1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/02/2020

1.1. Thông tư số 15/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 15/2020/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNNngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 157/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về phí dịch vụ thanh toán quốc tế.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2020/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN như sau:

  1. Phần IV “Phí dịch vụ thanh toán quốc tế” tại Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung như sau:IV. Phí dịch vụ thanh toán quốc tế:

Stt

Loại phí

Đơn vị thu phí

Đối tượng trả phí

Mức phí

1

Phí chuyển tiền ra nước ngoài

1.1

Thanh toán bằng Đô la Mỹ (USD)

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ khách hàng chuyển (trả) tiền

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển (trả) tiền

0,15% số tiền chuyển đi (Tối thiểu 2 USD/món; Tối đa 200 USD/món)

1.2

Thanh toán bằng Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

0,15% số tiền chuyển đi (Tối thiểu 2 EUR/món; Tối đa 200 EUR/món)

2

Phí nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến

2.1

Thanh toán bằng Đô la Mỹ (USD)

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ khách hàng nhận tiền

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước  ngoài nhận tiền chuyển đến

0,05% số tiền chuyển đến (Tối thiểu 1 USD/ món; Tối đa 100 USD/món)

2.2

Thanh toán bằng Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

0,05% số tiền chuyển đến (Tối thiểu 1 EUR/ món; Tối đa 100 EUR/món)

1.2. Thông tư số 17/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2013/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2020/TT-NHNN ban hành ngày 14/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2013/TT-NHNNngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về hồ sơ và thủ tục đề nghị chấp thuận xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép được quy định tại Điều 3 Thông tư số 33/2013/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 17/2020/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2013/TT-NHNN

Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Thủ tục đề nghị chấp thuận xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép

  1. Hồ sơ bao gồm:a) Văn bản đề nghị chấp thuận xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;b) Hợp đồng xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt ký kết giữa ngân hàng được phép với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nước ngoài kèm bản dịch tiếng Việt có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng được phép (chỉ gửi lần đầu và gửi bổ sung khi có thay đổi);c) Quy định nội bộ của ngân hàng được phép về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, trong đó quy định về phân cấp ủy quyền thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt trong nội bộ hệ thống và quy định quản lý, giám sát, bảo đảm an toàn trong việc giao nhận, bảo quản và vận chuyển ngoại tệ tiền mặt phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (chỉ gửi lần đầu và gửi bổ sung khi có thay đổi);d) Giấy ủy quyền trong trường hợp người ký văn bản đề nghị chấp thuận là người đại diện theo ủy quyền của ngân hàng được phép (chỉ gửi lần đầu và gửi bổ sung khi có thay đổi).

  2. Trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt:a) Khi có nhu cầu thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, ngân hàng được phép lập và gửi 01 (một) bộ hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;b) Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh xem xét, chấp thuận việc xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của ngân hàng được phép theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho ngân hàng được phép theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc văn bản thông báo cho ngân hàng được phép (trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này) và nêu rõ lý do.

  3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các chứng từ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt (điện thanh toán và tờ khai hải quan), ngân hàng được phép gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh bản sao điện thanh toán và tờ khai hải quan (có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng được phép).”

1.3. Thông tư số 23/2020/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 23/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 23/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 14/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

Cụ thể, khoản 1 Điều 12 Thông tư số 23/2020/TT-NHNN quy định: Điều 12. Điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu

  1. Công ty tài chính chỉ được cấp tín dụng với thời hạn đến 01 (một) năm cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu và khi cấp tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:a) Việc cấp tín dụng phải đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật;b) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng và quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

1.4. Thông tư số 18/2020/TT-NHNN bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/2020/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (sau đây viết tắt là “Thông tư số 18/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ Quyết định số 1087/2003/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 45/2007/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, khoản 4 và khoản 7 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành sau đây:

4. Quyết định số 1087/2003/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

7. Quyết định số 45/2007/QĐ-NHNNngày 17 tháng 12 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về độ mật của từng loại tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng.”

