1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/05/2021

1.1. Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ Luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ban hành ngày 19/03/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ Luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sau đây viết tắt là “Nghị định số 21/2021/NĐ-CP”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Cụ thể, Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định:Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

    1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

    2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

    3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

    4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

·        Hai là, quy định về Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

Cụ thể, Điều 22 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định:Điều 22. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

    1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.

    2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.

    3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

    4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.”

  • Ba là, quy định về hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba

Cụ thể, Điều 23 Nghị định số 21/NĐ-CP quy định: “Điều 23. Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba

    1. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.

    2. Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

    3. Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này.

    1. Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm:a) Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;b) Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;c) Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược.

    2. Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.”

1.2. Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 01/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mệnh giá của giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Mệnh giá của giấy tờ có giá

    1. Mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.

    2. Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

    3. Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.

  1. Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành không theo hình thức chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.”

  • Hai là, quy định thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 10 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 10. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá

    1. Trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể do tổ chức tín dụng quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.

    2. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.”

1.3. Thông tư số 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (sau đây viết tắt là “Thông tư số 02/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định: Điều 5. Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch

    1. Tổ chức tín dụng được phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.

    2. Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.

    3. Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:a) Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch;b) Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.c) Kỳ hạn của giao dịch.

    4. Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.

    5. Tổ chức tín dụng được phép phải niêm yết tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng tại các địa điểm giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và trên trang thông tin điện tử chính thức (nếu có). Tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch với khách hàng theo tỷ giá niêm yết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác về tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch.”

  • Hai là, quy định về phí giao dịch

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Phí giao dịch

Tổ chức tín dụng được phép không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.”

1.4. Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ban hành ngày 02/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNNngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 03/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm lãi, phí.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-NHNN quy định:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

  1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 5như sau:

“Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.

  2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 31/12/2021.””

1.5. Quyết định số 649/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 649/QĐ-NHNN ban hành ngày 15/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 649/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ Thủ tục chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TIỀN TỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Ban hành kèm Quyết định số 649/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) quy định:

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Đơn vị thực hiện

01

1.001754

Thủ tục chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng

Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hoạt động tiền tệ

Vụ Chính sách tiền tệ

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 04/2021

2.1. Thông tư số 04/2021/TT-NHNN về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 04/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 05/04/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về số tiền tái cấp vốn.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 4. Số tiền tái cấp vốn

  1. Số tiền tái cấp vốn tối đa đối với từng khoản cho vay VNA không vượt quá số tiền cho vay của từng khoản cho vay VNA theo Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.

  2. Tổng số tiền tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng (bốn nghìn tỷ đồng).”

  • Hai là, quy địn về lãi suất tái cấp vốn.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-NHNN quy định:Điều 5. Lãi suất tái cấp vốn

  1. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, áp dụng đối với thời hạn tái cấp vốn và thời hạn gia hạn tái cấp vốn (nếu có).

  2. Lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được chuyển quá hạn.”

  • Ba là, quy định về tài sản bảo đảm.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 04/2021/TT-NHNN quy định: Điều 6. Tài sản bảo đảm

Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng.”

2.2. Quyết định số 617/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 617/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 617/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 06/04/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về thủ tục chấp thuận tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay.

Cụ thể, Mục 1 Phần II thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 617/QĐ-NHNN quy định:1. Thủ tục chấp thuận tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức tín dụng gửi 01 bản Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước.

Bước 2: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng, trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do gửi tổ chức tín dụng.

Cách thức thực hiện:

+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); hoặc

+ Dịch vụ bưu chính.

Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tín dụng.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định tái cấp vốn.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN .

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

+ Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19./.”