Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/11/2020

1.1. Thông tư số 09/2020/TT-NHNN qui định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 09/2020/TT-NHNN ban hành ngày 21/10/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 09/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về phân loại hệ thống thông tin khác chưa được quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ trong hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Cụ thể, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 5 Thông tư số 09/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 5. Phân loại hệ thống thông tin

1. Đối với hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng, các tổ chức thực hiện phân loại theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CPngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Đối với các hệ thống thông tin khác, thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều này.

2. Hệ thống thông tin cấp độ 1 là hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của tổ chức và chỉ xử lý thông tin công cộng.

3. Hệ thống thông tin cấp độ 2 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí sau:

a) Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của tổ chức, có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng, thông tin hạn chế tiếp cận theo quy định của tổ chức nhưng không xử lý thông tin bí mật nhà nước;

b) Hệ thống thông tin phục vụ khách hàng không yêu cầu vận hành 24/7;

c) Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động của một số bộ phận thuộc tổ chức hoặc của tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

4. Hệ thống thông tin cấp độ 3 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí sau:

a) Hệ thống thông tin xử lý thông tin bí mật nhà nước ở cấp độ Mật;

b) Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ hàng ngày của tổ chức và không chấp nhận ngừng vận hành quá 4 giờ làm việc kể từ thời điểm ngừng vận hành;

c) Hệ thống thông tin phục vụ khách hàng yêu cầu vận hành 24/7 và không chấp nhận ngừng vận hành mà không có kế hoạch trước;

d) Các hệ thống thanh toán sử dụng của bên thứ ba dùng để thanh toán ngoài hệ thống của tổ chức;

đ) Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin dùng chung phục vụ hoạt động của tổ chức và của ngành Ngân hàng.

5. Hệ thống thông tin cấp độ 4 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí sau:

a) Hệ thống thông tin xử lý thông tin bí mật nhà nước ở cấp độ Tối Mật;

b) Hệ thống thông tin phục vụ khách hàng có xử lý, lưu trữ dữ liệu của 10 triệu khách hàng trở lên;

c) Hệ thống thông tin quốc gia trong ngành Ngân hàng, yêu cầu vận hành 24/7 và không chấp nhận ngừng vận hành mà không có kế hoạch trước;

d) Các hệ thống thanh toán quan trọng trong ngành Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

đ) Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin dùng chung phục vụ hoạt động của ngành Ngân hàng, yêu cầu vận hành 24/7 và không chấp nhận ngừng vận hành mà không có kế hoạch trước.

6. Hệ thống thông tin cấp độ 5 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí sau:

a) Hệ thống thông tin xử lý thông tin bí mật nhà nước ở cấp độ Tuyệt Mật;

b) Hệ thống thông tin quốc gia trong ngành Ngân hàng phục vụ kết nối liên thông hoạt động của Việt Nam với quốc tế;

c) Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong ngành Ngân hàng phục vụ kết nối liên thông hoạt động của Việt Nam với quốc tế.

7. Trong trường hợp hệ thống thông tin bao gồm nhiều hệ thống thành phần, mỗi hệ thống thành phần lại tương ứng với một cấp độ khác nhau, cấp độ hệ thống thông tin được xác định là cấp độ cao nhất trong các cấp độ của các hệ thống thành phần cấu thành.”

1.2. Thông tư số 10/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-NHNN ngày 18/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 10/2020/TT-NHNN ban hành ngày 02/11/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-NHNNngày 18/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là “Thông tư số 10/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về cấp chứng thư số.

Cụ thể, khoản 6 Điều 1 Thông tư số 10/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2015/TT-NHNN

6. Điều 5 (Thông tư số 28/2015/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Cấp chứng thư số

1. Khi có nhu cầu cấp chứng thư số hoặc bổ sung nghiệp vụ, tổ chức quản lý thuê bao gửi 01 (một) bộ hồ sơ bao gồm:

a) Cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số cho cá nhân là người có thẩm quyền:

– Văn bản đề nghị cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này (Thông tư số 28/2015/TT-NHNN);

– Giấy đề nghị cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số cho cá nhân theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này (Thông tư số 28/2015/TT-NHNN);

– Văn bản chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức như sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Quyết định bổ nhiệm của người đề nghị cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số (đối với cơ quan nhà nước).

b) Cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số cho cá nhân là người được người có thẩm quyền ủy quyền:

