Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 05/2019)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/05/2019

1.1. Thông tư số 03/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 03/2019/TT-NHNN ban hành ngày 29/03/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 03/2019/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 13/05/2019.

Nội dung có thể lưu ý: Bổ sung quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 03/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Bổ sung điểm c vào khoản 16 Điều 4[1] như sau:

“c) Nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá trong các trường hợp sau:

(i) Mua cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

(ii) Mua cổ phần, phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

(iii) Mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trường hợp trúng đấu giá, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối để thanh toán giá trị mua cổ phần, phần vốn góp. Trường hợp đấu giá không thành công, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài số tiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh liên quan (nếu có).”.”

1.2. Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/2018/TT-NHNN ban hành ngày 21/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 18/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về quản lý tài sản công nghệ thông tin.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định: “Quản lý tài sản công nghệ thông tin

1. Các loại tài sản công nghệ thông tin bao gồm:

a) Tài sản thông tin: các dữ liệu, thông tin ở dạng số được xử lý, lưu trữ thông qua hệ thống thông tin;

b) Tài sản vật lý: các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, vật mang tin và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của hệ thống thông tin;

c) Tài sản phần mềm: các phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích, phần mềm lớp giữa, cơ sở dữ liệu, chương trình ứng dụng, mã nguồn và công cụ phát triển.

2. Tổ chức lập danh sách của tất cả các tài sản công nghệ thông tin gắn với từng hệ thống thông tin theo quy định tại Khoản 3, Điều 4[2] Thông tư này. Định kỳ hàng năm rà soát và cập nhật danh sách tài sản công nghệ thông tin.

3. Căn cứ theo mức độ quan trọng của hệ thống thông tin, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ phù hợp với từng loại tài sản công nghệ thông tin.

4. Căn cứ phân loại tài sản công nghệ thông tin tại Khoản 1 Điều này, tổ chức xây dựng và thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài sản theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Thông tư này.”

  • Hai là, quy định những công việc tổ chức[3] cần thực hiện khi cá nhân trong tổ chức chấm dứt hoặc thay đổi công việc.

Cụ thể, Điều 15 Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định: “Chấm dứt hoặc thay đổi công việc

Khi cá nhân trong tổ chức chấm dứt hoặc thay đổi công việc, tổ chức thực hiện:

  1. Xác định trách nhiệm của cá nhân khi chấm dứt hoặc thay đổi công việc.

  2. Yêu cầu cá nhân bàn giao lại tài sản công nghệ thông tin.

  3. Thu hồi ngay quyền truy cập hệ thống thông tin của cá nhân nghỉ việc.

  4. Thay đổi kịp thời quyền truy cập hệ thống thông tin của cá nhân thay đổi công việc bảo đảm nguyên tắc quyền vừa đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

  5. Rà soát, kiểm tra đối chiếu định kỳ tối thiểu sáu tháng một lần giữa bộ phận quản lý nhân sự và bộ phận quản lý cấp phát, thu hồi quyền truy cập hệ thống thông tin nhằm bảo đảm tuân thủ Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

  6. Thông báo cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Công nghệ thông tin) các trường hợp cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tổ chức bị kỷ luật với hình thức sa thải, buộc thôi việc hoặc bị truy tố trước pháp luật do vi phạm quy định về an toàn thông tin.”

  • Ba là, quy định về tiêu chí lựa chọn bên thứ ba cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.

Cụ thể, Điều 33 Thông tư số 18/2018/TT-NHNN quy định: “Tiêu chí lựa chọn bên thứ ba cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

Tiêu chí lựa chọn bên thứ ba bao gồm các nội dung tối thiểu sau:

  1. Bên thứ ba phải là doanh nghiệp.

  2. Có hạ tầng công nghệ thông tin tương ứng với dịch vụ mà tổ chức sử dụng đáp ứng các yêu cầu sau:a) Các quy định của pháp luật Việt Nam;b) Có chứng nhận quốc tế còn hiệu lực về bảo đảm an toàn thông tin.”

1.3. Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về giám sát các hệ thống thanh toán

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ban hành ngày 30/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giám sát các hệ thống thanh toán (sau đây viết tắt là “Thông tư số 20/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, giải thích các từ ngữ “Hệ thống thanh toán”, “Hệ thống thanh toán quan trọng”.

Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định:

1. Hệ thống thanh toán là hệ thống bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định, quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia.

2. Hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

a) Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị thanh toán so với các hệ thống thanh toán cùng loại; hoặc

b) Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao; hoặc

c) Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho các giao dịch trên thị trường tài chính.

Các hệ thống thanh toán quan trọng quy định tại Thông tư này bao gồm: Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; Hệ thống thanh toán ngoại tệ (do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vận hành); Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

  • Hai là, quy định về nội dung giám sát của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định: Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  1. Tình hình hoạt động chung của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm thông tin về thời gian hoạt động, tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán của từng dịch vụ được cung ứng (dịch vụ thanh toán giá trị cao, dịch vụ thanh toán giá trị thấp, dịch vụ thanh toán ngoại tệ, dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống thanh toán khác).

  2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  4. Những thay đổi trong hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.

  • Ba là, ban hành các Phụ lục nhằm thực hiện Thông tư số 20/2018/TT-NHNN.

Cụ thể,

  • Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  • Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định Số liệu hoạt động của Hệ thống thanh toán ngoại tệ, Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.

  • Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Báo cáo tình hình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.

  • Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Thông báo sự cố.

  • Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về Báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán.

1.4. Thông tư số 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 42/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

(Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú sau đây viết tắt là “Thông tư số 24/2015/TT-NHNN”

Thông tư số 42/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú sau đây viết tắt là “Thông tư số 42/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về đồng tiền trả nợ.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 42/2018/TT-NHNN quy định như sau: “2. Điều 5[4] được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Đồng tiền trả nợ

1. Đối với khoản vay bằng ngoại tệ mà tại thời điểm trước khi ký kết hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định khách hàng vay có đủ nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay:

a) Khách hàng vay bằng loại ngoại tệ nào phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng loại ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng loại ngoại tệ khác được thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan;

b) Trường hợp khi đến hạn trả nợ vay, khách hàng vay chứng minh được do nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay bị chậm thanh toán, khách hàng vay không có hoặc chưa có đủ ngoại tệ để trả nợ vay, khách hàng vay được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay hoặc tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để trả nợ vay.

Trường hợp khách hàng vay có nhu cầu mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay phải bán ngoại tệ cho khách hàng. Trường hợp khách hàng vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán ngoại tệ phải chuyển số ngoại tệ đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay.

Khách hàng vay phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bán ngoại tệ trong trường hợp nhận được ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Đối với khoản vay bằng ngoại tệ mà tại thời điểm trước khi ký kết hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định khách hàng vay không có hoặc không đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay: Khách hàng vay được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay hoặc tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để trả nợ vay.

Trường hợp khách hàng vay có nhu cầu mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay phải bán ngoại tệ cho khách hàng. Trường hợp khách hàng vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán ngoại tệ phải chuyển số ngoại tệ đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay.””.

