Điều cần biết Giá trị pháp lý chữ ký số

Điều cần biết Giá trị pháp lý chữ ký số

ĐIỀU CẦN BIẾT

GIÁ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ SỐ

1. Chữ ký số là gì? Chữ ký số (CKS) là một dạng chữ ký điện tử của cá nhân hoặc tổ chức. CKS có thể được cung cấp bởi đơn vị chính thức (cung cấp dịch vụ chứng thực CKS theo quy định pháp luật Việt Nam, như: VNPT, Viettel, FIS CORP,…) hoặc không chính thức (chưa được cấp phép bởi Chính phủ Việt Nam).

2. CKS có làm vô hiệu giao dịch dân sự?

Giao dịch được ký bằng CKS có giá trị pháp lý như được ký trực tiếp[i], khi CKS đáp ứng điều kiện an toàn theo quy định pháp luật (hiệu lực, khoá bí mật, khoá công khai, kiểm soát khoá bí mật của người ký,…). Nói cách khác, ký bằng CKS đáp ứng điều kiện pháp lý sẽ không làm giao dịch vô hiệu.

Lưu ý, theo pháp luật Việt Nam[ii], giao dịch bị xem là vô hiệu khi chủ thể xác lập giao dịch không có năng lực (pháp luật dân sự, hành vi dân sự). Nói đơn giản, là cần kiểm chứng CKS có thực sự là của người đại diện của đối tác và nó hợp pháp không?

Chúng tôi nghĩ rằng, việc dùng CKS được cung cấp bởi đơn vị chính thức sẽ thuận lợi trong việc kiểm chứng này, cũng như khi yêu cầu chứng thư làm bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp về vấn đề này (sử dụng CKS không chính thức, kể cả do đơn vị nổi tiếng thế giới cung cấp, nhưng lại sẽ khó khăn trong việc chứng minh này).

3. CKS cá nhân người của Công ty có rủi ro pháp lý cho giao dịch không?

Nếu giao dịch được ký bng CKS hợp pháp của Công ty, thì nó cơ bản là có hiệu lực, khả năng vô hiệu sẽ rất thấp.

Nếu giao dịch được ký bằng CKS cá nhân (dù là người của Công ty, người đại diện hợp pháp, thậm chí có đóng dấu Công ty), thì nó vẫn có thể bị tranh chấp về hiệu lực dẫn đến giao dịch bị vô hiệu. Bởi khi đó, kết luận thế nào sẽ tùy thuộc vào chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của CKS như đã đề cập ở trên.

 

[i] Điều 8, 9 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP

[ii] Điều 122, 117 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 03/2024)

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 03/2024)

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 03/2024

1.1. Thông tư số 24/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình, cung cấp thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng

    • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 24/2023/TT-NHNN ban hành ngày 29/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình, cung cấp thông tin, giấy tờ về dân cư khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 24/2023/TT-NHNN”).

    • Ngày có hiệu lực: 01/03/2024.

Nội dung cần lưu ý: Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm, phụ lục của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 24/2023/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điểm, phụ lục của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 7 như sau:

“b) Họ và tên; chức danh và đơn vị công tác hiện tại; số Chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân (đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam), số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp (đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam) của Tổng giám đốc (Giám đốc) dự kiến được bổ nhiệm;”.2. Thay thế Phụ lục số 01Phụ lục số 02 bằng Phụ lục số 16Phụ lục số 17 ban hành kèm theo Thông tư này.”

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 03/2024)

LEGAL UPDATE RELATING TO FINANCE AND CREDIT (MONTHLY LEGAL UPDATE – 03/2024)

1. Legal documents are effective in 03/2024

1.1. Circular No. 24/2023/TT-NHNN amendments to some articles of circulars on submission, presentation and provision of information and documents on population upon carrying out administrative procedures related to establishment and operation of banks

  • Name of legal document: Circular No. 24/2023/TT-NHNN issued on 29/12/2023 by the State Bank of Vietnam amendments to some articles of circulars on submission, presentation and provision of information and documents on population upon carrying out administrative procedures related to establishment and operation of banks (referred to as the “Circular No. 24/2023/TT-NHNN”).
  • Effective date: 01/03/2024.

The content should be noted: Amendment to and replacement of some points and appendices of the Circular No. 22/2018/TT-NHNN dated September 05, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam on guidelines for procedures and applications for approval for provisional lists of personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign bank branches.

Specifically, Article 8 of the Circular No. 24/2023/TT-NHNN stipulates: Article 8. Amendment to and replacement of some points and appendices of the Circular No. 22/2018/TT-NHNN dated September 05, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam on guidelines for procedures and applications for approval for provisional lists of personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign bank branches

1. Point b Clause 1 Article 7 shall be amended as follows:

“b) Full name; title and supervisory unit; ID card number or personal identification number of the Director General (Director) expected to be appointed (in case where he/she holds Vietnamese nationality); number of passport or a valid passport alternative of the Director General (Director) expected to be appointed (in case where he/she does not hold Vietnamese nationality), date of issue, place of issue;”.2. The Appendix 01 and Appendix 02 shall be replaced by the Appendix 16 and Appendix 17 issued together with this Circular respectively.”