– Văn bản đề nghị cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này (Thông tư số 28/2015/TT-NHNN);

– Giấy đề nghị cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số cho cá nhân theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này (Thông tư số 28/2015/TT-NHNN);

– Văn bản ủy quyền của người có thẩm quyền cho phép người được ủy quyền đại diện cho tổ chức ký duyệt hồ sơ, văn bản, tài liệu, báo cáo, giao dịch trên hệ thống thông tin tương ứng với nghiệp vụ của chứng thư số đề nghị cấp. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác thực hiện;

– Văn bản xác nhận chức danh của người đề nghị cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số.

c) Cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số cho tổ chức:

– Giấy đề nghị cấp, bổ sung nghiệp vụ chứng thư số cho tổ chức theo Phụ lục 02a ban hành kèm theo Thông tư này;

– Quyết định thành lập hoặc quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.

2. Trường hợp chứng thư số đã được cấp và còn hiệu lực được tổ chức quản lý thuê bao đề nghị bổ sung nghiệp vụ chứng thư số, Cục Công nghệ thông tin thực hiện bổ sung nghiệp vụ cho chứng thư số hiện có của thuê bao.

3. Thời hạn giải quyết và kết quả thực hiện

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số, Cục Công nghệ thông tin tiến hành kiểm tra hồ sơ, thực hiện cấp chứng thư số hoặc bổ sung nghiệp vụ chứng thư số cho thuê bao, gửi thông báo cấp chứng thư số và mã kích hoạt chứng thư số đến địa chỉ thư điện tử và tin nhắn đến số điện thoại di động của thuê bao. Đối với chứng thư số cho tổ chức, Cục Công nghệ thông tin gửi thông báo cấp chứng thư số và mã kích hoạt chứng thư số đến địa chỉ thư điện tử và tin nhắn đến số điện thoại di động của cán bộ đầu mối phụ trách về chứng thư số của tổ chức quản lý thuê bao theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này (Thông tư số 28/2015/TT-NHNN).

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Công nghệ thông tin từ chối xử lý hồ sơ và nêu rõ lý do. Thông tin phản hồi và kết quả xử lý hồ sơ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4a Thông tư này (Thông tư số 28/2015/TT-NHNN).

4. Mã kích hoạt chứng thư số có thời gian hiệu lực tối đa 30 ngày kể từ ngày chứng thư số được cấp. Đối với chứng thư số được cấp mới, thuê bao phải kích hoạt chứng thư số trước thời điểm hết hiệu lực của mã kích hoạt. Tài liệu hướng dẫn kích hoạt, gia hạn chứng thư số của Ngân hàng Nhà nước được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước. Đối với chứng thư số được bổ sung nghiệp vụ, thuê bao không phải kích hoạt chứng thư số.

5. Thời hạn hiệu lực chứng thư số của thuê bao do tổ chức quản lý thuê bao đề nghị nhưng không quá 05 năm kể từ ngày chứng thư số được kích hoạt.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về gia hạn, thay đổi nội dung thông tin chứng thư số.

Cụ thể, khoản 7 Điều 1 Thông tư số 10/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2015/TT-NHNN

7. Điều 6 (Thông tư số 28/2015/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Gia hạn, thay đổi nội dung thông tin chứng thư số

1. Chứng thư số đề nghị gia hạn hoặc thay đổi nội dung thông tin phải đảm bảo còn hiệu lực.

2. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số:

a) Chứng thư số sau khi gia hạn sẽ có thời hạn hiệu lực tính từ thời điểm thực hiện gia hạn thành công nhưng tối đa không quá 05 năm;

b) Việc thay đổi nội dung thông tin chứng thư số không làm thay đổi thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.

3. Trường hợp gia hạn, thay đổi nội dung thông tin chứng thư số:

a) Tổ chức quản lý thuê bao đề nghị gia hạn chứng thư số của thuê bao trước thời điểm hết hiệu lực của chứng thư số ít nhất 10 ngày;

b) Tổ chức quản lý thuê bao đề nghị thay đổi nội dung thông tin chứng thư số của thuê bao trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có các thay đổi sau:

– Thuê bao thay đổi chức danh, chức vụ hoặc bộ phận công tác;

– Thuê bao thay đổi thông tin Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

– Thuê bao thay đổi thông tin địa chỉ, email, điện thoại.