  • Hai là, quy định chuyển tiếp đối với các hợp đồng tín dụng áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức được ký kết trước ngày Thông tư số 42/2018/TT-NHNN có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 42/2018/TT-NHNN quy định như sau: “Điều 3. Quy định chuyển tiếp

  1. Đối với các hợp đồng tín dụng áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà các thỏa thuận cho vay từng lần được ký kết kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng vay thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

  2. Ngoài trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này, các hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng vay tiếp tục thực hiện theo nội dung đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết. Trường hợp thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, nội dung sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định tại Thông tư này.”

1.5. Thông tư số 27/2018/TT-NHNN quy định các trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 27/2018/TT-NHNN ban hành ngày 22/11/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 27/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 10/01/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định các trường hợp phong tỏa vốn và tài sản.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 27/2018/TT-NHNN quy định: “Các trường hợp phong tỏa vốn và tài sản

Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau:

  1. Giá trị thực của vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định liên tục quá thời gian 06 tháng.

  2. Vi phạm tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng quy định tại Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu khắc phục nhưng không có biện pháp khắc phục hoặc không khắc phục được trong thời hạn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

  3. Số lỗ lũy kế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 50% giá trị của vốn được cấp và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

  4. Ngân hàng Nhà nước đã có yêu cầu nhưng ngân hàng mẹ không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết đối với chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.

  5. Khi có thông tin về việc ngân hàng mẹ có dấu hiệu mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc có yêu cầu phải giải thể, thanh lý, phá sản, hoặc bị rút giấy phép thành lập và hoạt động.”

  • Hai là, quy định về các trường hợp chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 27/2018/TT-NHNN quy định: “Các trường hợp chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản

Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau:

  1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khắc phục được các vi phạm, tồn tại quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

  2. Ngân hàng mẹ đã thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.

  3. Ngân hàng Nhà nước nhận được thông tin từ cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ về việc ngân hàng mẹ đã khắc phục được các tồn tại quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.”

  • Ba là, bãi bỏ quy định về phong tỏa vốn, tài sản được quy định tại Thông tư số 03/2007/TT-NHNN hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể, khoản 2 Điều 10 Thông tư số 27/2018/TT-NHNN quy định: “2. Bãi bỏ Mục VI Phần II Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.”

1.6. Thông tư số 28/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 28/2018/TT-NHNN ban hành ngày 30/11/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

(Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam sau đây viết tắt là “Thông tư số 40/2011/TT-NHNN”

Thông tư số 28/2018/TT-NHNN ban hành ngày 30/11/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam sau đây viết tắt là “Thông tư số 28/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/01/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về nộp lệ phí cấp Giấy phép[5].

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 28/2018/TT-NHNN quy định: “2. Khoản 2 Điều 6[6] được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Mức lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về các văn bản phải có trong hồ sơ của cổ đông là cá nhân góp vốn thành lập đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần.

Cụ thể, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 28/2018/TT-NHNN quy định: “Điểm a (iii) khoản 3 Điều 15[7] được sửa đổi, bổ sung như sau:

“(iii) Ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, cổ đông sáng lập phải có thêm các văn bản sau:

– Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa) và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;

Phiếu lý lịch tư pháp phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không quá 06 (sáu) tháng;

– Báo cáo tài chính 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp do cổ đông sáng lập quản lý hoặc Bản sao văn bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật;

– Bảng kê khai các loại tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, các khoản nợ và tài liệu chứng minh liên quan của cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 Thông tư này;””

  • Ba là, sửa đổi quy định về thủ tục đề nghị cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Thông tư số 28/2018/TT-NHNN quy định như sau: “Điều 2.

  1. Bỏ đoạn “và thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư này” tạiđiểm c khoản 3 Điều 18b[8] Thông tư số 40/2011/TT-NHNN (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN).””

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG THÁNG 12/2018

2.1. Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN ban hành ngày 12/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

  • Ngày có hiệu lực: 12/12/2018.

Nội dung có thể lưu ý: hợp nhất các quy định tại Thông tư số 40/2011/TT-NHNN; Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN; Thông tư số 17/2018/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về việc cấp Giấy phép, mạng lưới hoạt động và hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018; Thông tư số 28/2018/TT-NHNN.

2.2.           Thông tư số 36/2018/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 36/2018/TT-NHNN ban hành ngày 25/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 36/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nhu cầu vay vốn.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 36/2018/TT-NHNN quy định như sau: “Điều 4. Nhu cầu vay vốn đầu tư ra nước ngoài

Tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay đối với các nhu cầu sau:

  1. Góp vốn điều lệ để thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

  2. Góp vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) ở nước ngoài.

  3. Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.

  4. Nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52[9] Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn thi hành.”

  • Hai là, quy định về điều kiện vay vốn.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 5. Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay để đầu tư ra nước ngoài khi khách hàng đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân (bao gồm cả cá nhân là thành viên hoặc người đại diện được ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

  2. Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.

  3. Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.

  4. Có 2 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn.”

2.3. Thông tư số 35/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 35/2018/TT-NHNN ban hành ngày 24/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet

(Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet sau đây viết tắt là “Thông tư số 35/2016/TT-NHNN”

Thông tư số 35/2018/TT-NHNN ban hành ngày 24/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet sau đây viết tắt là “Thông tư số 35/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 35/2018/TT-NHNN quy định: “4. Khoản 2 Điều 6[10] (Thông tư số 35/2016/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Hệ thống Internet Banking phải có cơ sở dữ liệu dự phòng thảm họa có khả năng thay thế cơ sở dữ liệu chính và bảo đảm không mất dữ liệu giao dịch trực tuyến của khách hàng.””.

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về các tính năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng.

Cụ thể, khoản 5 Điều 1 Thông tư số 35/2018/TT-NHNN quy định: “5. Điểm c và điểm đ khoản 6 Điều 7[11] (Thông tư số 35/2016/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Kiểm soát phiên giao dịch: hệ thống có cơ chế tự động ngắt phiên giao dịch khi người sử dụng không thao tác trong một khoảng thời gian do đơn vị quy định hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ khác”;

“đ) Đối với khách hàng là tổ chức, phần mềm ứng dụng được thiết kế để đảm bảo việc thực hiện giao dịch bao gồm tối thiểu hai bước: tạo, phê duyệt giao dịch và được thực hiện bởi những người khác nhau. Trong trường hợp khách hàng là tổ chức được pháp luật cho phép áp dụng chế độ kế toán đơn giản, việc thực hiện giao dịch tương tự như khách hàng cá nhân”.”

2.4. Thông tư số 40/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thống đốc Nân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 40/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thống đốc Nân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

(Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thống đốc Nân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau đây viết tắt là “Thông tư số 35/2016/TT-NHNN”

Thông tư số 40/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thống đốc Nân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau đây viết tắt là “Thông tư số 35/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 12/02/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, bổ sung quy định về rủi ro tín dụng.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 40/2018/TT-NHNN quy định: “1. Bổ sung khoản 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 và 32 vào Điều 3 (Thông tư số 13/2018/TT-NHNN) như sau:

“23. Rủi ro tín dụng bao gồm:

a) Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong đó, khách hàng (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có quan hệ với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc nhận cấp tín dụng (bao gồm cả nhận cấp tín dụng thông qua ủy thác), nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

b) Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác. Trong đó, đối tác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có giao dịch với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc độc lập trong nguyên tắc kiểm toán nội bộ.

