Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 08/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 07/2020

Công văn 4923/TCHQ-TXNK về việc lựa chọn ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế GTGT

  • Tên văn bản pháp luật: Công văn 4923/TCHQ-TXNK ban hành ngày 24/07/2020 của Tổng cục Hải quan Bộ Tài chính về việc về việc lựa chọn ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế GTGT (sau đây viết tắt là “Công văn số 4923/ TCHQ-TXNK”)

  • Ngày có hiệu lực: 24/07/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:.

  • Một là,Tổng cục Hải quan thông báo để các ngân hàng biết và đề nghị các ngân hàng nghiên cứu đăng ký tham gia làm đại lý hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài tại sân bay quốc tế Đà Nẵng”“Văn bản đăng ký xin gửi về Tổng cục Hải quan trước ngày 15/8/2020”.

  • Hai là, ban hành Phụ lục Danh sách các ngân hàng phối hợp thu, cụ thể:

 PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG PHỐI HỢP THU
(Ban hành kèm theo công văn số 4923/TCHQ-TXNK ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Tổng cục Hải quan)

TT

Tên ngân hàng thương mại

1

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

2

Ngân hàng TMCP Quân đội (Mbbank)

3

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

4

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)

5

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

6

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

7

Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritimebank)

8

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (Vpbank)

9

Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)

10

Ngân hàng TMCP Phương đông (OCB)

11

Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam)

12

Ngân hàng TMCP An bình (ABbank)

13

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)

14

Ngân hàng TMCP Xăng dầu (PGbank)

15

Ngân hàng The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd (BTMU)

16

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)

17

Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB)

18

Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank)

19

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

20

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

21

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

22

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)

23

Ngân hàng TMCP Bản Việt (VCCB)

24

Ngân hàng Mizuho Bank, Ltd

25

Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC)

26

Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn INDOVINA

27

Ngân hàng TNHH một thành viên Shinhan Việt Nam

28

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

29

Ngân hàng CITIBANK, N.A.,

30

Ngân hàng thương mại cố phần Kiên Long (KienLongBank)

31

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam

32

Ngân hàng Bangkok Đại chúng trách nhiệm hữu hạn

33

Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam (Woori Bank)

34

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 07/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2020

Quyết định số 1121/QĐ-NHNN về việc đính chính Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số định số 1121/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/06/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đính chính Thông tư số 52/2018/TT-NHNNngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1121/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 22/06/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, đính chính cụm từ “Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng”

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1121/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Đính chính một số lỗi kỹ thuật quy định tại Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

2. Điều 14:

Tại số thứ tự 2.5 Bảng ngưỡng tính điểm từng chỉ tiêu định lượng, đính chính cụm từ “Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng” thành “Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng giảm”.”

  • Hai là, đính chính lỗi kỹ thuật tại Điều 16 Thông tư số 52/2018/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Quyết định số 1121/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Đính chính một số lỗi kỹ thuật quy định tại Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

3. TạiĐiều 16 Thông tư 52đã in:

“3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa hoặc không thuộc đối tượng…”

Nay sửa thành: “4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa hoặc không thuộc đối tượng…”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 06/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/06/2020

Thông tư số 28/2020/TT-BTC bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 28/2020/TT-BTC ban hành ngày 17/04/2020 của Bộ Tài chính bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 28/2020/TT-BTC”)

  • Ngày có hiệu lực: 02/06/2020

Nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 28/2020/TT-BTC quy định: “Điều 3. Bãi bỏ toàn bộ 02 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sau đây:

  1. Thông tư số 105/2007/TT-BTCngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

  2. Thông tư số 35/2012/TT-BTCngày 02/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CPngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 05/2020

2.1. Quyết định số 918/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nnhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số định số 918/QĐ-NHNN ban hành ngày 12/05/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nnhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng (sau đây viết tắt là “Quyết định số 918/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 13/05/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 918/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 4,5%/năm.

  2. Lãi suất tái chiết khấu: 3,0%/năm.

  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 5,5%/năm.”

  • Hai là, Quyết định số 918/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 418/QĐ-NHNNngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, Điều 2 Quyết định số định số 918/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 05 năm 2020 và thay thế Quyết định số 418/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.”

2.2. Quyết định số 919/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng việt nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 919/QĐ-NHNN ban hành ngày 12/05/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng việt nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 919/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 13/05/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 919/QĐ-NHNN quy định: Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:

  1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,2%/năm.

  2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,25%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm.

  • Hai là, Quyết định số 919/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 419/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 919/QĐ-NHNN quy định: “Điều 2.

  1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 5 năm 2020 và thay thế Quyết định số 419/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.”

2.3. Quyết định số 920/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số định số 919/QĐ-NHNN ban hành ngày 12/05/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng việt nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNNngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 920/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 13/05/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 920/QĐ-NHNN quy định:Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm.