1.5. Thông tư số 20/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 20/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-NHNNngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 20/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung giải thích từ ngữ “Mã hóa mạnh” được quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư số 47/2014/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 20/2020/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-NHNN

  1. Khoản 9 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“9. Mã hóa mạnh là phương pháp mã hóa dựa trên các thuật toán đã được kiểm tra, chấp nhận rộng rãi trên thế giới cùng với độ dài khóa tối thiểu 112 (một trăm mười hai) bit và kỹ thuật quản lý khóa phù hợp. Các thuật toán tối thiểu bao gồm: AES (256 bit); TDES (168 bit); RSA (2048 bit); ECC (224 bit); ElGamal (2048 bit).”.”

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về lưu trữ, phục hồi, hủy thông tin, dữ liệu thẻ được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Thông tư số 47/2014/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 9 Điều 1 Thông tư số 20/2020/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-NHNN

9. Điểm c khoản 1 Điều 14được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Số thẻ phải được che giấu phù hợp khi hiển thị (chỉ hiển thị tối đa 6 số đầu và 4 số cuối) và chỉ được hiển thị đầy đủ cho: chủ thẻ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, một số nhân viên theo yêu cầu công việc được người có thẩm quyền phê duyệt;”.”

1.6. Thông tư số 22/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 22/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 22/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 16/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về lộ trình chuyển đổi đối với tổ chức thanh toán thẻ.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 22/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN

  1. Khoản 2 Điều 27a (được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT (Tổ chức thanh toán thẻ) tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.”.

  1. Bổ sung khoản 4 vào Điều 27b (được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN) như sau:

“4. Từ ngày 31 tháng 3 năm 2021, các TCPHT (tổ chức phát hành thẻ) thực hiện phát hành thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.”.

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 01/2020

Chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Chỉ thị số 02/CT-NHNN ban hành ngày 07/01/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt là “Chỉ thị số 02/CT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 07/01/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý: Chỉ thị đối với các tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ.

Cụ thể, Mục II Chỉ thị số 02/CT-NHNN quy định: “…Để hạn chế rủi ro, tiếp tục tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức phát hành thẻ (TCPHT), tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) và Văn phòng đại diện các tổ chức thẻ quốc tế thực hiện các biện pháp sau:

II. Đối với các tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ

  1. Kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục, quy định về hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định nội bộ nêu trên đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và tuân thủ quy định pháp luật; rà soát phạm vi sử dụng thẻ ngân hàng trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, hạn mức và tỷ giá trong giao dịch thẻ đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, cảnh báo của NHNN về việc giám sát, kiểm soát hoạt động thẻ ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng công tác nhận biết và xác minh thông tin khách hàng, ĐVCNT. Quán triệt tới tất cả cán bộ có liên quan trong toàn hệ thống thực hiện đúng các quy định của pháp luật và quy định, hướng dẫn nội bộ đã ban hành.

  2. Nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng. Tổ chức, phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT giám sát, kiểm tra, rà soát các giao dịch thẻ phát sinh tại ĐVCNT nhằm ngăn chặn: (i) việc sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước của khách hàng hoặc bên thứ ba (không phải ĐVCNT); (ii) giao dịch thanh toán khống tại ĐVCNT (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ) với mục đích rút tiền mặt; (iii) giao dịch thẻ không phù hợp quy định của pháp luật (liên quan đến hoạt động trò chơi có thưởng, cờ bạc, cá độ, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, tiền ảo, tiền điện tử…). Rà soát, chấm dứt hợp tác và có biện pháp xử lý phù hợp đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNT có hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định pháp luật.

  3. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNT hiểu rõ và sử dụng dịch vụ thẻ an toàn, tuân thủ quy định pháp luật: chủ động chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các TCPHT và TCTTT nhằm kịp thời phát hiện các giao dịch đáng ngờ; khuyến cáo, cảnh báo khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNT không sử dụng hoặc tạo điều kiện cho các đối tượng khác lợi dụng việc sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng vào mục đích vi phạm pháp luật, như cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán, thuê, cho thuê thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ,…

  4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng có liên quan trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng theo quy định pháp luật.”