Cụ thể, khoản 6 Điều 1 Thông tư số 40/2018/TT-NHNN quy định: “6. Điểm a(iv) khoản 1 Điều 64 [12] được sửa đổi, bổ sung như sau:

“(iv) Tiêu chí xây dựng mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ phải tách biệt với kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động của các đơn vị, bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;””

2.5. Thông tư số 41/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

(Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng sau đây viết tắt là “Thông tư số 19/2016/TT-NHNN”

Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng sau đây viết tắt là “Thông tư số 41/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 18/02/2019.

Nội dung có thể lưu ý: bổ sung quy định về lộ trình chuyển đổi thẻ.

Cụ thể, khoản 5 Điều 2 Thông tư số 41/2018/TT-NHNN quy định: “5. Bổ sung Chương IVa vào sau Chương IV (Thông tư số 19/2016/TT-NHNN) như sau:

“Chương IVa

LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI

Điều 27a. Đối với tổ chức thanh toán thẻ

  1. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, ít nhất 35% ATM, 50% thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

  2. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT[13] tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Điều 27b. Đối với tổ chức phát hành thẻ

  1. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, ít nhất 30% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

  2. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, ít nhất 60% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

  3. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT[14] tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Điều 27c. Trách nhiệm của tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ

Trong thời gian chuyển đổi, TCPHT, TCTTT phải đảm bảo hoạt động thẻ diễn ra liên tục, ổn định, an toàn và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ thẻ.””

2.6. Thông tư số 43/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 của chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 43/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNNngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 của chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng sau đây viết tắt là “Thông tư số 43/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 18/02/2019.

Nội dung có thể lưu ý: sửa đổi, bổ sung tài liệu chứng minh điều kiện trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 43/2018/TT-NHNN quy định: “1. Điểm c(viii) khoản 1 Điều 5[15] Thông tư số 16/2010/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 23/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“viii) Văn bản của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;”.”

2.7. Thông tư số 44/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 44/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động

(Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động sau đây viết tắt là “Thông tư số 36/2012/TT-NHNN”

Thông tư số 44/2018/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động sau đây viết tắt là “Thông tư số 44/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 18/02/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về việc lắp đặt, thay đổi địa điểm, chấm dứt hoạt động ATM.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 44/2018/TT-NHNN quy định như sau: “1. Khoản 2 Điều 4 (Thông tư số 36/2012/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc trước ngày triển khai, lắp đặt, thay đổi địa điểm, thay đổi thời gian, chấm dứt hoạt động ATM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước) trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM theo Mẫu số 1 (đối với ATM) hoặc theo Mẫu số 2 (đối với ATM lưu động) ban hành kèm theo Thông tư này.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc trước ngày triển khai, lắp đặt, thay đổi địa điểm, thay đổi thời gian, chấm dứt hoạt động ATM khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trực tiếp quản lý ATM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh trực tiếp quản lý ATM theo Mẫu số 1 (đối với ATM) hoặc theo Mẫu số 2 (đối với ATM lưu động) ban hành kèm theo Thông tư này.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về vấn đề thông tin, báo cáo.

Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 44/2018/TT-NHNN quy định: “4. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn nơi triển khai, lắp đặt ATM có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Thanh toán) như sau:

a) Báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo tình hình hoạt động ATM định kỳ 6 tháng đầu năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6) và hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) trước ngày 15 của tháng liền kề kỳ báo cáo theo nội dung hướng dẫn tại Mẫu số 4 (đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) và Mẫu số 5 (đối với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước) ban hành kèm theo Thông tư này.”

[1]Điều 4. Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

16. Người không cư trú thực hiện theo quy định sau:

a) Được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác;

b) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú. Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú.

…”

[2]Điều 4. Phân loại thông tin và hệ thống thông tin

3. Tổ chức thực hiện phân loại hệ thống thông tin theo mức độ quan trọng quy định tại Khoản 2 Điều này. Danh sách hệ thống thông tin theo mức độ quan trọng phải được người đại diện hợp pháp phê duyệt.”

[3] “Tổ chức bao gồm: tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.” (khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/TT-NHNN).

[4]Điều 5. Đồng tiền trả nợ

1. Đối với khoản vay bằng ngoại tệ quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư này mà khách hàng vay có đủ nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay: Khách hàng vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác, thì thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.

Trường hợp khi đến hạn trả nợ vay bằng ngoại tệ, do nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay bị chậm thanh toán, khách hàng vay chưa có đủ ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nguồn thu ngoại tệ hợp pháp khác để trả nợ vay và được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thẩm định, xác nhận bằng văn bản, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay bán ngoại tệ cho khách hàng để trả nợ vay và khách hàng vay cam kết khi nhận được ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ bán số ngoại tệ đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay.

2. Đối với khoản vay bằng ngoại tệ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư này mà khách hàng vay không có hoặc không đủ nguồn thu ngoại tệ hợp pháp để trả nợ vay: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay bán ngoại tệ cho khách hàng để trả nợ gốc và lãi vốn vay.

[5]Giấy phép bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện do Ngân hàng Nhà nước cấp. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép.” (khoản 1 Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN)

[6]Điều 6. Nộp lệ phí cấp Giấy phép 

2. Mức lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính về phí và lệ phí cấp phép.

[7]Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần”

“3. Hồ sơ của cổ đông góp vốn thành lập:

“a) Đối với cá nhân:

 (iii) Ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, cổ đông sáng lập phải có thêm các văn bản sau:

– Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này, lý lịch tư pháp (hoặc văn bản tương đương) theo quy định của pháp luật;

– Báo cáo tài chính 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp do cổ đông sáng lập quản lý hoặc Bản sao văn bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật;

– Văn bản cam kết của từng cổ đông sáng lập về việc hỗ trợ ngân hàng về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;

– Bảng kê khai các loại tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, các khoản nợ và tài liệu chứng minh liên quan của cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 Thông tư này;”

[8]Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư 40/2011/TT-NHNN):

3. Bổ sung Mục 4 vào Chương II như sau:

“Mục 4: QUY ĐỊNH VỀ CẤP ĐỔI GIẤY PHÉP, CẤP BỔ SUNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀO GIẤY PHÉP

Điều 18b. Thủ tục đề nghị cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép

3. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:”


c) Ngân hàng thương mại phải thực hiện sửa đổi, bổ sung Điều lệ phù hợp với nội dung Giấy phép cấp đổi, cấp bổ sung và thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư này.”

[9]Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.”

[10] “Điều 6. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

2. Hệ thống Internet Banking phải có cơ sở dữ liệu dự phòng tại Trung tâm dự phòng thảm họa. Cơ sở dữ liệu dự phòng phải được cập nhật không quá một giờ so với cơ sở dữ liệu chính thức. Cơ sở dữ liệu phải được sao lưu định kỳ hàng ngày. Các bản sao lưu phải được quản lý, cất giữ an toàn.

