Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2019)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/11/2019

1.1. Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây viết tắt là “Thông tư số 37/2016/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống Thanh toán liên ngân hàng.

Cụ thể Điều 3 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định: “Điều 3. Các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống TTLNH[1]

  1. Hệ thống TTLNH là hệ thống tổng thể gồm: Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng, phần mềm cài đặt tại các thành viên và đơn vị thành viên.

  2. Các cấu phần xử lý nghiệp vụ bao gồm: Cấu phần Thanh toán giá trị cao, Cấu phần Thanh toán ngoại tệ, Cấu phần Thanh toán giá trị thấp, Cấu phần xử lý tài khoản thanh toán.

  3. Cấu phần Thanh toán giá trị cao thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.

  4. Cấu phần Thanh toán ngoại tệ thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.

  5. Cấu phần Thanh toán giá trị thấp thực hiện thanh toán các Lệnh thanh toán giá trị thấp sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.

  6. Cấu phần xử lý tài khoản thanh toán thực hiện kiểm tra, hạch toán Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, xử lý kết quả bù trừ giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác.”

  • Hai là, thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống TTLNH.

Cụ thể, Điều 9 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định: “Điều 9. Thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống TTLNH

1. Các thời điểm áp dụng trong Hệ thống TTLNH được quy định như sau:

a) Thời điểm Hệ thống TTLNH bắt đầu hoạt động: 8 giờ 00 phút của ngày làm việc;

b) Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán:

– Đối với Lệnh thanh toán giá trị thấp: 16 giờ 00 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;

– Đối với Lệnh thanh toán giá trị cao và Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ: 17 giờ 00 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 45 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;

c) Thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày (kiểm tra các điều kiện đối chiếu, thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia); từ 17 giờ 15 phút đối với ngày làm việc bình thường, từ 18 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng.

2. Trong trường hợp có thay đổi các thời điểm được quy định tại Khoản 1 Điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo bằng văn bản cho thành viên trước thời gian có hiệu lực tối thiểu 30 ngày trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Trong trường hợp có sự thay đổi về thời điểm được quy định tại Khoản 1 Điều này vào thời gian quyết toán năm hoặc Hệ thống TTLNH hoạt động vào các ngày nghỉ, Lễ, Tết thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH thông báo bằng văn bản cho thành viên và đăng tải trên cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước trước thời gian có hiệu lực tối thiểu 05 ngày làm việc.”

1.2. Quyết định số 2109/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực hoạt động thanh toán thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 2109/QĐ-NHNN ban hành ngày 09/10/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực hoạt động thanh toán thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 2109/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2019.

Nội dung có thể lưu ý: Ban hành kèm Quyết định số 2109/QĐ-NHNN là Thủ thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực hoạt động thanh toán thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, một số thủ tục sau đây: “

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1.        

B-NHA-183951-TT

Các tổ chức trực thuộc thành viên tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng.

–     Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

–     Thông tư số 21/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Hoạt động thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ban điều hành Hệ thống TTLNH)

2.        

B-NHA-183783-TT

Rút khỏi Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng.

–     Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

–     Thông tư số 21/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Hoạt động thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ban điều hành Hệ thống TTLNH)

3.        

B-NHA-183769-TT

Tham gia thành viên Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng.

–     Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

–     Thông tư số 21/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Hoạt động thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ban điều hành Hệ thống TTLNH)

1.3. Thông tư số 15/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về hồ sơ, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 15/2019/TT-NHNN ban hành ngày 11/10/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về hồ sơ, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối (sau đây viết tắt là “Thông tư số 15/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 25/11/2019.

Nội dung có thể lưu ý: Bổ sung quy định về hoạt động của Đại lý đổi ngoại tệ.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 15/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy chế đại lý đổi ngoại tệ ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Bổ sung khoản 3 vào Điều 4[2](đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư số 11/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, bàn đổi ngoại tệ của cá nhân (gọi tắt là Thông tư số 11/2016/TT-NHNN)) như sau:

“3. Tổ chức kinh tế có thể thỏa thuận với tổ chức tín dụng ủy quyền trong hợp đồng đại lý về việc đặt đại lý đổi ngoại tệ ở một hoặc nhiều địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh.””