4. Tổ chức quản lý thuê bao gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị gia hạn, thay đổi nội dung thông tin chứng thư số gồm Giấy đề nghị gia hạn, thay đổi nội dung thông tin chứng thư số theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Thời hạn giải quyết và kết quả thực hiện

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn, thay đổi nội dung chứng thư số, Cục Công nghệ thông tin thực hiện kiểm tra hồ sơ, gia hạn hoặc thay đổi nội dung chứng thư số cho thuê bao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Công nghệ thông tin từ chối xử lý hồ sơ và nêu rõ lý do. Thông tin phản hồi và kết quả xử lý hồ sơ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4a Thông tư này.

Nhận được thông báo chấp thuận gia hạn chứng thư số, thuê bao thực hiện gia hạn chứng thư số theo tài liệu hướng dẫn kích hoạt, gia hạn chứng thư số được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước.””

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 10/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/06/2020

1.1. Thông tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ban hành ngày 14/08/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNNngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình được quy định tại Khoản 5 Điều 16 Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Khoản 5 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021: 40%;

b) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 37%;c) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2023: 34%;

d) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2023: 30%.””

1.2. Quyết định số 1729/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/Tt-Nhnn ngày 17 tháng 3 năm 2014

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1729/QĐ-NHNN ban hành ngày 30/09/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1729/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1729/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:

  1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,2%/năm.

  2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,5%/năm.

  • Hai là, Quyết định số 1729/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 919/QĐ-NHNNngày 12 tháng 5 năm 2020.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1729/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2.

“1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 và thay thế Quyết định số 919/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.”

1.3. Quyết định số 1730/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1730/QĐ-NHNN ban hành ngày 30/09/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1730/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1730/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm.

  2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.”

  • Hai là, Quyết định số 1730/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 920/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1730/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2.

1. “Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 và thay thế Quyết định số 920/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 09/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 08/2020

1.1. Quyết định số 1349/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1349/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/08/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1349/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 06/08/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1349/QĐ-NHNN quy định: Điều 1. Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 0,5%/năm.

  2. Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0%/năm.

  3. Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 0%/năm.

  4. Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0,05%/năm.”

  • Hai là, Quyết định 1349/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2020 và thay thế Quyết định số 421/QĐ-NHNNngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1349/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2020 và thay thế Quyết định số 421/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

1.2. Quyết định số 1350/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi bằng đồng việt nam của ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1350/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/08/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của ngân hàng phát triển việt nam, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1350/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 06/08/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

·   Một là, quy định mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1350/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Đối với tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 0,8%/năm.

  2. Đối với tiền gửi của Ngân hàng Chính sách xã hội: 0,8%/năm.

  3. Đối với tiền gửi của Quỹ tín dụng nhân dân: 0,8%/năm.

  4. Đối với tiền gửi của Tổ chức tài chính vi mô: 0,8%/năm.”

  • Hai là, Quyết định 1350/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2020 và thay thế Quyết định số 422/QĐ-NHNNngày 16/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, Điều 2 Quyết định số 1350/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2020 và thay thế Quyết định số 422/QĐ-NHNN ngày 16/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

1.3.  Quyết định số 1351/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi của kho bạc nhà nước, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1351/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/08/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tiền gửi của kho bạc nhà nước, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1351/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 06/08/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 1351/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Đối với tiền gửi bàng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước: 0,8%/năm.

  2. Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước: 0,05%/năm.

  3. Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 0,8%/năm.

  • Hai là, Quyết định số 1350/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2020 và thay thế Quyết định số 423/QĐ-NHNN ngày 16/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, Điều 2 Quyết định số 1350/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2020 và thay thế Quyết định số 423/QĐ-NHNN ngày 16/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

1.4. Thông tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ban hành ngày 14/08/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNNngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình được quy định tại Khoản 5 Điều 16 Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Khoản 5 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021: 40%;

b) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 37%;

c) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2023: 34%;

d) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2023: 30%.””

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 08/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 07/2020

Công văn 4923/TCHQ-TXNK về việc lựa chọn ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế GTGT

  • Tên văn bản pháp luật: Công văn 4923/TCHQ-TXNK ban hành ngày 24/07/2020 của Tổng cục Hải quan Bộ Tài chính về việc về việc lựa chọn ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế GTGT (sau đây viết tắt là “Công văn số 4923/ TCHQ-TXNK”)

  • Ngày có hiệu lực: 24/07/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:.