[11]Điều 7. Phần mềm ứng dụng Internet Banking

6. Các tính năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng:

c) Có cơ chế kiểm soát phiên giao dịch và thời gian truy cập website, ứng dụng. Trường hợp người sử dụng không thao tác trong một khoảng thời gian do đơn vị quy định nhưng không quá năm phút, hệ thống tự động ngắt phiên giao

dịch hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ khác;

đ) Đối với khách hàng là tổ chức, phần mềm ứng dụng được thiết kế để đảm bảo việc thực hiện giao dịch bao gồm tối thiểu hai bước: tạo, phê duyệt giao dịch và được thực hiện bởi tối thiểu hai người khác nhau.”

[12]Điều 64. Nguyên tắc kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán nội bộ thực hiện theo nguyên tắc:

a) Nguyên tắc độc lập:

(iv) Tiêu chí xây dựng mức thù lao của Trưởng kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải tách biệt với kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động của các đơn vị, bộ phận thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;

[13] Tổ chức thanh toán thẻ

[14] Tổ chức phát hành thẻ

[15]Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN


4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

c) Tài liệu chứng minh các Điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2010/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các Điều kiện này (nếu có) bao gồm:

viii) Văn bản của các ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;””

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 04/2019)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/04/2019

Circular No. 52/2018/TT-NHNN providing on rating credit institutions and branches of foreign banks

  • Name of legal document: Circular No. 52/2018/TT-NHNN issued on 31/12/2018 by the State Bank of Viet Nam providing on rating credit institutions and branches of foreign banks (hereinafter referred to as the “Circular No. 52/2018/TT-NHNN”)

  • Effective date: 01/04/2019.

Some contents should be noted:

  • Firstly, stipulating on principles and methods of ranking foreign credit institutions and branches of foreign banks.

Specifically, Article 4 of Circular No. 50/2018/TT-NHNN stipulates: “Article 4. Principles and methods of ranking foreign credit institutions and branches of foreign banks

1. The rating should ensure full reflection of the operational status and risks of credit institutions and branches of foreign banks and comply with the provisions of law.

2. Credit institutions and foreign bank branches are divided into peer groups, specifically as follows:

a) Group 1: Commercial banks have a large scale (the total average asset value in a quarter is ranked over 100,000 billion dong);

b) Group 2: Commercial banks are small in scale (the total average asset value in a quarter is equal to or lower than VND 100,000 billion);

c) Group 3: Branches of foreign banks;

d) Group 4: Financial companies;

e) Group 5: Financial leasing companies;

e) Group 6: Cooperative banks.

3. Credit institutions and branches of foreign banks are ranked according to the criteria system. Each ranking criterion includes quantitative indicators and qualitative groups. Group of quantitative indicators measures the level of banking operations on the basis of operating data of foreign credit institutions and branches of foreign banks. Qualitative indicators group to measure the compliance with legal regulations of credit institutions and branches of foreign banks.

4. Weight of the target group, the weight of each indicator in each peer group is determined on the basis of the importance of each group of criteria, each indicator for the level of banking activity and love demand of inspection and supervision.

5. Based on the rating score achieved, credit institutions, foreign bank branches are classified into one of the following categories: Good (A), Fair (B), Medium (C), Weak ( D) or Extremely Weak (E).”

  • Secondly, stipulating on frequency, time for implementation and approval of ratings.

Specifically, Article 21 of Circular No. 52/2018/TT-NHNN stipulates: “Article 21. Frequency, time for implementation and approval of ratings

1. Before June 10 every year, the Banking Inspection and Supervision Agency shall submit to the State Bank Governor for approval the ranking results of the preceding year for credit institutions and branches of foreign banks.

2. Before June 30 every year, the Governor of the State Bank shall approve the ranking results of the preceding year for foreign credit institutions and branches of foreign banks.

3. In case of serving unexpected state management requirements, the State Bank Governor shall decide the time for ranking and approving other ranking results prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 04/2019)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/04/2019

Thông tư số 52/2018/TT-NHNN quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 52/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định nguyên tắc và phương pháp xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 52/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 4. Nguyên tắc và phương pháp xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Việc xếp hạng cần đảm bảo phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động, rủi ro của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chia thành các nhóm đồng hạng, cụ thể như sau:

a) Nhóm 1: Ngân hàng thương mại có quy mô lớn (tổng giá trị tài sản bình quân theo quý trong năm xếp hạng trên 100.000 tỷ đồng);

b) Nhóm 2: Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ (tổng giá trị tài sản bình quân theo quý trong năm xếp hạng bằng hoặc thấp hơn 100.000 tỷ đồng);

c) Nhóm 3: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

d) Nhóm 4: Công ty tài chính;

đ) Nhóm 5: Công ty cho thuê tài chính;

e) Nhóm 6: Ngân hàng hợp tác xã.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp hạng theo hệ thống tiêu chí. Từng tiêu chí xếp hạng bao gồm nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính. Nhóm chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ lành mạnh hoạt động ngân hàng trên cơ sở số liệu hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nhóm chỉ tiêu định tính đo lường mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Trọng số của nhóm chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu theo từng nhóm đồng hạng được xác định trên cơ sở tầm quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu, từng chỉ tiêu đối với mức độ lành mạnh hoạt động ngân hàng và yêu cầu của công tác thanh tra, giám sát.

5. Căn cứ vào mức điểm xếp hạng đạt được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp vào một trong các hạng sau: Tốt (A), Khá (B), Trung bình (C), Yếu (D) hoặc Yếu kém (E).”

  • Hai là, quy định tần suất, thời gian thực hiện, phê duyệt xếp hạn.

Cụ thể, Điều 21 Thông tư số 52/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 21. Tần suất, thời gian thực hiện, phê duyệt xếp hạng

1. Trước ngày 10 tháng 6 hàng năm, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kết quả xếp hạng của năm trước liền kề đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kết quả xếp hạng của năm trước liền kề đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Trong trường hợp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đột xuất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thời gian thực hiện xếp hạng và phê duyệt kết quả xếp hạng khác quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.”

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 03/2019)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/03/2019

1.1. Circular No. 30/2018/TT-NHNN guidance for determination of state capital of equitized enterprises being credit organization

  • Name of legal document: Circular No. 30/2018/TT-NHNN issued on 12/12/2018 by the State Bank of Viet Nam guidance for determination of state capital of equitized enterprises being credit organization (hereinafter referred to as the “Circular No. 30/2018/TT-NHNN”).
  • Effective date: 01/03/2019.

The contents should be noted: Clause 2 Article 2 of Circular No. 30/2018/TT-NHNN stipulates on regulated entities of the Circular as follows: “2. Regulated entities:

a) Equitized enterprises are credit institutions, including:

(i) State-owned one-member limited liability companies with 100% of the charter capital prescribed in Clause 2, Article 2[1] of Decree No. 126/2017/ND-CP are credit institutions;

(ii) One-member limited liability companies invested by state enterprises with 100% charter capital prescribed in Clause 3[2], Article 2 of Decree No. 126/2017/ND-CP are credit institutions;

b) The agency representing the owner and agencies, organizations and individuals involved in the determination of the state capital of equitized enterprises is the credit institution specified at Point a of this Clause.”

1.2. Circular No. 51/2018/TT-NHNN regulating conditions, records, order and procedures for approving the capital contribution, share purchase of credit institutions

  • Name of legal document: Circular No. 51/2018/TT-NHNN issued on 31/12/2018 by the State Bank of Viet Nam regulating conditions, records, order and procedures for approving the capital contribution, share purchase of credit institutions (hereinafter referred to as the “Circular No. 51/2018/TT-NHNN”).
  • Effective date: 01/03/2019.

Some contents should be noted:

  • Firstly, regulating conditions of capital contribution, purchase of shares of credit institutions.

Specifically, Article 4 of Circular No. 51/2018/TT-NHNN stipulates as follows: “Article 4. Conditions of capital contribution, purchase of shares of credit institutions

1. Conditions for making capital contribution and share purchase to establish and buy subsidiary companies specified at Points a and c, Clause 1, Article 1 of this Circular (except for subsidiary companies operating in the field of management debt and asset exploitation):

a) License for establishment and operation of credit institutions with contents of capital contribution and share purchase;

b) Ensuring the minimum capital adequacy ratio as prescribed in Point b, Clause 1, Article 130 of the Law on Credit Institutions in the 24 months preceding the proposed month and at the time of completing the capital contribution and buying shares according to approval of the State Bank;

c) Ensuring the ratio of capital contribution and share purchase in accordance with Article 129 of the Law on Credit Institutions in the 24 months preceding the proposed month and at the time of completion of capital contribution and share purchase as approved by the State Bank;

d) The real value of charter capital at the time of completion of capital contribution or share purchase is not lower than the legal capital;

dd) The results of profitable business activities according to the financial statements of the year preceding the year of request for audit have been audited by an independent auditing organization;

e) Not be sanctioned for administrative violations in debt classification, appropriation and use of reserves to handle risks, contribute capital, buy shares in 12 consecutive months preceding the proposed month;

g) Having a bad debt ratio compared to the total outstanding debt of less than 3% in the 12 months preceding the proposed month;

h) There is an organizational structure, the Board of Directors, the Members’ Council, the Control Board, the General Director (Director) in accordance with the Law on Credit Institutions and the regulations of the State Bank.

2. Conditions for making capital contribution and share purchase for establishment and acquisition of associated companies specified at Points a and c, Clause 1, Article 1 of this Circular (except for affiliate companies operating in the field of debt management and asset exploitation):

a) Conditions specified at Points a, d, dd, e, g and h, Clause 1 of this Article;

b) Ensuring the minimum capital adequacy ratio as prescribed in Point b, Clause 1, Article 130 of the Law on Credit Institutions in the 12 months preceding the proposed month and at the time of completing the capital contribution and buying shares according to approval of the State Bank;

c) Ensuring the ratio of capital contribution and share purchase in accordance with Article 129 of the Law on Credit Institutions in the 12 months preceding the proposed month and at the time of completion of capital contribution and share purchase as approved by the State Bank.

3. Conditions for capital contribution and share purchase to establish and acquire subsidiaries and associated companies operating in the field of debt management and asset exploitation:

a) Conditions specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Ensuring the ratio of capital contribution and share purchase in accordance with Article 129 of the Law on Credit Institutions at the time of completion of capital contribution and share purchase as approved by the State Bank;

c) Having a bad debt ratio compared to the total outstanding debt of over 3% in the 12 months preceding the proposed month.

4. Conditions for making capital contribution or share purchase for other enterprises operating in the fields specified at Point b, Clause 1, Article 1 of this Circular:

a) The conditions specified in Clause 1 of this Article;

b) Ensuring the maximum ratio of short-term capital sources used for medium- and long-term loans under the provisions of Point c, Clause 1, Article 130 of the Law on Credit Institutions and the regulations of the State Bank in 24 Next month before the proposed month.

5. Conditions for converting debts into contributed capital specified at Point d, Clause 1, Article 1 of this Circular:

a) Conditions specified at Points a, b, c, d, dd, e and h, Clause 1 of this Article;

b) Debts converted into contributed capital must be bad debts and the transfer of debts into contributed capital is to handle bad debts. Bad debts are debts determined by the State Bank’s regulations on classification of assets, deduction levels, methods of setting up risk provisions and the use of risk provisions in the operation of credit institutions, branches of foreign bank.”

  • Secondly, prescribing the order and procedures for approving capital contribution and purchase of shares of credit institutions.

Specifically, Article 6 Circular No. 51/2018/TT-NHNN stipulates: “Article 6. Order and procedures for approving capital contribution and purchase of shares of credit institutions

1. Credit institutions shall make 02 sets of dossiers as prescribed in Article 5 of this Circular and send them to the State Bank (via the Banking Inspection and Supervision Agency). In case the dossier is incomplete or invalid, within 7 days after receiving the dossier, the Banking Inspection and Supervision Agency shall send a written request to the credit institution to supplement the dossier.

2. Within 07 days from the date of receipt of a complete and valid dossier, the Banking Inspection and Supervision Agency shall send a written document enclosed with the dossier for sending comments:

a) State Bank branches in provinces, cities where the credit institutions are headquartered on meeting the conditions prescribed in this Circular;

b) Units of the State Bank on capital contribution, share purchase, debt transfer into contributed capital of credit institutions (if necessary).

3. Within 10 days from the date of receiving the written opinions of the Banking Inspection and Supervision Agency, the consulted units specified in Clause 2 of this Article shall have their written opinions sent to Banking Inspection and Supervision on the contents to be consulted.

4. Within 14 days from the date of receiving the comments of the relevant units, the Banking Inspection and Supervision Agency shall appraise the dossier and submit it to the State Bank Governor for consideration, approval or disapproval of the capital contribution, share purchase, debt transfer into contributed capital at the request of the credit institution.

5. Within 45 days from the date of receipt of a complete and valid dossier, the State Bank shall issue a written approval or disapproval of the capital contribution, share purchase and debt transformation into contributed capital of a credit institution; In case of disapproval, the State Bank shall issue a document clearly stating the reason.

6. Within 12 months after the State Bank issues a written approval, the credit institution must complete the capital contribution, share purchase, and debt transfer into contributed capital. Beyond this time limit, the State Bank’s written approval shall automatically expire.”

7. Quarterly (by the 03rd of the first month of the reporting quarter), the converting bank must submit reports to the SBV (the Foreign Exchange Management Department, the Financial Policy Department and the Operations Center) on the estimated amounts of foreign currency to be converted by project enterprises/ investors in the next quarter and the foreign currency balancing plan to meet such amounts.”

1.3. Circular No. 53/2018/TT-NHNN regulations on the network of non-bank credit institutions

  • Name of legal document: Circular No. 53/2018/TT-NHNN issued on 31/12/2018 by the State Bank of Viet Nam regulations on the network of non-bank credit institutions (hereinafter referred to as the “Circular No. 53/2018/TT-NHNN”).
  • Effective date: 01/03/2019.

Some contents should be noted:

  • Firstly, regulations on conditions for establishing branches of non-bank credit institutions

Specifically, Article 7 of Circular No. 53/2018/TT-NHNN stipulates: “Article 7. Conditions for establishing branches

1. A non-bank credit institution with a period of operation of 12 months or more (calculated from the date of opening operation to the time of request) is allowed to establish no more than 3 branches in a fiscal year when meeting the following conditions:

a) The actual value of charter capital as at December 31 of the preceding year is not lower than the legal capital level;

b) Interest-bearing business activities according to the consolidated financial statements and audited separate financial statements of the preceding year preceding the year of proposal. This condition does not apply to non-bank credit institutions submitting their application for the second year from the date of opening;

c) At the time of the proposal, the competent agency does not apply measures not to expand the area of operation;

d) At the time of the proposal, it does not violate the regulations on safety ratio in the operation of non-bank credit institutions;

dd) The ratio of bad debt to total outstanding debt as of December 31 of the preceding year preceding the year of proposal and at the time of the proposal does not exceed 4% or another rate decided by the Governor fin each period;

e) At the time of proposal the Board of Directors, the Members’ Council, and the Control Board to have the quantity and structure strictly according to the provisions of law, no vacancies to the General Director (Director) title;

g) At the time of the proposal does not violate the regulations on internal control system and internal audit; asset classification and risk provisioning;

h) There is a Regulation on network management in accordance with Article 6 of this Circular;

i) Has a scheme to establish a network unit.

2. Non-bank credit institutions with operating duration of less than 12 months (from the date of opening operation to the time of proposal) are allowed to establish no more than 2 branches when meeting the following conditions:

a) The real value of charter capital at the time of proposal is not lower than the legal capital;

b) The ratio of bad debt to the total outstanding debt at the latest time of the proposal does not exceed 4% or another rate as decided by the Governor in each period;

c) The provisions at Points c, d, e, g, h and i, Clause 1 of this Article.”

  • Secondly, annulling Decision No. 01/2008/QD-NHNN dated January 9, 2008 of the Governor of the State Bank of Vietnam promulgating regulations on opening and terminating operations of branches and representative offices of groups non-bank credit institutions.

Specifically, Clause 2 Article 25 of Circular No. 53/2018/TT-NHNN stipulates: “Article 25. Implementation effect

2. To annul Decision No. 01/2008 / QD-NHNN dated January 9, 2008 of the Governor of the State Bank of Vietnam promulgating regulations on opening and terminating operations of branches and representative offices of groups non-bank credit institutions.”

1.4. Circular No. 01/2019/TT-NHNN on amendments to the Circular No. 30/2015/TT-NHNN dated December 25, 2015 by the Governor of the State Bank of Viet Nam on licensing, organization and operation of non-bank credit institutions

  • Name of legal document: Circular No. 01/2019/TT-NHNN issued on 01/02/2019 by the State Bank of Viet Nam on amendments to the Circular No. 30/2015/TT-NHNN dated December 25, 2015 by the Governor of the State bank of Vietnam on licensing, organization and operation of non-bank credit institutions (hereinafter referred to as the “Circular No. 01/2019/TT-NHNN”).
  • Effective date: 20/03/2019.

Some contents should be noted:

  • Firstly, modify, supplement the explanation of the phrase “Lessee”.

Specifically, Clause 1 Article 1 of Circular No. 01/2019/TT-NHNN stipulates: Article 1. Amendments to the Circular No. 30/2015/TT-NHNN dated December 25, 2015 by the Governor of the State Bank of Vietnam (“SBV”)

1. Clause 14 Article 3[3] is amended as follows:

“14. Lessee (including the seller of an asset that then leases that asset under a finance lease contract) refers to a legal entity or individual that operates in Vietnam and directly uses the leased asset to serve their operations.

When a household, artel or organization without a legal status wishes to enter into a finance lease contract, such finance lease contract must be concluded by its member or authorized representative.”.”

  • Secondly, the phrase “Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng” (“Bank Supervision and Inspection Office”) is changed into “Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với địa bàn có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng)” (“Bank Supervision and Inspection Authority (for province where the Bank Supervision and Inspection Office is established)”)

Specifically, Clause 3 Article 2 of Circular No. 01/2019/TT-NHNN stipulates: “Artilce 2.

3. The phrase “Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng” (“Bank Supervision and Inspection Office”) is changed into “Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với địa bàn có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng)” (“Bank Supervision and Inspection Authority (for province where the Bank Supervision and Inspection Office is established)”) at Point a Clause 3 Article 10, Point d Clause 1 Article 41, Article 7 Appendix No. 09A, Article 7 Appendix No. 09B, Article 7 Appendix No. 09C, Article 7 Appendix No. 09D of the Circular No. 30/2015/TT-NHNN.”

1.5. Decree No. 16/2019/ND-CP amending and supplementing decrees on business conditions under the state management of the State Bank of Viet Nam

  • Name of legal document: Decree No. 16/2019/ND-CP issued on 01/02/2019 by the Government of Viet Nam amending and supplementing decrees on business conditions under the state management of the State Bank of Viet Nam (hereinafter referred to as the “Decree No. 16/2019/TT-NHNN”).
  • Effective date: 20/03/2019.

The content should be noted: amending and supplementing conditions for a credit information company to obtain a certificate of eligibility for credit information-related activities.

Specifically, Article 4 of Decree No. 16/2019/ND-CP stipulates: “Article 4. Amending and supplementing certain articles of the Government’s Decree No. 10/2010/ND-CP dated February 12, 2010 on credit information-related activities

Clause 5 Article 7[4] (as amended and supplemented in Article 1 of the Government’s Decree No. 57/2016/ND-CP dated July 01, 2016 providing amendments to Article 7 of the Government’s Decree No. 10/2010/ND-CP dated February 12, 2010) is amended and supplemented as follows:

“5. There are at least 15 credit institutions, branches of foreign banks (except banks for social policies, cooperative banks, people’s credit funds and microfinance institutions) that commit to provide credit information; these credit institutions and branches of foreign banks do not give similar commitments to any other credit information provider.””

1.6. Circular No. 02/2019/TT-NHNN amending and supplementing a number of articles of the circular no. 23/2014/TT-NHNN dated august 19, 2014 of the State Bank of Vietnam guiding the opening and use of payment accounts at payment service suppliers

  • Name of legal document: Circular No. 02/2019/TT-NHNN issued on 28/02/2019 by the State Bank of Viet Nam amending and supplementing a number of articles of the circular no. 23/2014/TT-NHNN dated august 19, 2014 of the State Bank of Vietnam guiding the opening and use of payment accounts at payment service suppliers (hereinafter referred to as the “Circular No. 02/2019/TT-NHNN”).
  • Effective date: 01/03/2019.

Some contents should be noted:

  • Firstly, amending and supplementing regulations on authorization in using payment accounts.

Specifically, Clause 2, Article 1 of Circular No. 02/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 23/2014/TT-NHNN of August 19, 2014 of The State Bank of Vietnam guides the opening and use of payment accounts at payment service suppliers

2. Clause 1 and Clause 2 of Article 4[5] are amended and supplemented as follows:

“1. The account holder has the right to authorize another person to use his or her payment account.

  1. The authorization in the use of payment accounts must be in writing and comply with the law on authorization.””
  • Secondly, supplementing regulations on handling checks and complaints in using payment accounts.

