New substances of Circular No.39/2016/TT-NHNN

NEW SUBSTANCES OF CIRCULAR NO.39/2016/TT-NHNN

    On 30 December 2016, the Circular No. 39/2016/TT-NHNN (“Circular 39”) was promulgated by the State Bank of Vietnam and replaced Decision No. 1627/2001/QD-NHNN (hereinafter referred to as “Replaced Documents”) is effective from 15 March 2017 on the Regulation on lending activities of credit institutions and foreign bank branches to customers.

    According to our understanding, the Circular 39 has some new important points about the legal status of borrowers, purposes of borrowing, loan interest rate, loan term, sample credit contract, publication of conditions, overdue debt transfer and debt collection order.

    Specifically, the Circular 39 has some important changes to be considered as follows:

    1. Legal status of Borrowers

    The Circular 39 stipulated that “Customer performing a borrowing transaction with a credit institution (hereinafter referred to as borrowing customer) refers to any legal entity or individual, including: a) Legal entities established and operated within the territory of Vietnam and/or those established abroad and legally operated within the territory of Vietnam; b) Vietnamese and/or foreign nationals.”[1]

    We realize that the difference in this new substance is the customer performing a borrowing transaction with a credit institution only includes legal entities and individuals. It means that organizations being non-legal entity (e.g. households, cooperative groups, private enterprises, other non-legal entities) are not entitled to borrow capital from credit institutions. This is also consistent with the provisions in the Civil Code 2015[2].

    Previously, the Replaced Documents stipulated that customers borrowing from credit institutions shall be Vietnamese and foreign organizations, individuals that are capable of repayment and have demand for funds borrowing…, means that the replaced law allows the borrowers to include households, cooperative groups, private businesses or partnerships company.

    2. Purposes of Borrowing

    In Circular 39, there are two (2) groups of loan purposes, including: Consumer loan and Business loan, namely:

    • Consumer loan means “a credit institution’s granting a loan to an individual customer’s demands for borrowed funds to pay consumption or living expenses for his/her personal or family purposes[3]; and

    • Business loan means “a credit institution’s granting a loan to a legal entity or individual to meet the demands for borrowed funds other than those referred to in Clause 4 of this Article (Consumer loan), including the demands for borrowed funds by that legal entity or individual, and the demands for borrowed funds by a business household or private company of which that individual is the legal owner[4].

    We realize that the difference in this new substance is the fact that the Circular 39 does not limit the purposes of borrowing as the Substitute Documents, which divides the demand for loans into the two groups mentioned above. Previously, the Replaced Documents have limited the loan purposes of customers in the implementation of investment projects, plan of production, business and service activity or investment projects, plan of domestic and overseas living standard improvement.

    It should be noted that, according to the Circular 39, although the organizations being non-legal entity will be not entitled to borrow capital from credit institutions, but the Circular 39 allows the credit institutions grant a loan to individual customer who is the head of household business or owner of private enterprise to meet the capital needs of business households and private enterprises.

    3. Loan Re-Structuring

    For the loan re-structuring, the Circular 39 stipulated that Credit institutions shall not be allowed to approve the following loan demands:

    • Loans used for repaying loan debts owed to lending credit institutions, except for those used for paying loan interest arising during the construction process of which cost is accounted for in the construction cost estimate approved by a regulatory authority in accordance with laws.

    • Loans used for repaying loan debts owed to other credit institutions and foreign loan debts, except for loans used for repaying debts prior to the payment due date that fully meet the following requirements:

    a) Be a loan used for business activities;

    b) Have the loan term that does not exceed the residual loan term of an older loan;

    c) Be a loan under which the debt rescheduling has not been carried out[5].

     We realize that Circular 39 has a change in the loan re-structuring regulations compared with the Replaced Documents with a view to tighten controlling over lending to repayment.

    4. Loan interest rate

    The Circular 39 stipulated that,

    • Maximum interest rate: “A credit institution and its customer shall agree on the interest rate depending on capital demands and supplies on the market, loan demands and creditworthiness of customers[6], unless otherwise the interest rate on short-term loan denominated in Vietnamese dong “shall not allow it to exceed the maximum interest rate decided by the State Bank’s Governor over periods of time in order to meet certain demands for borrowed fund[7];

    • Late payment interest: If a customer fails to make due payment of interest, “the customer must pay late payment interest charged at the interest rate agreed upon between the credit institution and customer which is not allowed to exceed 10%/year interest rate on the outstanding balance of late payment interest in proportion to the period of late payment[8];

    • Interest on the overdue principal: Where a debt has become delinquent, “the customer owing a delinquent debt must pay interest on the outstanding amount of principal which is overdue in proportion to the period of late payment for which the interest rate charged is not allowed to exceed 150% of the interest rate charged on due repayment that is determined upon the date of such debt becoming delinquent[9]

    • Variable interest rate: Where the variable interest rate is applied, “a credit institution and customer must enter into an agreement on principles and factors for determination of the variable interest rate, and on the date of adjustment to the loan interest rate. In cases where referring to factors for determination of the variable interest rate results in different loan interest rates, the credit institution shall apply the lowest loan interest rate[10].

    We realize that the importance in this new substance is the fact that the regulation of maximum interest rate applies only to case of the short-term loan denominated in Vietnamese dong in the priority areas stipulated in Circular 39. Furthermore, in addition to the interest on the principal, there was a clear regulation of the maximum and the calculation of the late payment interest, the interest on the overdue principal and the variable interest rate in order to avoid conflict in the understanding of the parties.

    5. Loan term

    The Circular 39 stipulated that,

    • Loan term refers to “a period of time starting on the day following the day when a credit institution begins to disburse the borrowed fund to a customer and ending on the day when that customer has to repay principal and interest amounts in full as agreed upon between the credit institution and customer[11];

    • Credit institutions will grant a decision into the following categories:

    • Short-term loan, defined as loans having the maximum loan term of 01 (one) year.

    • Medium-term loan, defined as loans having the loan term between above 01 (one) year and 05 (five) years at the maximum.

    • Long-term loan, defined as loans having the loan term of more than 05 (five) years[12].

    We realize that the difference in this new substance is (i) the loan term is not calculated from the received time of the loan by clients; and (ii) the loan term is determined by year rather than month.

    6. Some other substances

    • Currency of repaying debts: Besides the regulations on currency of lending in the same previously, the Circular 39 has a substance specifically on currency of repaying debts – “Currency unit used for debt repayment is the one used in a loan[13].

    • Fee paid for a commitment to borrowed fund: The Circular 39 has a substance on Fee paid for a commitment to borrowed fund, specifically the credit institution and customers can agree on the payment of “Fee paid for a commitment to borrowed fund withdrawal during the period from the date of entry into force of the loan agreement to the date of initial disbursement of borrowed fund[14].

    • Penalty and compensation: Circular 39 stipulated that credit institutions and customers have the right to agree on penalties and compensation in case of defaulting on a loan, unless otherwise the loan principal and/or interest. Also, we note that, if there is not an agreement on both of penalty and compensation, the defaulting party shall only be subject to the penalty for violation (without compensation)[15].

    • Delinquent debt: The Circular 39 stipulated that “The credit institution shall perform delinquency procedures for the principal amount of which repayment is not made by the agreed due date and rescheduling is not accepted by the credit institution”[16]. The difference in this new substance is a replacement of “the whole outstanding amount of debt” with “the outstanding amount of principal of customers cannot repay on time” – This is a rule to avoid conflict in the understanding of the parties in past.

    • Post the contract templates, general conditions of lending: The Circular 39 stipulated that the credit institution shall be obliged to

    • Make a public notice of such contract templates and general contractual terms and conditions regarding lending activities at its office, and make posts on its website;

    • Provide a full amount of information about these contract templates and general terms and conditions of which a customer should be informed prior to conclusion of a loan agreement, and obtain customer’s confirmation that the credit institution has already provided all necessary information[17].

    • Notify early debt recovery: Upon delinquency, debt termination and debt recovery prior to the agreed due date, the credit institution shall notify the customer of such delinquency, loan termination and early debt recovery[18].