  • Một là,Tổng cục Hải quan thông báo để các ngân hàng biết và đề nghị các ngân hàng nghiên cứu đăng ký tham gia làm đại lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại sân bay quốc tế Đà Nẵng”“Văn bản đăng ký xin gửi về Tổng cục Hải quan trước ngày 15/8/2020”.

  • Hai là, ban hành Phụ lục Danh sách các ngân hàng phối hợp thu, cụ thể:

 PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG PHỐI HỢP THU
(Ban hành kèm theo công văn số 4923/TCHQ-TXNK ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Tổng cục Hải quan)

TT

Tên ngân hàng thương mại

1

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

2

Ngân hàng TMCP Quân đội (Mbbank)

3

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

4

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)

5

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

6

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

7

Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritimebank)

8

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (Vpbank)

9

Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)

10

Ngân hàng TMCP Phương đông (OCB)

11

Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam)

12

Ngân hàng TMCP An bình (ABbank)

13

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)

14

Ngân hàng TMCP Xăng dầu (PGbank)

15

Ngân hàng The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd (BTMU)

16

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)

17

Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB)

18

Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank)

19

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

20

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

21

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

22

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)

23

Ngân hàng TMCP Bản Việt (VCCB)

24

Ngân hàng Mizuho Bank, Ltd

25

Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC)

26

Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn INDOVINA

27

Ngân hàng TNHH một thành viên Shinhan Việt Nam

28

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

29

Ngân hàng CITIBANK, N.A.,

30

Ngân hàng thương mại cố phần Kiên Long (KienLongBank)

31

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam

32

Ngân hàng Bangkok Đại chúng trách nhiệm hữu hạn

33

Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam (Woori Bank)

34

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 07/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2020

Quyết định số 1121/QĐ-NHNN về việc đính chính Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số định số 1121/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/06/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đính chính Thông tư số 52/2018/TT-NHNNngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1121/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 22/06/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, đính chính cụm từ “Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng”

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1121/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Đính chính một số lỗi kỹ thuật quy định tại Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

2. Điều 14:

Tại số thứ tự 2.5 Bảng ngưỡng tính điểm từng chỉ tiêu định lượng, đính chính cụm từ “Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng” thành “Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng giảm”.”

  • Hai là, đính chính lỗi kỹ thuật tại Điều 16 Thông tư số 52/2018/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Quyết định số 1121/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Đính chính một số lỗi kỹ thuật quy định tại Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

3. TạiĐiều 16 Thông tư 52đã in:

“3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa hoặc không thuộc đối tượng…”

Nay sửa thành: “4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa hoặc không thuộc đối tượng…”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 06/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/06/2020

Thông tư số 28/2020/TT-BTC bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 28/2020/TT-BTC ban hành ngày 17/04/2020 của Bộ Tài chính bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 28/2020/TT-BTC”)

  • Ngày có hiệu lực: 02/06/2020

Nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 28/2020/TT-BTC quy định: “Điều 3. Bãi bỏ toàn bộ 02 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sau đây:

  1. Thông tư số 105/2007/TT-BTCngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

  2. Thông tư số 35/2012/TT-BTCngày 02/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CPngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 05/2020

2.1. Quyết định số 918/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nnhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số định số 918/QĐ-NHNN ban hành ngày 12/05/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nnhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng (sau đây viết tắt là “Quyết định số 918/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 13/05/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 918/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 4,5%/năm.

  2. Lãi suất tái chiết khấu: 3,0%/năm.

  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 5,5%/năm.”

  • Hai là, Quyết định số 918/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 418/QĐ-NHNNngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, Điều 2 Quyết định số định số 918/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 05 năm 2020 và thay thế Quyết định số 418/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.”

2.2. Quyết định số 919/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng việt nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 919/QĐ-NHNN ban hành ngày 12/05/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng việt nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 919/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 13/05/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 919/QĐ-NHNN quy định: Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:

  1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,2%/năm.

  2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,25%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm.

  • Hai là, Quyết định số 919/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 419/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 919/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2.

  1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 5 năm 2020 và thay thế Quyết định số 419/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.”

2.3. Quyết định số 920/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số định số 919/QĐ-NHNN ban hành ngày 12/05/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng việt nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 920/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 13/05/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 920/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm.

  2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,0%/năm.”

  • Hai là, Quyết định số 920/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 420/QĐ-NHNNngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 920/QĐ-NHNN quy định:Điều 2.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 5 năm 2020 và thay thế Quyết định số 420/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.”