Specifically, Clause 11 Article 1 of Circular No. 02/2018/TT-NHNN stipulates: “Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 23/2014/TT-NHNN of August 19, 2014 of The State Bank of Vietnam guides the opening and use of payment accounts at payment service suppliers

11. “Article 15a. Handling checks and complaints in using payment accounts

1. Banks and branches of foreign banks are responsible for receiving customers’ inquiries and complaints during the process of using payment accounts to ensure compliance with the following principles:

a) Applying at least two forms of receiving information of inspection and complaint including via telephone switchboards (with sound recording) and through transaction points of banks and branches of foreign banks; ensure the verification of basic information that customers have provided to banks and foreign bank branches;

b) Developing a form of request for investigation and complaint for customers to use when requesting investigation and complaint. In case of receiving information via telephone switchboards, banks and branches of foreign banks require customers to supplement inspection requests and complaints according to forms within the prescribed time of banks and branches of foreign banks to act as the official basis for handling investigation and complaints. In case of authorizing other people to request examination, complaint, customers shall comply with the provisions of law on authorization;

c) Banks and branches of foreign banks are allowed to agree on and specify the time limit for customers to be entitled to request for investigation and complaint but not less than 60 days from the date of the transaction for requesting investigation, complaint.

2. Time limit for handling investigation and complaints:

a) Within 30 working days after receiving customers’ requests for first-time inspection and complaint according to one of the receiving forms prescribed at Point a, Clause 1 of this Article, the banks or branches of foreign banks shall be responsible for handling customers’ requests for investigation and complaints;

b) Within 5 working days from the date of notification of inspection results, complaints to customers, banks and branches of foreign banks shall be refunded to customers according to the agreement and current law for losses arising out of the customer’s fault and/or not subject to force majeure circumstances as agreed upon terms and conditions for opening and using payment accounts;

c) In case of expiry of the time limit for handling the control and complaint specified at Point a of this Clause, but the cause or error of any party has not been determined yet, within the next 15 working days, the bank or branches of foreign banks shall agree with customers on the plan of handling investigation and complaints.

3. If the case shows signs of a crime, the bank or branches of foreign banks shall notify the competent state agency in accordance with the law on criminal procedures and report to the State Bank (Payment Department, Banking Inspection and Supervision Agency, State Bank of provinces and cities in the area); at the same time, notify customers in writing about the status of handling requests for investigation and complaints. The handling of results of inspection and complaints falls under the handling responsibility of competent state agencies. In cases where competent state agencies announce the settlement results without criminal elements, within 15 working days from the date of conclusion of competent state agencies, banks or branches of foreign banks agreed with customers on the plan of handling results of investigation and complaint.

4. In case the banks, branches of foreign banks, customers and related parties cannot reach an agreement and/or disagree with the process of requesting a investigation or complaint, the dispute resolution shall be made according to regulations of laws.””

[1]Article 2. Regulated entities

2. State-owned enterprises including:

a) Wholly state-owned single-member limited liability companies (LLCs) that are parent companies of state-owned economic groups, parent companies of state corporations (including state-owned commercial banks) or parent companies in groups of parent companies and subsidiaries (hereinafter referred to as “parent companies”).

b) Wholly state-owned single-member LLCs.

c) Wholly state-owned enterprises that have not been converted into single-member LLCs.”

[2]Article 2. Regulated entities

3. Single-member LLCs with 100% of charter capital invested by state-owned enterprises (hereinafter referred to as “level II enterprises”).”

[3]Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, some terms are construed as follows:

14. The lessee (including sub-lessee) includes organizations and individuals operating in Vietnam including legal and natural persons and other civil subjects according to civil laws who have the use of the leased assets for their own purposes.”

[4] “Article 7. Conditions for a credit information company to obtain a certificate of eligibility for credit information-related activities

5. Having at least 20 commercial banks that commit to provide credit information exclusively to the company”

[5] “Article 4. Authorization in using payment account1. In the process of using the payment account, the account holder, the chief accountant or the person in charge of accounting (if any) may authorize another person.”

This amount is amended by Clause 2 Article 1 of Circular 32/2016/TT-NHNN

“Article 1. Amending and supplementing a number of articles and appendices of Circular No. 23/2014/TT-NHNN dated August 19, 2014 of the State Bank of Vietnam guiding the opening and use of payment accounts at payment service suppliers”

2. Clause 1… Article 4 is amended and supplemented as follows:

“1. The account holder has the right to authorize another person to use his or her payment account.”

“2. Authorization in the use of payment accounts must be in writing and comply with the law on authorization. Authorization in using the organization’s payment account must be approved in writing by the account opening organization.”

This clause is amended by Clause 2 Article 1 of Circular 32/2016/ TT-NHNNĐ

“Article 1. Amending and supplementing a number of articles and appendices of Circular No. 23/2014/TT-NHNN of August 19, 2014 of The State Bank of Vietnam guides the opening and use of payment accounts at payment service suppliers

2. … Clause 2 of Article 4 is amended and supplemented as follows:

… 2. Authorization in the use of payment accounts must be in writing and comply with the law on authorization. “”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 03/2019)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/03/2019

1.1. Thông tư số 30/2018/TT-NHNN hướng dẫn xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 30/2019/TT-NHNN ban hành ngày 12/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 30/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2019.

Nội dung có thể lưu ý: khoản 2 Điều 2 Thông tư số 30/2018/TT-NHNN quy định về đối tượng áp dụng của Thông tư này như sau: “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Đối tượng áp dụng:

  2. a) Các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng, bao gồm:

(i) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại khoản 2 Điều 2[1] Nghị định số 126/2017/NĐ-CP là tổ chức tín dụng;

(ii) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều 2[2] Nghị định số 126/2017/NĐ-CP là tổ chức tín dụng;

  1. b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng quy định tại điểm a khoản này.”

1.2. Thông tư số 51/2018/TT-NHNN quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 51/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 51/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về điều kiện góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 51/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 4. Điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

1. Điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 1 Thông tư này (trừ công ty con là công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản):

a) Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có nội dung hoạt động góp vốn, mua cổ phần;

b) Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng trong 24 tháng liền kề trước tháng đề nghị và tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước;

c) Đảm bảo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng trong 24 tháng liền kề trước tháng đề nghị và tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước;

d) Giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần không thấp hơn mức vốn pháp định;

đ) Kết quả hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm đề nghị đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập;

e) Không bị xử phạt vi phạm hành chính về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, góp vốn, mua cổ phần trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị;

g) Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ nhỏ hơn 3% trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị;

h) Có cơ cấu tổ chức, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty liên kết quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 1 Thông tư này (trừ công ty liên kết là công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản):

a) Các điều kiện quy định tại điểm a, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều này;

b) Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị và tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước;

c) Đảm bảo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị và tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

3. Điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản:

a) Điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Đảm bảo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng tại thời điểm hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước;

c) Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ trên 3% trong 12 tháng liền kề trước tháng đề nghị.

4. Điều kiện thực hiện góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp khác hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư này:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước trong 24 tháng liền kề trước tháng đề nghị.

5. Điều kiện thực hiện chuyển nợ thành vốn góp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư này:

a) Các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 1 Điều này;

b) Khoản nợ được chuyển thành vốn góp phải là khoản nợ xấu và việc chuyển nợ thành vốn góp là để xử lý khoản nợ xấu. Nợ xấu là nợ được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

  • Hai là, quy định trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 51/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 6. Trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng bổ sung hồ sơ.