  2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,0%/năm.”

  • Hai là, Quyết định số 920/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 420/QĐ-NHNNngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Quyết định số 920/QĐ-NHNN quy định:Điều 2.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 5 năm 2020 và thay thế Quyết định số 420/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 05/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/05/2020

1.1. Thông tư số 27/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 27/2019/TT-NHNN ban hành ngày 25/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 27/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/05/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về mức phí rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 27/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2014/TT-NHNN)

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Mức phí rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được miễn phí rút tiền mặt trong tháng khi giá trị tiền mặt rút qua tài khoản thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông nộp về Ngân hàng Nhà nước cùng nơi mở tài khoản.

  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu mức phí 0,005% trên số chênh lệch dương trong tháng giữa giá trị tiền mặt rút qua tài khoản thanh toán trừ giá trị tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông nộp về Ngân hàng Nhà nước cùng nơi mở tài khoản.””

  • Hai là, bổ sung quy định về phương thức thu phí rút tiền mặt.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 27/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2014/TT-NHNN)

2. Bổ sung Điều 3a như sau:

“Điều 3a. Phương thức thu phí rút tiền mặt

Hàng tháng, sau khi tính và thu phí rút tiền mặt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ chứng từ thu phí theo Bảng kê tính phí theo Phụ lục đính kèm Thông tư này, hạch toán khoản thu phí rút tiền mặt theo quy định về Hệ thống tài khoản kế toán được ban hành tại Thông tư số 19/2015/TT-NHNN ngày 22/10/2015 quy định hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Sổ tay hướng dẫn vận hành của hệ thống Ngân hàng lõi, kế toán lập ngân sách và tích hợp hệ thống”.”

1.2. Thông tư số 33/2020/TT-BTC quy định mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 33/2020/TT-BTC ban hành ngày 05/05/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 33/2020/TT-BTC”)

  • Ngày có hiệu lực: 05/05/2020

Nội dung có thể lưu ý: quy định về mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 33/2020/TT-BTC quy định: “Điều 1. Mức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp lệ phí như sau:

  1. Kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp lệ phí bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại điểm a và điểm b Mục 1 Biểu mức thu lệ phí tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 150/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng (sau đây gọi là Thông tư số 150/2016/TT-BTC).

Trong thời gian có hiệu lực của Thông tư này, không nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 150/2016/TT-BTC.

2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 150/2016/TT-BTC.

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 04/2020

2.1. Thông tư số 28/2020/TT-BTC bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 28/2020/TT-BTC ban hành ngày 17/04/2020 của Bộ Tài chính bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 28/2020/TT-BTC”)

  • Ngày có hiệu lực: 02/06/2020

Nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 28/2020/TT-BTC quy định: “Điều 3. Bãi bỏ toàn bộ 02 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sau đây:

  1. Thông tư số 105/2007/TT-BTCngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

  2. Thông tư số 35/2012/TT-BTCngày 02/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CPngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.”

2.2. Văn bản hợp nhất số 07/VNBH-NHNN ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN ban hành ngày 07/04/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 07/04/2020

Nội dung có thể lưu ý: Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN hợp nhất các quy định của các văn bản sau đây:

  • Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2014;

  • Thông tư số 33/2018/TT-NHNN ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019; và

Thông tư số 04/2020/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 04/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/04/2020

1.1. Thông tư số 28/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 28/2019/TT-NHNN ban hành ngày 25/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 28/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

·        Một là, sửa đổi quy định về thẻ phi vật lý và bổ sung quy định về giao dịch nội địa xuất trình thẻ, giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

1. Sửa đổi khoản 7, 19, 23, 25 và bổ sung khoản 8a, 8b vào Điều 3 như sau:

“7. Thẻ phi vật lý là thẻ không hiện hữu bằng hình thức vật chất, tồn tại dưới dạng điện tử và chứa các thông tin trên thẻ quy định tại Điều 12 Thông tư này (Thông tư số 19/2016/TT-NHNN), được tổ chức phát hành thẻ phát hành cho chủ thẻ để giao dịch trên môi trường internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động; không bao gồm các trường hợp thẻ vật lý có đăng ký chức năng để giao dịch trên môi trường internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động. Thẻ phi vật lý có thể được tổ chức phát hành thẻ in ra thẻ vật lý khi chủ thẻ có yêu cầu.”.

“8a. Giao dịch nội địa xuất trình thẻ là giao dịch thẻ, trong đó thẻ được phát hành bởi tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam và được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ tại máy giao dịch tự động, thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán tại Việt Nam.

8b. Giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ là việc sử dụng thẻ, thông tin thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ nhưng thực tế không phát sinh việc mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ.”.

…”

·        Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng được sử dụng thẻ.

