1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/04/2022
1.1. Thông tư số 27/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
-
Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 27/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNNngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 27/2021/TT-NHNN”)
-
Ngày có hiệu lực: 01/04/2022.
Một số nội dung có thể lưu ý:
-
Một là, thay thế một số cụm từ của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNNngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung).
Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014, Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014, Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017)
…
-
Thay thế một số cụm từ của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:a) Thay thế cụm từ “Bảng cân đối kế toán” bằng cụm từ “Báo cáo tình hình tài chính” tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);b) Thay thế cụm từ “để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng được thực hiện theo hợp đồng, cam kết đã ký” bằng cụm từ “để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật” tại nội dung hạch toán tài khoản 427- Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam, tài khoản 428- Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ quy định tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung);c) Thay thế cụm từ “bị tổn thất” bằng cụm từ “đã xử lý rủi ro”, cụm từ “nợ tổn thất” thành “nợ đã xử lý rủi ro” tại tài khoản 97- Nợ khó đòi đã xử lý tại Mục II- Hệ thống tài khoản kế toán và nội dung hạch toán tài khoản 97- Nợ khó đòi đã xử lý tại Mục III- Nội dung hạch toán các tài khoản quy định tại Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung).”
-
Hai là, bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 22/2017/TT-NHNNngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 27/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 3. Bãi bỏ
-
Bãi bỏ cáckhoản 5, 14, 25 Điều 3 Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
-
Bãi bỏđiểm c, điểm h (i) khoản 2 Điều 1 Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.”
1.2. Thông tư số 24/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 24/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNNngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 24/2021/TT-NHNN” và “Thông tư số 39/2011/TT-NHNN”)
-
Ngày có hiệu lực: 15/04/2022.
Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về các nội dung tối thiểu trong kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 24/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN
…
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:
“2. Kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Kiểm toán hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trong đó bao gồm các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ) tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đối với những nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ đã được kiểm toán tuân thủ mà không có sự thay đổi thì không phải kiểm toán lại nội dung đó;
b) Kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính;
c) Ngoài nội dung kiểm toán quy định tại điểm a và điểm b khoản này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ.””
2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 03/2022
Quyết định số 422/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ
-
Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 422/QĐ-NHNN ban hành ngày 18/03/2022 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CPngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ (sau đây viết tắt là “Quyết định số 422/QĐ-NHNN”)
-
Ngày có hiệu lực: 18/03/2022.
Nội dung có thể lưu ý: Quy định về việc tổ chức thực hiện đối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, Mục 2 Phần III Quyết định số 422/QĐ-NHNN quy định: “III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
…
2. Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2.1. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng. Trong đó, tập trung phân loại các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và đánh giá khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng để đảm bảo việc hỗ trợ phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch. Ưu tiên, tập trung cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích, phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế… theo định hướng phát triển KT-XH được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19.
2.2. Nâng cao năng lực tài chính, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN các năm 2022 và 2023 về cắt giảm tối đa chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, chia cổ tức, tăng cường trích lập rủi ro để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay theo quy định tại điểm 1 Mục II Kế hoạch hành động này, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ trước ảnh hưởng tiêu cực, khó lường của dịch COVID-19.
2.3. Nghiên cứu, triển khai các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán phù hợp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đồng thời, thực hiện nghiêm và thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lãi suất, phí cho vay. Chủ động rà soát, kịp thời phát hiện các vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp.
2.4. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu, đặc biệt đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, quy định nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, BOT, BT giao thông, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp…; đảm bảo khả năng thanh khoản và tuân thủ đúng các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và quy định của pháp luật có liên quan.
2.5. Thực hiện quyết liệt các biện pháp để thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, hạn chế tối đa tổn thất cho TCTD, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các cổ đông và quyền lợi người gửi tiền. Tiếp tục áp dụng toàn diện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm xử lý nhanh, hiệu quả các khoản nợ xấu.”