2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản kèm hồ sơ gửi lấy ý kiến:

a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính về việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Thông tư này;b) Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước về việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp của tổ chức tín dụng (nếu cần thiết).

3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các đơn vị được lấy ý kiến quy định tại khoản 2 Điều này có ý kiến bằng văn bản gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về các nội dung được lấy ý kiến.

4. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến các đơn vị có liên quan, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thẩm định hồ sơ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận hoặc không chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp theo đề nghị của tổ chức tín dụng.

5. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp của tổ chức tín dụng; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

6. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước ra văn bản chấp thuận, tổ chức tín dụng phải hoàn tất việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nợ thành vốn góp. Quá thời hạn này, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực.”

1.3. Thông tư số 53/2018/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 53/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 53/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về điều kiện thành lập chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Cụ thể, Điều 7 Thông tư số 53/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 7. Điều kiện thành lập chi nhánh

1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá 03 chi nhánh trong 01 năm tài chính khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;

b) Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị. Điều kiện này không áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp hồ sơ đề nghị vào năm thứ hai tính từ ngày khai trương hoạt động;

c) Tại thời điểm đề nghị không bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp không cho mở rộng địa bàn hoạt động;

d) Tại thời điểm đề nghị không vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

đ) Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 4% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;

e) Tại thời điểm đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc);

g) Tại thời điểm đề nghị không vi phạm quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; phân loại tài sản có và dự phòng rủi ro;

h) Có Quy chế về quản lý mạng lưới theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

i) Có Đề án thành lập đơn vị mạng lưới.

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá 02 chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;

b) Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm gần nhất thời điểm đề nghị không vượt quá 4% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;

c) Các quy định tại điểm c, d, e, g, h, i khoản 1 Điều này.”

  • Hai là, bãi bỏ Quyết định số 01/2008/QĐ-NHNNngày 09/01/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Cụ thể, khoản 2 Điều 25 quy định: “Điều 25. Hiệu lực thi hành

2. Bãi bỏ Quyết định số 01/2008/QĐ-NHNN ngày 09/01/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.”

1.4. Thông tư số 01/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 01/2019/TT-NHNN ban hành ngày 01/02/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 01/2019/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 20/03/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung cách giải thích cụm từ “Bên thuê tài chính”.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 01/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây gọi là Thông tư số 30/2015/TT-NHNN)

1. Khoản 14 Điều 3[3]được sửa đổi, bổ sung như sau:

“14. Bên thuê tài chính (bao gồm cả Bên bán và thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính) là pháp nhân, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình.

Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, khi tham gia quan hệ thuê tài chính thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch thuê tài chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch thuê tài chính.”.”

  • Hai là, thay đổi cụm từ “Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng” thành “Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với địa bàn có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng)

Cụ thể, khoản 3 Điều 2 Thông tư số 01/2019/TT-NHNN quy định: Điều 2.

  1. Thay đổi cụm từ “Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng” thành “Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với địa bàn có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng)” tại điểm a khoản 3 Điều 10, điểm d khoản 1 Điều 41, Điều 7 Phụ lục số 09A, Điều 7 Phụ lục số 09B, Điều 7 Phụ lục số 09C, Điều 7 Phụ lục số 09D Thông tư số 30/2015/TT-NHNN.”

1.5. Nghị định số 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ban hành ngày 01/02/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Nghị định số 16/2019/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 20/03/2019.

Nội dung có thể lưu ý: sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định số 16/2019/NĐ-CP quy định: “Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng

Khoản 5 Điều 7[4] (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 57/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Có tối thiểu 15 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô) cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài này không có cam kết tương tự với công ty thông tin tín dụng khác.””

1.6. Thông tư số 02/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2019/TT-NHNN ban hành ngày 28/02/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (sau đây viết tắt là “Thông tư số 02/2019/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 02/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

  1. Khoản 1 và khoản 2 Điều 4[5]được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.

  1. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.””

  • Hai là, bổ sung quy định về xử lý tra soát, khiếu nại trong sử dụng tài khoản thanh toán.

Cụ thể, khoản 11 Điều 1 Thông tư số 02/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

11. “Điều 15a. Xử lý tra soát, khiếu nại trong sử dụng tài khoản thanh toán

1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại của khách hàng trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

a) Áp dụng tối thiểu hai hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại bao gồm qua tổng đài điện thoại (có ghi âm) và qua các điểm giao dịch của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đảm bảo xác thực những thông tin cơ bản mà khách hàng đã cung cấp cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Xây dựng mẫu giấy đề nghị tra soát, khiếu nại để khách hàng sử dụng khi đề nghị tra soát, khiếu nại. Trường hợp tiếp nhận thông tin qua tổng đài điện thoại, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu khách hàng bổ sung giấy đề nghị tra soát, khiếu nại theo mẫu trong thời gian quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm căn cứ chính thức để xử lý tra soát, khiếu nại. Trường hợp ủy quyền cho người khác đề nghị tra soát, khiếu nại, khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền;

c) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận và quy định cụ thể về thời hạn khách hàng được quyền đề nghị tra soát, khiếu nại nhưng không ít hơn 60 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đề nghị tra soát, khiếu nại.

2. Thời hạn xử lý tra soát, khiếu nại:

a) Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại lần đầu của khách hàng theo một trong các hình thức tiếp nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại của khách hàng;

b) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả tra soát, khiếu nại cho khách hàng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bồi hoàn tổn thất cho khách hàng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật hiện hành đối với những tổn thất phát sinh không do lỗi của khách hàng và/hoặc không thuộc các trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận về điều khoản và điều kiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán;

c) Trong trường hợp hết thời hạn xử lý tra soát, khiếu nại được quy định tại điểm a khoản này mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân hay lỗi thuộc bên nào thì trong vòng 15 ngày làm việc tiếp theo, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với khách hàng về phương án xử lý tra soát, khiếu nại.

3. Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn); đồng thời, thông báo bằng văn bản cho khách hàng về tình trạng xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại. Việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết không có yếu tố tội phạm, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với khách hàng về phương án xử lý kết quả tra soát, khiếu nại.

4. Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng và các bên liên quan không thỏa thuận được và/hoặc không đồng ý với quá trình đề nghị tra soát, khiếu nại thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.””

[1] “Điều 2. Đối tượng áp dụng

2. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

c) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.”

[2] “Điều 2. Đối tượng áp dụng

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).”

[3]Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

14. Bên thuê tài chính (bao gồm cả Bên bán và thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính) là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, bao gồm các pháp nhân, cá nhân và các chủ thể dân sự khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình.”

[4] “Điều 7. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thông tin tín dụng

5. Có tối thiểu 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không có cam kết tương tự với công ty thông tin tín dụng khác.

[5]Điều 4. Ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán

1. Trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản thanh toán, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) được ủy quyền cho người khác.”

Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 32/2016/TT-NHNN

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 

2. Khoản 1… Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: 

 “1. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.”

“2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức mở tài khoản.”

Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 32/2016/TT-NHNN

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 

2. … khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: 

…  2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.””’