Cụ thể, khoản 5 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

5. Sửa đổiđiểm b khoản 3 Điều 16như sau:

“b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;”.”

1.2. Thông tư 04/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 04/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNNngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 04/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/04/2020

Nội dung có thể lưu ý: quy định về việc giảm mức phí thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 04/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN như sau:

Bổ sung Điều 1a như sau:

“Điều 1a. Giảm 50% mức phí thanh toán tại điểm 1.1, 1.2 Mục 1 “Phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng” tại Phần III “Phí dịch vụ thanh toán trong nước” Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này (Thông tư số 26/2013/TT-NHNN) trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020.”.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 03/2020

2.1. Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ban hành ngày 13/03/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 (sau đây gọi tắt là “Thông tư số 01/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 13/03/2020

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

1. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính;

b) Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid – 19;

c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.

2. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký;

b) Số dư nợ đã quá hạn (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này) trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này (Thông tư số 01/2020/TT-NHNN) có hiệu lực thi hành.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ quy định tại khoản 1, 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phù hợp mức độ ảnh hưởng của dịch Covid – 19 và đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

b) Thời gian cơ cấu lại trong trường hợp kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay, cho thuê tài chính (thời điểm khách hàng phải trả hết toàn bộ nợ gốc và lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký).”

  • Hai là, quy định về miễn, giảm lãi, phí

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid -19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid – 19.”

  • Ba là, quy định về giữ nguyên nhóm nợ

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 6. Giữ nguyên nhóm nợ

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với số dư nợ sau đây:

a) Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quy định tại Điều 4 Thông tư này (Thông tư số 01/2020/TT-NHNN);

b) Số dư nợ được miễn, giảm lãi quy định tại Điều 5 Thông tư này (Thông tư số 01/2020/TT-NHNN);

c) Số dư nợ quy định tại điểm a, b khoản này bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn, giảm lãi và điều chỉnh nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Đối với số dư nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo thời hạn đã được cơ cấu lại theo quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

3. Đối với số lãi phải thu của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này (Thông tư số 01/2020/TT-NHNN), kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

2.2. Quyết định số 418/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 418/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/03/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 418/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/03/2020

Nội dung có thể lưu ý: quy định về các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 418/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm.

  2. Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm.

  3. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 6,0%/năm.”

2.3. Quyết định số 419/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 419/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/03/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN[1]ngày 17 tháng 3 năm 2014 (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 419/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/03/2020

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 419/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:

  1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.

  2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.”

2.4. Quyết định số 420/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 420/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/03/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN[2]ngày 30 tháng 12 năm 2016 (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 420/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/03/2020

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam mà tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 420/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13[3] Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.

  2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.”

2.5. Quyết định số 421/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 421/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/03/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 421/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/03/2020

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 421/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 1,0%/năm.

  2. Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0%/năm.

  3. Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 0%/năm.

  4. Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0,05%/năm.”

2.6. Quyết định số 422/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 422/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/03/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 422/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/03/2020

Nội dung có thể lưu ý: quy định về mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 422/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

  1. Đối với tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 1,0%/năm.

  2. Đối với tiền gửi của Ngân hàng Chính sách xã hội: 1,0%/năm.

  3. Đối với tiền gửi của Quỹ tín dụng nhân dân: 1,0%/năm.

  4. Đối với tiền gửi của Tổ chức tài chính vi mô: 1,0%/năm.”

2.7. Quyết định số 423.QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 423/QĐ-NHNN ban hành ngày 16/03/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 423/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/03/2020

Nội dung có thể lưu ý: quy định về mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Quyết định số 423/QĐ-NHNN quy định: “Điều 1. Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

1. Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước: 1,0%/năm.

2. Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước: 0,05%/năm.

3. Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 1,0%/năm”

[1] Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ban hành ngày 17/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng

[2] Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

[3] Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: “Điều 13. Lãi suất cho vay

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 03/2020)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/03/2020

1.1. Thông tư số 26/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 26/2019/TT-NHNN ban hành ngày 23/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNNngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 26/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng được cấp mã BIN[1].

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 26/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Đối tượng được cấp mã BIN

Đối tượng được cấp mã BIN là các tổ chức được phát hành thẻ theo quy định của pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục cấp mã BIN.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2. Điều 6được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Thủ tục cấp mã BIN

  1. Khi có nhu cầu được cấp mã BIN, tổ chức phát hành thẻ phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán) hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đơn đề nghị cấp mã BIN theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này.

  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp mã BIN hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định cấp mã BIN cho tổ chức phát hành thẻ và thông báo bằng văn bản hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho tổ chức phát hành thẻ.

  3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp 01 mã BIN duy nhất cho mỗi tổ chức phát hành thẻ thuộc đối tượng được cấp mã BIN.””

1.2. Thông tư số 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 30/2019/TT-NHNN ban hành ngày 27/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 30/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 30/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 3. Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc

  1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

  2. Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.