    ________________________________________________

    [1] Clause 3 Article 2 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [2] Civil Code No. 91/2015/QH13 dated 24 month 11 year 2015 by the National Assembly XIII of Viet Nam

    [3] Clause 4 Article 2 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [4] Clause 5 Article 2 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [5] Clause 5 and 6 Article 8 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [6] Clause 1 Article 13 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [7] Clause 2 Article 13 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [8] Clause 4(b) Article 13 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [9] Clause 4(b) Article 13 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [10] Clause 5 Article 13 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [11] Clause 8 Article 2 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [12] Article 10 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [13] Clause 2 Article 11 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [14] Clause 4 Article 14 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [15] Article 25 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [16] Article 20 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [17] Clause 4 Article 23 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    [18] Article 20 and Clause 1 Article 21 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

    ________________________________________________

    @ Copyright 2017 – QNT Law Firm – The article was written within and complies with the relevant legislation at the published time

     

     

    Một số điểm mới của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

    MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ SỐ 39/2016/TT-NHNN

      Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (gọi tắt là “Thông Tư 39”) đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và thay thế cho Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN (gọi tắt là “Văn Bản Bị Thay Thế”) hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2017, về việc Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

      Theo hiểu biết của chúng tôi, Thông Tư 39 này đã có một số điểm mới quan trọng về chủ thể vay vốn tại tổ chức tín dụng, mục đích vay vốn, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, hợp đồng mẫu, công khai điều kiện giao dịch, chuyển nợ quá hạn và thứ tự thu hồi nợ.

      Cụ thể, Thông Tư 39 đã có một số sự thay đổi quan trọng cần được lưu tâm sau đây:

      1. Chủ thể vay vốn tại tổ chức tín dụng

      Tại Thông Tư 39 quy định: “Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm: a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.[1].

      Chúng tôi nhận thấy rằng, sự khác biệt trong quy định mới này là việc khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng chỉ bao gồm pháp nhân cá nhân. Nghĩa là, các tổ chức không phải là pháp nhân (ví dụ như: hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) thì không có tư cách chủ thể vay vốn tại tổ chức tín dụng. Điều này cũng phù hợp với quy định tại Bộ luật Dân sự 2015[2].

      Thực tế trước đây, Văn Bản Bị Thay Thế đã quy định khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ…, nghĩa là pháp luật (đã bị thay thế) cho phép khách hàng vay bao gồm kể cả hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.

      2. Mục đích vay vốn

      Tại Thông Tư 39 quy định có hai (2) nhóm mục đích vay vốn, bao gồm: Cho vay phục vụ nhu cầu đời sốngCho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, cụ thể:

      • Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống được hiểu là “việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó[3]; và

      • Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh được hiểu là “việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4 Điều này (Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống), bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân[4].

      Chúng tôi nhận thấy rằng, sự khác biệt trong quy định mới này là việc Thông Tư 39 không giới hạn mục đích vay vốn như Văn Bản Bị Thay Thế, mà nó chia nhu cầu vay vốn thành 02 nhóm như nói trên. Thực tế trước đây, Văn Bản Bị Thay Thế đã giới hạn mục đích vay vốn của khách hàng ở việc thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài.

      Cần lưu ý rằng, mặc dù theo Thông Tư 39 tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không có tư cách chủ thể vay vốn tại tổ chức tín dụng, nhưng Thông Tư 39 cho phép tổ chức tín dụng cho vay đối với cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân.

      3.       Đảo nợ

      Đối với quy định về đảo nợ, Thông Tư 39 quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn nhằm:

      • Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

      • Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

      a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

      b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

      c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ[5].

      Chúng tôi nhận thấy rằng, Thông Tư 39 đã có sự thay đổi trong quy định về đảo nợ so với Văn Bản Bị Thay Thế theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn việc cho vay để trả nợ.

      4. Lãi suất cho vay

      Tại Thông Tư 39 quy định:

      • Mức trần lãi suất: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng[6], trừ trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thì lãi suất thỏa thuận “không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn[7];

      • Lãi chậm trả: Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả[8];

      • Lãi tại thời điểm chuyển nợ quá hạn: Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn[9];

      • Lãi suất cho vay điều chỉnh: Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, thì “tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất[10].

      Chúng tôi nhận thấy rằng, sự quan trọng trong quy định mới này là việc quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại Thông Tư 39. Hơn nữa, bên cạnh lãi suất cho vay trong hạn, đã có sự quy định rõ ràng về mức tối đa và cách tính của lãi chậm trả, lãi tại thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất cho vay điều chỉnh nhằm để tránh sự tranh chấp trong cách hiểu của các bên.

      5. Thời hạn cho vay

      Tại Thông Tư 39 quy định:

      • Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng[11];

      • Tổ chức tín dụng theo các loại cho vay như sau:

      • Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.

      • Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.

      • Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm[12].

      Chúng tôi nhận thấy rằng, sự khác biệt trong quy định mới này là việc (i) thời hạn vay không được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay; và (ii) thời hạn vay được xác định bằng năm thay cho bằng tháng như trước đây.

      6. Một số thay đổi khác

      • Đồng tiền trả nợ: Bên cạnh việc quy định về đồng tiền cho vay giống như trước đây tại Văn Bản Bị Thay Thế, thì Thông Tư 39 đã có quy định mới cụ thể về đồng tiền trả nợ – “Đồng tiền trả nợ là đồng tiền cho vay của khoản vay[13].

      • Phí cam kết rút vốn: Thông Tư 39 đã có sự bổ sung về Phí cam kết rút vốn, cụ thể tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận về việc trả “Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu[14].

      • Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại: Thông Tư 39 đã quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp các bên không thực hiện đúng thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp vi phạm về trả nợ gốc và/hoặc lãi. Đồng thời, lưu ý rằng, nếu không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm (không phải chịu bồi thường thiệt hại)[15].

      • Chuyển nợ quá hạn: Thông Tư 39 đã quy định “Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ[16]. Sự khác biệt trong quy định mới này là việc thay thế “toàn bộ số dư nợ” (được quy định trong Văn Bản Bị Thay Thế) bằng “số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn” – đây là quy định nhằm tránh xung đột trong cách hiểu của các bên trước đây.

      • Công khai hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung: Tại Thông Tư 39 quy định tổ chức tín dụng phải thực hiện:

      • Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng;

      • Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin[17].

      • Thông báo thu hồi nợ: Khi thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn đối với nợ gốc, chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn này[18].

      ________________________________________________

      [1] Khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [2] Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội Khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

      [3] Khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [4] Khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [5] Khoản 5 và 6 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [6] Khoản 1 Điều 13 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [7] Khoản 2 Điều 13 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [8] Khoản 4(b) Điều 13 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [9] Khoản 4(c) Điều 13 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [10] Khoản 5 Điều 13 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [11] Khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [12] Điều 10 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [13] Điều 20 và Khoản 1 Điều 21 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [14] Khoản 4 Điều 14 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [15] Điều 25 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [16] Điều 20 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [17] Khoản 4 Điều 23 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

      [18] Điều 20 và Khoản 1 Điều 21 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

        ________________________________________________

        @ Copyright 2015 – Công ty Luật QNT – Bài viết được viết trong và tuân theo pháp luật liên quan tại thời điểm được công bố

         

        Khung pháp lý M&A tại Việt Nam

        MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ

        MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

        Trong những năm gần đây, giao dịch mua bán & sáp nhập doanh nghiệp – Merger & Acquisition (M&A) đã dần trở nên phổ biến trong đời sống kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, với tình hình kinh tế khó khăn những năm qua, việc M&A càng trở nên ưu tiên trong chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài và đồng thời cũng là hướng đi đúng của doanh nghiệp trong nước nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

        Nhận thấy được thực trạng đó, Công ty Luật QNT đã phát hành Bản tin pháp lý này nhằm hỗ trợ Khách hàng nắm bắt kịp thời những vấn đề pháp lý cơ bản về M&A[1], cụ thể bao gồm:

        1. M&A là gì?

        Theo cách hiểu phổ biến thông thường:

        • Sáp nhập (Merger): là việc hai công ty, thường là có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp mới với tên gọi mới (hai cái tên cũ sẽ không còn tồn tại). Cổ phiếu cũ của hai công ty sẽ không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu thay thế.
        • Thâu tóm, mua lại (Acquisition): là việc một công ty chiếm lĩnh hoàn toàn một công ty khác và đóng vai trò người chủ sở hữu mới thì được gọi là mua lại. Trên góc độ pháp lý, công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty tiến hành mua lại “nuốt” trọn hoạt động kinh doanh của công ty kia, tuy nhiên cổ phiếu của công ty đi mua lại vẫn được giao dịch bình thường.

        Ở Việt Nam, giao dịch M&A được điều chỉnh trước hết bởi các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán và cạnh tranh. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể giao dịch M&A có thể chịu sự điều chỉnh từ các cam kết của Việt Nam trong WTO, các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan như: sở hữu trí tuệ, đất đai, tài chính – ngân hàng, quản lý ngoại hối,…

        Về cơ bản, giao dịch M&A được thực hiện dưới những hình thức sau đây:

        • Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại[2].
        • Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập[3].
        • Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất[4].
        • Bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: là việc bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp 100% vốn của công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; bán đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên theo quy định của Nghị định 128/2014/NĐ-CP.
        • Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp: thông qua việc góp vốn để tăng vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.
        • Mua lại vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành: là việc mua lại vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên/cổ đông hiện hữu theo Luật Doanh nghiệp.

        Trong đó, hình thức cho góp vốn vào công ty và bán phần vốn góp/cổ phần của công ty là hình thức giao dịch M&A phổ biến nhất tại Việt Nam. Một số giao dịch có thể kết hợp nhiều hình thức, cũng như có thể kết hợp với việc cho vay chuyển đổi hay mua trái phiếu chuyển đổi.

        M&A

        2. Một số giới hạn pháp lý 

        2.1. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

        Hiện nay, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài được giới hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam và Biểu cam kết dịch vụ WTO, khái quát như sau:

        • Trên thị trường chứng khoán Việt Nam[5]:

          • Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế;

          • Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật liên quan có quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó;

          • Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định về sở hữu nước ngoài tại danh mục. Trường hợp ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại danh mục không quy định cụ thể điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vốn điều lệ;

          • Công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm (i), (ii) và (iii) nêu trên, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế.

          • Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành: tỷ lệ sở hữu áp dụng theo quy định pháp luật chuyên ngành. Chẳng hạn trong lĩnh vực ngân hàng, theo Biểu cam kết dịch vụ WTO và pháp luật về các tổ chức tín dụng quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam[6].

          Về nguyên tắc, không thuộc các trường hợp hạn chế, thì các tổ chức là pháp nhân (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và mọi cá nhân (không phân biệt quốc tịch) đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.

          1.2. Luật cạnh tranh trong giao dịch M&A

          Theo quy định của Luật cạnh tranh số 23/2018/QH14, hành vi Tập trung kinh tế của doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và hành vi khác theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn như:

          • Tập trung kinh tế bị cấm: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

          • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:

            • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định về ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

            • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;…

            Ngoài ra, dưới góc độ pháp lý, các bên khi tiến hành giao dịch M&A có thể phải quan tâm đến các quy định của pháp luật đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, tài chính – ngân hàng,…

            3. Thuế trong giao dịch M&A

            Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc chuyển nhượng vốn/chứng khoán trong giao dịch M&A có thể là đối tượng chịu thuế, khái quát như sau:

            • Đối với Thuế giá trị gia tăng (VAT): theo quy định tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP đối với chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
            • Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT): theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn/chứng khoán của doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
            • Đối với Thuế thu nhập cá nhân (PIT): theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm chuyển nhượng phần vốn góp, chứng khoán và chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác) là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.

            ________________________________________________

            [1] Tài liệu này được biên soạn phù hợp tại thời điểm ngày 01/01/2021

            [2] Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

            [3] Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

            [4] Khoản 3 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

            [5] Khoản 1 Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

            [6] Khoản 5 Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP

            ________________________________________________

            @ Copyright 2012 – Công ty Luật QNT – Bản tin pháp lý: Một số vấn đề cần biết về Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (phiên bản 4.0 năm 2021)

             

            Thông tin pháp lý về Đầu tư tại Việt Nam

            THÔNG TIN PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

              1.   Chính sách và sự bảo đảm về đầu tư

              1.1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

              Theo Luật Đầu tư, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

              Hơn nữa, việc chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài được bảo đảm. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây: (i) vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; (ii) thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; và (iii) tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

              1.2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

              Theo Luật Đầu tư, nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

              Hơn nữa, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

              Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án (ngoại trừ thay đổi vì lý do  quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường).

              2. Ngành nghề kinh doanh 

              Cấm kinh doanh: Tại Việt Nam, nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà Luật Đầu tư không cấm. Một số hoạt động kinh doanh cấm đầu tư  đối với cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, như: kinh doanh ma túy, mại dâm, mua bán người hoặc các bộ phận của cơ thể người và một số  ngành nghề cụ thể khác.

              Kinh doanh có điều kiện: Ngoài ra, một số hoạt động kinh doanh trong đó nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ, như: kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, casino, dịch vụ Logistics, khoáng sản, dịch vụ việc làm, bất động sản, viễn thông, và một số ngành nghề cụ thể khác.

              Kinh doanh được ưu đãi: Ngược lại, Nhà nước Việt Nam cũng khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong các lĩnh vực ưu đãi và các khu vực địa lý, như:

              • Ngành nghề ưu đãi đầu tư: hoạt động công nghệ cao, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, sản phẩm điện tử, một số sản phẩm công nghiệp, ô tô, sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, và một số ngành nghề cụ thể khác.
              • Địa bàn ưu đãi đầu tư và quy mô: Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên, Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khan, Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, và một số ngành nghề cụ thể khác.

              3. Hình thức đầu tư 

              Luật Đầu tư quy định một số hình thức đầu tư tại Việt Nam, cụ thể:

              • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
              • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
              • Đầu tư theo hình thức Hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP); và
              • Ðầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC).

              Chúng tôi lưu ý rằng, để đầu tư thành lập một tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp), nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư.

              Ngoài ra, khi pháp nhân nước ngoài không muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ muốn có sự hiện diện kinh doanh tại Việt Nam, thì họ có thể thiết lập chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam.

              4. Loại hình doanh nghiệp

              Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm các loại hình doanh nghiệp cơ bản sau đây:

              • DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
              • CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
              • CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN là doanh nghiệp được sở hữu bởi các thành viên có thể là tổ chức và/hoặc cá nhân (thành viên công ty với số lượng không vượt quá 50). Thành viên này chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số “vốn đã góp”. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
              • CÔNG TY CỔ PHẦN là doanh nghiệp nghiệp được sở hữu bởi các cổ đông có thể là tổ chức và/hoặc cá nhân (cổ đông công ty với số lượng cổ đông tối thiểu là 03). Cổ đông này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số “vốn đã góp”. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

              Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Để hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện pháp lý và được cấp Giấy phép (phụ) tương ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

                ________________________________________________

                @ Copyright 2015 – Công ty Luật QNT – Bài viết được viết trong và tuân theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.

                 

                Legal information about Investment in Vietnam

                Legal information about Investment in Vietnam

                LEGAL INFORMATION ABOUT INVESTMENT IN VIETNAM

                  1.      Policies and Guarantees on Investment

                  1.1. Guarantee of asset ownership

                  Under the Law on Investment, the Vietnamese State shall recognize and protect the ownership of assets, capital, income, other lawful rights and interests of investors. Lawful assets of investors shall not be nationalized or confiscated by administrative measures.

                  Moreover, the remittance of assets of foreign investors overseas is guaranteed. After all financial obligations to Vietnamese Government are fulfilled, foreign investors are permitted to transfer the following assets to abroad: (i) capital and liquidations; (ii) income from business investment; and (iii) money and other assets under the lawful ownership of the investors.

                  1.2. Guarantee of Business Investments 

                  Under the Law on Investment, investors are permitted to make at their discretion decisions on business investment activities in accordance with the Law on Investment and relevant laws; to have access to and use credit funds and support funds and use land and other resources in accordance with law.

                  Moreover, where a new legal instrument which is promulgated provides greater investment incentives than those which the investor currently is enjoying, the investor is entitled to enjoy the investment incentives in accordance with the new legal instrument for the remaining duration in which the project is entitled to incentives.

                  Where a new legal instrument which is promulgated provides lower investment incentives than those which the investor has previously enjoyed, the investor shall continue to be entitled to the investment incentives in accordance with the previous regulations for the remaining duration in which the project is entitled to incentives (except changed for reason of national defense and security, social order and safety, social morals, the health of the community or environmental protection).

                  2. Line of Business 

                  Prohibited business: In Vietnam, investors are entitled to conduct business investment activities in industries and trades which are not prohibited by the Law on Investment. There are some business activities in which investment is prohibited for both foreign and domestic investors, such as: business in narcotic substances, prostitution, humans or parts of human body, and some specific others.

                  Conditional business: In addition, there are a number of business activities in which the investment must satisfy certain conditions stipulated by the Government, such as: securities trading, insurance, casino business, logistics services, mineral trading, employment agency services, real estate trading, telecommunications services, and some specific others.

                  Incentives business: Conversely, the Vietnamese State shall encourage and have a policy of incentives applicable to investment in preferential investment sectors and geographical areas, such as:

                  • For preferential investment sectors: high-tech activities; production of new materials, new energy, clean energy, electronics, specific agricultural machinery, automobiles, information technology, software, and some others.

                  • For preferential investment geographical areas and stature: scale of capital being VND 6,000 billion; investment projects located in rural areas and employing 500 employees or more; areas with difficult socio-economic conditions; industrial zones, export processing zones, high-tech zones and economic zones, and some others.

                  3. Forms of Investment 

                  The Law on Investment stipulates some forms of investment in Vietnam, namely:

                  • Investment for establishment of economic organization;

                  • Investment in the form of capital contribution or purchase of shares or portion of capital contribution to economic organizations;

                  • Investment in the form of public private partnership contract (PPP Contract); and

                  • Investment in the form of business co-operation contract (BCC Contract).

                  We note that, for the investment in establishment of a business organization (enterprise), the foreign investor must have an investment project and apply for a Certificate of Investment Registration under Law on Investment.

                  In addition, when a foreign entity does not want to invest in Vietnam, but it desires to have a business presence in Vietnam, it can set up a branch or a representative office in Vietnam.

                  4. Types of Enterprises

                  Investors may establish an economic organization (enterprise) in accordance with Law on Enterprises, including the following basic types of enterprise:

                  • SOLE PROPRIETORSHIP is an enterprise owned by an individual who is responsible for its operation with all of his/her property.

                  • ONE MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANY is an enterprise under the ownership of an organization or individual (the company’s owner) who is liable for the company’s debts and other liabilities up to the company’s charter capital.

                  • TWO AND MORE MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANY is an enterprise under the ownership of organizations and/or individuals (the company’s members in the number of members does not exceed 50). The members are liable for debts and other liabilities of the enterprise up to the value of “contributed capital”. Stakes of members shall be transferred in accordance with the Law on Enterprises.

                  • JOINT-STOCK COMPANY is a enterprise under the ownership of organizations and/or individuals (the company’s shareholders in the minimum quantity of shareholders is 03). The shareholders are only liable for the enterprise’s debts and other liabilities up to the value of “contributed capital”. Shareholders are entitled to transfer their shares to other persons in accordance with the Law on Enterprises. Joint-stock companies are entitled to issue various types of shares to raise capital.

                  The enterprise shall be granted the Certificate of Business registration when The application for business registration is satisfactory under Law on Enterprises. In order to operate in the conditional business, the enterprise should satisfy the legal conditions and obtain the corresponding sub-license in accordance with the law of Vietnam.

                    ________________________________________________

                    @ Copyright 2015 – Công ty Luật QNT – The article is written within and under the Law on Investment No. 67/2014/QH13 dated on 26 Nov 2014 and the Law on Enterprises No 68/2014/QH13 dated on 26 Nov 2014.