Need-to-know Definition of Confidential Information in the Non-Disclosure Agreement

Need-to-know Definition of Confidential Information in the Non-Disclosure Agreement

NEED-TO-KNOW

DEFINITION OF CONFIDENTIAL INFORMATION IN THE NON-DISCLOSURE AGREEMENT

Is the definition of Confidential Information (CI) important? Definition of CI as the first thing to know in the Non-Disclosure Agreement. It helps you determine the object of rights and obligations – helps to answer the question of what information must be kept confidential, which does not.

How should CI be defined?

  • Benefit to the Provider: CI should be understood in an expansive sense, meaning any information received and acquired by the Recipient arising out of and/or in connection with the transaction between the Parties.
  • Example: CI means any and all information that the Recipient (i) receives from the Provider or a Third Party; and/or (ii) obtained in the course of the Transaction arising out of and/or in connection with the Transaction between the Parties at any time (before, during and after the termination of the Transaction) in oral, written, digital data or any other form of communication (tangible or intangible).
  • Benefit to the Recipient: CI should be understood in a narrow sense, i.e. only trade secrets or information that have been jointly confirmed by the Parties to be confidential.
  • Example: TTM means the trade secret(s) and information in the possession of the Supplier which has been jointly confirmed by the Parties as confidential, which the Provider delivers to the Recipient during the execution and validity of the Transaction.
  • Balancing the Parties: CI should be construed in such a way that it is identified by the Provider at its sole discretion and notified to the Receiving Party as confidential.

Example: CI means any and all information received by the Recipient (i) from the Provider and/or obtained during the Transaction; and (ii) has been identified and notified by the Provider as confidential, arising out of and/or in connection with a Transaction between the Parties in oral, written, digital data or any other form of communication communication (tangible or intangible).

Need-to-know Definition of Confidential Information in the Non-Disclosure Agreement

Điều cần biết Định nghĩa Thông tin mật trong Thỏa thuận bảo mật

Điều cần biết Định nghĩa Thông tin mật trong Thỏa thuận bảo mật

Định nghĩa Thông tin mật (TTM) có quan trọng không? Định nghĩa TTM là nội dung cần biết đầu tiên trong Thỏa thuận Bảo mật thông tin. Nó giúp bạn xác định đối tượng của quyền và nghĩa vụ – giúp trả lời câu hỏi thông tin nào phải bảo mật, thông tin nào không.

TTM nên định nghĩa thế nào?

    • Có lợi cho Bên Cung Cấp: TTM nên được hiểu theo hướng mở rộng, nghĩa là mọi thông tin mà Bên Nhận nhận được và có được phát sinh từ và/hoặc liên quan đến giao dịch giữa các Bên.

Ví dụ: TTM nghĩa là bất kỳ và tất cả thông tin mà Bên Nhận (i) nhận được từ Bên Cung Cấp hoặc Bên Thứ Ba; và/hoặc (ii) có được trong quá trình Giao Dịch mà phát sinh từ và/hoặc liên quan đến Giao Dịch giữa Các Bên tại bất kỳ thời điểm nào (trước, trong và sau khi chấm dứt Giao Dịch) dưới hình thức lời nói, văn bản, dữ liệu số hoặc bất kỳ hình thức giao nhận thông tin nào khác (hữu hình hoặc vô hình).

    • Có lợi cho Bên Nhận: TTM nên được hiểu theo hướng thu hẹp, nghĩa là chỉ những bí mật kinh doanh hoặc thông tin đã được các Bên cùng xác nhận là mật.

Ví dụ: TTM nghĩa là (các) bí mật kinh doanh và thông tin thuộc sở hữu của Bên Cung Cấp đã được Các Bên cùng xác nhận là mật, mà Bên Cung Cấp giao cho Bên Nhận trong thời gian thực hiện và có hiệu lực của Giao Dịch.

    • Cân bằng cho Các Bên: TTM nên được hiểu theo hướng nó được Bên Cung Cấp toàn quyền xác định và thông báo cho Bên Nhận biết là mật.

Ví dụ: TTM nghĩa là bất kỳ và tất cả thông tin mà Bên Nhận (i) nhận được từ Bên Cung Cấp và/hoặc có được trong quá trình Giao Dịch; và (ii) đã được Bên Cung Cấp xác định và thông báo cho Bên Nhận biết là mật, phát sinh từ và/hoặc liên quan đến Giao Dịch giữa Các Bên dưới hình thức lời nói, văn bản, dữ liệu số hoặc bất kỳ hình thức giao nhận thông tin nào khác (hữu hình hoặc vô hình).