  3. Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.”

  • Hai là, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 30/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc

1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng

a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định tại điểm b Khoản này;

b) Đối với tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.”

1.3. Thông tư số 37/2019/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 37/2019/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm (sau đây viết tắt là “Thông tư số 37/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 02/03/2020.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 37/2019/TT-NHNN quy định: Điều 4. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng

Hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm gồm một hoặc một số các hoạt động sau đây:

1. Giới thiệu khách hàng:

Tổ chức tín dụng giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chào bán bảo hiểm.

2. Chào bán bảo hiểm:

Tổ chức tín dụng chào bán trực tiếp, giải thích điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm; hoặc chào bán bảo hiểm thông qua các phương thức điện tử, bảo hiểm trực tuyến hoặc các phương thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm:

Tổ chức tín dụng hướng dẫn, hỗ trợ cho khách hàng lập hợp đồng bảo hiểm, tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm và quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

4. Thu phí bảo hiểm:

Tổ chức tín dụng thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm.

5. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:

Tổ chức tín dụng hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng về thủ tục yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm, nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm để thẩm định, ra quyết định bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Trường hợp được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền, tổ chức tín dụng bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng.

6. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.”

  • Hai là, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 37/2019/TT-NNNN quy định: “Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động đại lý bảo hiểm

1. Tổ chức tín dụng có các quyền của đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

2. Tổ chức tín dụng có các nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng;

b) Quản lý, lưu trữ danh sách các nhân viên trong tổ chức tín dụng trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;

c) Cung cấp đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp bảo hiểm thông tin về các khoản phí bảo hiểm thu được, các khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;

d) Thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm thu được cho doanh nghiệp bảo hiểm sau khi trừ đi hoa hồng đại lý bảo hiểm, các khoản chi trả quyền lợi bảo hiểm và các khoản thanh toán khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm;

đ) Cung cấp đầy đủ, chính xác và đối chiếu với doanh nghiệp bảo hiểm về các thông tin cần thiết từ khách hàng mà tổ chức tín dụng có nghĩa vụ thu thập theo quy định tại Điều 7 Thông tư này (Thông tư số 37/2019/TT-NHNN).”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 02/2020

Quyết định số 206/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung lĩnh vực hoạt động thanh toán, lĩnh vực hoạt động khác thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 206/QĐ-NHNN ban hành ngày 10/02/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung lĩnh vực hoạt động thanh toán, lĩnh vực hoạt động khác thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Quyết định số 206/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 10/02/2020

Nội dung có thể lưu ý: quy định về thủ tục đề nghị cấp mã tổ chức phát hành thẻ.

Cụ thể, tiểu mục 1 Mục A Phần II ban hành kèm theo Quyết định số 206/QĐ-NHNN quy định:

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2. Thủ tục đề nghị cấp mã tổ chức phát hành thẻ

– Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Khi có nhu cầu được cấp mã BIN, Tổ chức phát hành thẻ gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán) đơn đề nghị cấp mã BIN theo Mu số 01;

– Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp mã BIN hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định cấp mã BIN cho tổ chức phát hành thẻ và thông báo bằng văn bản hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho tổ chức phát hành thẻ.

– Cách thức thực hiện:

+ Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa)

+ Qua đường bưu điện (dịch vụ bưu chính)

+ Qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị cấp mã tổ chức phát hành thẻ.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

– Thi hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức phát hành thẻ.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán).

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

– Lệ phí: 0 đồng

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu s 01.

– Yêu cầu, điều kiện: Không.

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng.

– Thông tư số 26/2019/TT-NHNN ngày 23/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 của Thống đốc NHNN.

 Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……, ngày …. tháng …. năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH THẺ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)

– Căn cứ Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng/ Giấy phép hoạt động ngân hàng số ……… ngày …… tháng …… năm ……;

– Căn cứ Quyết định s 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức thẻ ngân hàng (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư ……… ngày … tháng … năm … của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xét cấp mã tổ chức phát hành thẻ (mã BIN) cho tổ chức phát hành thẻ:

  1. Tên tổ chức phát hành thẻ:

  2. Địa điểm đặt Trụ sở chính:

  3. Thời gian dự kiến đưa mã BIN vào sử dụng:

  4. Tóm tắt mục đích sử dụng mã BIN gắn với sản phẩm thẻ cụ thể:

Sau khi được cấp mã BIN, chúng tôi cam kết đưa mã BIN vào sử dụng trong thời hạn quy định, đúng mục đích sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế về cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ gửi kèm đơn này.

 

 

Người đại diện hợp pháp của Tổ chức phát hành thẻ
(ký ghi rõ họ tên, chc vụ và đóng dấu)””

[1] Mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng