutions under special control; difficulties and obstacles arising in the process of special control of the credit institution and recommendations, recommendations for handling measures;

l) Promptly notifying the credit institution under special control to information and direction of competent authorities relating to operations and restructuring plans.

m) Other duties assigned by the Governor of the State Bank or the Directors of the branches of the State Bank.”

[2] “Article 6. Competence to make decisions in the special control of the credit institution

1. The Governor of the State Bank shall consider and decide the following contents regarding credit institutions which are not People’s Credit Funds:

a) Putting credit institutions in the cases specified in Clause 1, Article 145 of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017), Article 4 and Article 5 of this Circular into special control;

b) Forms of special control prescribed in Article 7 of this Circular;

c) Establishing of a special control board under the provisions of Articles 14 and 15 of this Circular;

d) Duration of special control;

dd) Noticing of special control as prescribed in Article 9 of this Circular;

e) Disclosing special control information in accordance with Article 10 of this Circular;

g) Actual value of charter capital and reserve funds, record reduction of charter capital of commercial banks subject to special control approved by the Government for compulsory transfer as prescribed in Article 11 of this Circular;

h) Extending of the term of special control as prescribed in Article 12 of this Circular;

i) Terminating special control as prescribed in Article 13 of this Circular;

k) Other contents specified in the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017) and this Circular.

2. Directors of branches of State Bank in provinces, cities under the central Government’s management (hereinafter referred to as branches of the State Bank) shall consider and decide on the following issues for credit institutions being People’s Credit Funds are headquartered in the area:

a) The contents specified at Points a, b, c, d, dd, e, h and i, Clause 1 of this Article;

b) The contents specified at Points a and b, Clause 3, Article 146; Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 7 of Article 146a (except for the contents of special loans, extension of special loan terms of the State Bank); Clauses 2 and 6, Article 146dd; Points a, b and d, Clause 2, Article 148b; Clauses 2, 3 and 4 (except for the case specified in Clause 3 of this Article) Article 148c; Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 11 of Article 148d; Clauses 1 and 2, Article 149c and Clauses 1 and 2, Article 149d of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017).

For the contents specified at Point dd, Clause 2, Article 148b; Clauses 7 and 12, Article 148, and Clause 3, Article 149c of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017), the Directors of the branches of the State Bank reports to the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority) to approved before implementation.

3. The Directors of the branches of the State Bank report and propose the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority) to propose the Government to implement the contents specified in Clause 1, Article 146 of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017) for credit institutions being People’s Credit Funds are headquartered in the area.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 09/2019)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 8/2019

1.1. Thông tư số 13/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 13/2019/TT-NHNN ban hành ngày 21/08/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 13/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 05/10/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

·        Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, khoản 8 Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số 22/2018/TT-NHNN)

8. Điều 8được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung hồ sơ.

  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn tối đa 45 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nộp lại bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này để Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, chấp thuận.

  3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, văn bản trả lời tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải nêu rõ lý do.”.”

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện chế độ thông báo, báo cáo.

Cụ thể, khoản 9 Điều 2 Thông tư số 13/2019 quy định: “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số 22/2018/TT-NHNN)

9. Điều 11được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kịp thời thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi liên quan đến việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của nhân sự dự kiến được bầu, bổ nhiệm phát sinh trong quá trình Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự hoặc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự cho đến khi nhân sự được bầu, bổ nhiệm theo quy định sau đây:

a) Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này: gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

b) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này: gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bầu, bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản thông báo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này về danh sách những người được bầu, bổ nhiệm theo mẫu Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này.”.”

  • Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

Cụ thể, khoản 10 Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số 22/2018/TT-NHNN)

  1. Khoản 1 Điều 12được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm là đầu mối đánh giá việc đáp ứng hồ sơ, tiêu chuẩn, điều kiện của nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này; lấy ý kiến các đơn vị liên quan; tổng hợp và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.”

1.2. Thông tư số 11/2019/TT-NHHH quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 11/2019/TT-NHNN ban hành ngày 02/08/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 11/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2019.

Nội dung có thể lưu ý: quy định về hình thức kiểm soát đặc biệt.

Cụ thể, Điều 7 Thông tư số 11/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 7. Hình thức kiểm soát đặc biệt

1. Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định:

a) Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;

b) Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15[1] Thông tư này.

2. Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

4. Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt thực hiện như sau:

a) Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6[2] Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a khoản này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này.”

[1] Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

1. Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 146b Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thông qua một hoặc một số công việc kiểm soát hoạt động sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm các thông tin, tài liệu, hồ sơ sau đây:

(i) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

(ii) Thực trạng về tổ chức, nhân sự, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ;

(iii) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh, đầu tư; khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn;

(iv) Thực trạng về tài sản, tài sản bảo đảm, trong đó báo cáo cụ thể tình hình nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được, lãi dự thu phải thoái theo quy định của pháp luật nhưng chưa thoái;

(v) Danh sách khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận cấp tín dụng; danh sách tổ chức, cá nhân gửi tiền; chủ nợ khác;

(vi) Các thông tin khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt.

  1. b) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt kiểm kê các khoản mục tiền và tương đương tiền hiện có trên toàn hệ thống theo nguyên tắc thực hiện kiểm tra, giám sát chéo và báo cáo kết quả thực hiện trong thời gian 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê;

  2. c) Tổ chức việc giám sát quá trình kiểm kê quy định tại điểm b khoản này phù hợp với thực trạng, quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

  3. d) Trong giai đoạn chưa có phương án cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở các thông tin, tài liệu, hồ sơ do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp quy định tại điểm a, b khoản này hoặc thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập, kết luận thanh tra và các nguồn thông tin khác, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chủ động thực hiện hoặc báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

đ) Chấp thuận trước khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện một số giao dịch, hoạt động;

  1. e) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo kết quả hoạt động theo nội dung, tần suất phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

  2. g) Quyết định việc tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và có ý kiến đối với các nội dung tại cuộc họp liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt;

  3. h) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

  4. i) Định kỳ theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này) tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu tư, tài chính, thanh khoản, các vấn đề khác (nếu có) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có); kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có);

  5. k) Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này) những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý;

  6. l) Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

  7. m) Các công việc khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.”

[2]Điều 6. Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng

  1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân:

  2. a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Điều 4, Điều 5 Thông tư này vào kiểm soát đặc biệt;

  3. b) Hình thức kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

  4. c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 14, 15 Thông tư này;

  5. d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;

đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

  1. e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

  2. g) Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

  3. h) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

  4. i) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

  5. k) Các nội dung khác quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư này.

  6. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:

  7. a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, i khoản 1 Điều này;

  8. b) Các nội dung quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 146; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 146a (trừ nội dung về cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước); khoản 2, 6 Điều 146đ; điểm a, b, d khoản 2 Điều 148b; khoản 2, 3, 4 (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) Điều 148c; khoản 2, 3, 4, 5, 6, 11 Điều 148đ; khoản 1, 2 Điều 149c và khoản 1, 2 Điều 149d Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với các nội dung quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 148b; khoản 7, 12 Điều 148đ và khoản 3 Điều 149c Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) chấp thuận trước khi thực hiện.

  1. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kiến nghị Chính phủ thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn.”

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 08/2019)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/08/2019

1.1. Circular No. 08/2019/TT-NHNN amending and supplementing a number of articles of Circular No. 03/2015/TT-NHNN dated March 20th, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam guiding the implementation of a number of articles of Decree No. 26/2014/ND-CP on April 7th, 2014 of the Government on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities

  • Name of legal document: Circular No. 08/2019/TT-NHNN issued on 04/07/2019 by the State Bank of Vietnam amending and supplementing a number of articles of Circular No. 03/2015/TT-NHNN dated March 20th, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam guiding the implementation of a number of articles of Decree No. 26/2014/ND-CP on April 7th, 2014 of the Government on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities (hereinafter referred to as the “Circular No. 08/2019/TT-NHNN”)

  • Effective date: 19/08/2019.

Some contents should be noted:

  • Firstly, amending and supplementing regulations on assignment of inspection responsibilities to the inspected entities.

Specifically, Clause 1 Article 1 of Circular No. 08/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 03/2015/TT-NHNN

1. Article 4 is amended and supplemented as follows:

“Article 4. Assignment of inspection responsibilities to inspected entities

1. The Central Banking Inspection and Supervision Authorities shall have to inspect according to provisions of law on the following inspected entities:

a) Agencies, organizations and individuals under the management of the State Bank, except those managed by the State Bank branch under the assignment of the State Bank Governor;

b) Commercial banks with 100% charter capital owned by the State;

c) Policy bank;

d) Cooperative bank;

dd) Joint venture bank;

e) Banks with 100% foreign capital;

g) A number of branches of foreign banks as assigned by the Governor of the State Bank;

h) Joint stock commercial bank;

i) Non-bank credit institutions;

k) Microfinance institutions;

l) A number of microfinance programs and projects as assigned by the Governor of the State Bank;

m) Organizing of credit information activities;

n) Vietnam Asset Management Company;

o) Deposit Insurance of Vietnam;

p) National Banknote Printing Plant;

q) National Payment Corporation of Viet Nam;

r) Subsidiaries of credit institutions stipulated in Points b, d, dd, e and h of this Clause where this subsidiary is not a credit institution but under the inspection responsibility of the State Bank, except for entities under the inspection responsibility of the State Bank branch’s inspection and supervision;

s) The entities of inspection under the inspection responsibility of the State Bank branch’s inspection and supervision in case of re-inspection or when necessary and under the direction of the Governor of the State Bank;

t) Other entities assigned by the Governor of the State Bank.

2. Inspection and supervision of the branch of the State Bank shall be responsible for inspection in accordance with the law for the following banking inspected entities:

a) Agencies, organizations and individuals under the management of the State Bank branch;

b) Branches of foreign banks which are headquartered in provinces and cities where branches of the State Bank are located (hereinafter referred to as provinces and cities), except for statues prescribed at Point g, Clause 1 of this Article;

c) The attached units of the inspected entities are under the inspection responsibility of the Banking Inspection and Supervision Agency as prescribed in Clause 1 of this Article (except for subjects specified at Points p and q, Clause 1 of this Article) of the Inspection and Supervision of other branches of State Bank in which this subsidiaries are headquartered in the province and city;

d) People’s credit funds which are headquartered in the provinces or cities;

dd) Microfinance programs and projects in the province or city, except for subjects specified at Point 1, Clause 1 of this Article;

e) Representative offices of foreign credit institutions and other foreign organizations with banking activities based in the province or city;

g) Organizations with foreign exchange activities and gold business activities; non-banking intermediary service providers based in the province or city, except for subjects specified at Point q, Clause 1 of this Article;

h) Other agencies, organizations and individuals in the province or city are obliged to abide by law provisions in the domains under the State management scope of the State Bank;

i) Reporting subjects fall under the State management responsibility of the State Bank in their provinces and cities according to the provisions of law on the prevention of money laundering outside the subjects prescribed at Points b and c, d, dd, e, g, h This clause;

k) Other entities assigned by the Governor of the State Bank.

3. Inspection and supervision of the State Bank branch shall conduct inspections of inspected entities under the inspection responsibility of the State Bank’s inspection and supervision of other branches under the direction of the Governor of the State Bank.””.

  • Secondly, amending and supplementing regulations on assignment of supervisory responsibilities to the supervised entities.

Specifically, Clause 2 Article 1 of Circular No. 08/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 03/2015/TT-NHNN

2. Article 5 is amended and supplemented as follows:

“Article 5. Assignment of supervisory responsibilities to supervised entities

1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall be responsible for supervising micro-security according to the provisions of law for the following supervised entities:

a) Commercial banks with 100% charter capital owned by the State;

b) Cooperative bank;

c) Joint venture bank;

d) Banks with 100% foreign capital;

dd) Branches of foreign banks as stipulated at Point g Clause 1 Article 4 of this Circular;

e) Joint stock commercial bank;

g) Non-bank credit institutions;

h) Microfinance institutions;

i) Other entities assigned by the Governor of the State Bank;

2. Inspection and supervision of the branch of the State Bank shall be responsible for supervising micro-security in accordance with the law for the following banking supervised entities:

a) Branches of foreign banks which are headquartered in provinces and cities, except for statues prescribed at Point dd, Clause 1 of this Article;

b) The attached units of the supervised entities are under the supervision responsibility of the Banking Inspection and Supervision Authorities as prescribed in Clause 1 of this of the Inspection and Supervision of other branches of State Bank in which this subsidiaries are headquartered in the province and city;

c) People’s credit funds which are headquartered in the provinces or cities;

d) Other entities assigned by the Governor of the State Bank.

3. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall perform macro safety supervising for the whole system of credit institutions and branches of foreign banks.

4. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall supervise according to the provisions of law for the following entities:

a) Policy bank;

b) Vietnam Asset Management Company;

c) Deposit Insurance of Vietnam;

d) Organizing of credit information activities;

dd) Subsidiaries of credit institutions stipulated in Points a, b, c, d, e, g of Clause 1 of this Article where this subsidiary is not a credit institution but under the inspection responsibility of the State Bank, except for entities under the inspection responsibility of the State Bank branch’s inspection and supervision;

e) Other entities assigned by the Governor of the State Bank.

5. Inspection and supervision of the branch of the State Bank shall supervise the following entities according to law provisions:

a) The attached units of the supervised entities fall under the supervisory responsibility of the Central Banking Inspection and Supervision Authority prescribed in Clause 4 of this Article, which have their head offices located in the provinces or cities.

b) Other entities assigned by the Governor of the State Bank.””.

  • Thirdly, annulling the regulations on the relationship between the Banking Inspection and Supervision Department with the branch of State Bank in the locality stipulated in Article 12 of Circular No. 03/2015/TT-NHNN.

Specifically, Article 2 of Circular No. 08/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 2. Annulling Article 12 of Circular No. 03/2015/TT-NHNN.”

1.2. Consolidated document No. 17/VBHN-NHNN in 2019 consolidated Circulars guidance for Decree 26/2014/ND-CP on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities

  • Name of legal document: Consolidated document No. 17/VBHN-NHNN in 2019 consolidated Circulars guidance for Decree 26/2014/ND-CP on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities

  • Consolidated date: 12/07/2019.

The content should be noted:

Consolidating the provisions stipulated at Circular No. 03/2015/TT-NHNN dated March 20, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam guiding the implementation a number of articles of Decree No. 26/20143/ND-CP dated 07/04/2014 on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities, effective from May 7, 2015, amended and supplemented by Circular No. 08/2019/TT-NHNN dated July 4, 2019 of the Governor of the State Bank of Vietnam amending and supplementing a number of articles of Circular No. 03/2015/TT-NHNN dated March 20, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam guides the implementation of a number of articles of Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 7, 2014 of the Government on organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities, effective from August 19, 2019.