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 10/2019

2.1. Quyết định số 2052/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 2052/QĐ-NHNN ban hành ngày 07/10/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 2052/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 07/10/2019.

Nội dung có thể lưu ý: Ban hành kèm Quyết định số 2052/QĐ-NHNN là Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Mục 1 Phần I Quyết định số 2052/QĐ-NHNN quy định như sau:

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

  1. Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Đơn vị thực hiện

A

Thủ tục hành chính thực hiện tại NHNN Việt Nam

1

B-NHA-279520-TT

Thủ tục đề nghị khoanh nợ

Hoạt động tín dụng

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

B

Thủ tục hành chính thực hiện tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

1

B-NHA-183782-TT

Thủ tục tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng

Hoạt động thanh toán

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố

C

Thủ tục hành chính vừa thực hiện tại NHNN Việt Nam vừa thực hiện tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

1

B-NHA-265804-TT

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước

Hoạt động thanh toán

–   Sở giao dịch;

–   Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

2.2. Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 16/2019/TT-NHNN ban hành ngày 22/10/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là “Thông tư số 16/2019/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 09/12/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về các điều kiện, điều khoản cơ bản của tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 4. Các điều kiện, điều khoản cơ bản của tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

  1. Đối tượng: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành cho tổ chức tín dụng có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước.

  2. Đồng tiền phát hành: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành, hạch toán và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

  3. Thời hạn: Thời hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quyết định và không vượt quá 364 ngày.

  4. Mệnh giá: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có mệnh giá là 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 đồng.

  5. Hình thức: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành dưới hình thức ghi sổ.

  6. Lãi suất: Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quyết định, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

  7. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành với giá bán thấp hơn mệnh giá và được thanh toán một lần bằng mệnh giá vào ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán.”

  • Hai là, quy định về thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, Điều 7 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 7. Thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

  1. Tổ chức tín dụng thanh toán số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức đấu thầu thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ thị trường mở.

  2. Tổ chức tín dụng thanh toán số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc như sau: Tổ chức tín dụng phải chuyển tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước vào tài khoản theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước trong ngày thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng phải đảm bảo ghi đầy đủ thông tin trên lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

  3. Vào ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh toán số tiền bằng mệnh giá tín phiếu Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng. Trường hợp ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì việc thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được thực hiện vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày nghỉ đó.”

[1] Hệ thống Thanh toán liên ngân hàng

[2]Điều 4. Hoạt động của đại lý đổi ngoại tệ

  1. Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được hoạt động dưới hình thức dùng Đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

  2. Đại lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly ở cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt thu đồng Việt Nam cho cá nhân mang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 07/2019)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/07/2019

1.1. Thông tư số 35/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 35/2018/TT-NHNN ban hành ngày 24/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet

(Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet sau đây viết tắt là “Thông tư số 35/2016/TT-NHNN”

Thông tư số 35/2018/TT-NHNN ban hành ngày 24/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việt Nam quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet sau đây viết tắt là “Thông tư số 35/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 35/2018/TT-NHNN quy định: “4. Khoản 2 Điều 6[1] (Thông tư số 35/2016/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Hệ thống Internet Banking phải có cơ sở dữ liệu dự phòng thảm họa có khả năng thay thế cơ sở dữ liệu chính và bảo đảm không mất dữ liệu giao dịch trực tuyến của khách hàng.””.

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về các tính năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng.

Cụ thể, khoản 5 Điều 1 Thông tư số 35/2018/TT-NHNN quy định: “5. Điểm c và điểm đ khoản 6 Điều 7[2] (Thông tư số 35/2016/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Kiểm soát phiên giao dịch: hệ thống có cơ chế tự động ngắt phiên giao dịch khi người sử dụng không thao tác trong một khoảng thời gian do đơn vị quy định hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ khác”;

“đ) Đối với khách hàng là tổ chức, phần mềm ứng dụng được thiết kế để đảm bảo việc thực hiện giao dịch bao gồm tối thiểu hai bước: tạo, phê duyệt giao dịch và được thực hiện bởi những người khác nhau. Trong trường hợp khách hàng là tổ chức được pháp luật cho phép áp dụng chế độ kế toán đơn giản, việc thực hiện giao dịch tương tự như khách hàng cá nhân”.”

1.2. Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tiền gửi tiết kiệm (sau đây viết tắt là “Thông tư số 48/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 05/07/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Cụ thể, Điều 9 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 9. Lãi suất

  1. Tổ chức tín dụng quy định lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất trong từng thời kỳ.

  2. Phương pháp tính lãi tiền gửi tiết kiệm thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  3. Phương thức trả lãi tiền gửi tiết kiệm thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người gửi tiền.”

  • Hai là, quy định thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Điều 12 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 12. Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng

  1. Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình. Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.

  2. Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu trong trường hợp thay đổi chữ ký mẫu hoặc chưa có chữ ký mẫu được lưu tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

  3. Tổ chức tín dụng đối chiếu, cập nhật các thông tin người gửi tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

  4. Người gửi tiền thực hiện thủ tục khác theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

  5. Sau khi hoàn thành các thủ tục quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, tổ chức tín dụng thực hiện việc nhận tiền gửi tiết kiệm và giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền.

  6. Đối với việc gửi tiền gửi tiết kiệm vào Thẻ tiết kiệm đã cấp:a) Trường hợp gửi bằng tiền mặt: Người gửi tiền thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, xuất trình Thẻ tiết kiệm đã cấp. Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm, ghi nhận tiền gửi tiết kiệm vào Thẻ tiết kiệm đã cấp và giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền;b) Trường hợp gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền: người gửi tiền thực hiện các thủ tục do tổ chức tín dụng hướng dẫn.”

  • Ba là, Thông tư số 48/2018/TT-NHNN thay thế Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm, Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, khoản 1 Điều 22 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 22. Điều khoản thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2019 và thay thế Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm, Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

1.3. Thông tư số 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 49/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tiền gửi có kỳ hạn (sau đây viết tắt là “Thông tư số 49/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 05/07/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 49/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 5. Nguyên tắc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn

1. Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi có kỳ hạn phù hợp với phạm vi hoạt động được phép theo quy định của pháp luật và Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng.

2. Khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán của chính khách hàng đó.

3. Khách hàng thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng khách hàng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người giám hộ (người đại diện theo pháp luật, người giám hộ gọi chung là người đại diện theo pháp luật).

4. Đối với tiền gửi chung có kỳ hạn, khách hàng gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán chung của tất cả khách hàng. Người cư trú và người không cư trú không được gửi tiền gửi chung có kỳ hạn. Tổ chức và cá nhân không được gửi tiền gửi chung có kỳ hạn bằng ngoại tệ.

5. Thời hạn gửi tiền được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài là người không cư trú, cá nhân nước ngoài là người cư trú, thời hạn gửi tiền không được dài hơn thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy tờ xác minh thông tin quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

6. Đồng tiền chi trả gốc, lãi tiền gửi có kỳ hạn là đồng tiền mà khách hàng đã gửi.”

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 16/2014/TT-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép về (i) Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là tổ chức; (ii) Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú là tổ chức; (iii) Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là cá nhân; (iv) Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú là cá nhân.

Cụ thể, khoản 4 Điều 17 Thông tư số 49/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 17. Điều khoản thi hành

4. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2014/TT-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép như sau:

a) Bổ sung gạch đầu dòng thứ ba vào điểm d khoản 1 Điều 3[3], gạch đầu dòng thứ ba vào điểm d khoản 1 Điều 5[4]như sau:

“Thu ngoại tệ chuyển khoản phát sinh từ các giao dịch nhận chi trả gốc và lãi tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ phù hợp với quy định pháp luật về tiền gửi có kỳ hạn.”

[1] “Điều 6. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

2. Hệ thống Internet Banking phải có cơ sở dữ liệu dự phòng tại Trung tâm dự phòng thảm họa. Cơ sở dữ liệu dự phòng phải được cập nhật không quá một giờ so với cơ sở dữ liệu chính thức. Cơ sở dữ liệu phải được sao lưu định kỳ hàng ngày. Các bản sao lưu phải được quản lý, cất giữ an toàn.

[2]Điều 7. Phần mềm ứng dụng Internet Banking

6. Các tính năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng:

c) Có cơ chế kiểm soát phiên giao dịch và thời gian truy cập website, ứng dụng. Trường hợp người sử dụng không thao tác trong một khoảng thời gian do đơn vị quy định nhưng không quá năm phút, hệ thống tự động ngắt phiên giao

dịch hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ khác;

đ) Đối với khách hàng là tổ chức, phần mềm ứng dụng được thiết kế để đảm bảo việc thực hiện giao dịch bao gồm tối thiểu hai bước: tạo, phê duyệt giao dịch và được thực hiện bởi tối thiểu hai người khác nhau.”

[3]Điều 3. Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là tổ chức

Người cư trú là tổ chức được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:

1. Thu:

d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm:

– Thu từ việc mua ngoại tệ chuyển khoản tại các tổ chức tín dụng được phép;

– Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản đối với các trường hợp được thu ngoại tệ trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.”

[4]Điều 5. Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú là tổ chức

Người không cư trú là tổ chức được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:

1. Thu:

d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm:

– Thu từ việc mua ngoại tệ chuyển khoản tại các tổ chức tín dụng được phép;

– Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản đối với các trường hợp được thu ngoại tệ trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.”

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 10/2019)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/10/2019

1.1. Circular No. 11/2019/TT-NHNN regulations on special control for credit institutions

  • Name of legal document: Circular No. 11/2019/TT-NHNN issued on 02/08/2019 by the Governor of the State Bank of Viet Nam NHNN regulations on special control for credit institutions (referred to as the “Circular No. 11/2019/TT-NHNN”).
  • Effective date: 01/10/2019.

The content should be noted: providing the form of special control.

Specifically, Article 7 of Circular No. 11/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 7. Special forms of control

1. Based on the actual situation and level of risks in operations of the credit institution, the Governor of the State Bank or the Director of the branch of State Bank shall consider and decide:

a) Put credit institutions under special control in the form of special supervision or comprehensive control;

b) The content, scope, measures and tasks of control of activities are specified in the Decision of special control, in accordance with the form of special control and content specified in Clause 1, Article 15[1] of this Circular.

2. Special supervision means the placement of a credit institution under the direct control of the State Bank through direct, remote direct control and on-spot inspection by the special control committee for the operation of the credit institution is under special control.

3. Comprehensive control means the placing of a credit institution under the direct control of the State Bank through the direct control and on-spot control of the Special Control Board for daily activities of Credit institutions are under special control.

4. The form of special control is changed as follows:

a) Based on the actual situation and level of risks in operations of the credit institution under special control, the Special Control Board shall propose the Governor of the State Bank (via The Central Banking Inspection and Supervision Authority) change the form of special control to the credit institution under special control specified in Clause 1, Article 6[2] of this Circular or propose the Director of the branch of State Bank to change the form of special control for with credit institutions under special control specified in Clause 2, Article 6 of this Circular;b) Within 20 days after receiving the recommendations of the Special Control Board specified at Point a of this Clause, the Governor of the State Bank or the Directors of the branches of State Bank shall consider and decide to change the forms of special control for credit institutions are under special control according to their competence prescribed in Article 6 of this Circular.”

1.2. Circular No. 13/2019/TT-NHNN amending and supplementing a number of articles of Circular related to licensing, organization and operation of credit institutions and branches of foreign banks.

  • Name of legal document: Circular No. 13/2019/TT-NHNN issued on 21/08/2019 by the Governor of the State Bank of Viet Nam NHNN amending and supplementing a number of articles of Circular related to licensing, organization and operation of credit institutions and branches of foreign banks (referred to as the “Circular No. 13/2019/TT-NHNN”).
  • Effective date: 05/10/2019.

Some content should be noted:

  • Firstly, amending and supplementing regulations on procedures for approval for provisional lists of personnel of credit institutions and branches of foreign banks.

Specifically, Clause 8 Article 2 Circular No. 13/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 2. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 22/2018/TT-NHNN dated September 5, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam guidelines for procedures and application for approval for provisional lists of personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign banks’ branches (hereinafter referred to as Circular No. 22/2018/TT-NHNN)

8. Article 8 is amended and supplemented as follows:

“Article 8. Procedures for approval for provisional lists of personnel of credit institutions and foreign banks’ branches

  1. The credit institution or foreign bank’s branch shall prepare an application as prescribed in Articles 6 and 7 of this Circular and submit it to the State Bank for the subjects specified in Clause 1, Article 4 of this Circular or the branches of State Bank for the subjects defined in Clause 2, Article 4 of this Circular. If the application is unsatisfactory, within 07 working days from the receipt of the application, the State Bank (Central Banking Inspection and Supervision Authority) shall request the credit institution or foreign bank’s branch in writing to complete it.
  2. The credit institution or foreign bank’s branch shall complete the application at the request of the State Bank (Central Banking Inspection and Supervision Authority) or the branches of State Bank within up to 45 working days from the date on which additional documents are requested in writing by the State Bank (Central Banking Inspection and Supervision Authority). After the aforementioned time limit, the credit institution or foreign bank’s branch shall re-submit an application as prescribed in this Circular to the State Bank or the branches of State Bank for consideration and approval.
  3. Within 30 working days from the receipt of satisfactory application prescribed in Articles 6 and 7 of this Circular, the State Bank shall send a written approval or written rejection of the provisional list of the credit institutions or foreign bank’s branch. In case of rejection, a written explanation of the State Bank or the branches of State Bank shall be provided.””
  • Secondly, amending and supplementing regulations on complying with reporting regulations

Specifically, Clause 9 Article 2 of Circular No. 13/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 2. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 22/2018/TT-NHNN dated September 5, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam guidelines for procedures and application for approval for provisional lists of personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign banks’ branches (hereinafter referred to as Circular No. 22/2018/TT-NHNN)

9. Article 11 is amended and supplemented as follows:

“Article 11. Complying with reporting regulations

1. Credit institutions and branches of foreign banks shall promptly notify in writing to the State Bank of changes related to the satisfaction of criteria and conditions of the personnel to be elected or appointed arising in the course of the State Bank’s consideration of dossiers of application for approval of the list of personnel plans or from the date the State Bank issues written approval of the lists of expected personnel until the personnel are elected, appointed in accordance with the following provisions:

a) For credit institutions and branches of foreign banks defined in Clause 1, Article 4 of this Circular: send to the Central Banking Inspection and Supervision Authority;

b) For branches of foreign banks prescribed in Clause 2, Article 4 of this Circular: send to the branch of State Bank where the branch of foreign bank is located.

2. Within 10 working days after the election, appointment of titles of Chairman and members of the Board of Directors, Chairman and members of the Board of members, Head and members of the Control Board, General Director Directors (directors), credit institutions and branches of foreign banks must send written notices to the State Bank as prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article on the list of elected and appointed persons according to the form in Appendix 03 attached to this Circular. ”.”

  • Thirdly, amending and supplementing regulations on responsibilities of the Central Banking Inspection and Supervision Authority

Specifically, Clause 10 Article 2 of Circular No. 13/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 2. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 22/2018/TT-NHNN dated September 5, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam guidelines for procedures and application for approval for provisional lists of personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign banks’ branches (hereinafter referred to as Circular No. 22/2018/TT-NHNN)

9. Clause 1 Article 121 is amended and supplemented as follows:

“1. The Central Banking Inspection and Supervision Authority shall be the focal point to assess the fulfillment of dossiers, standards and conditions of expected personnel of credit institutions and foreign bank branches subject to regulation stipulated in Clause 1, Article 4 of this Circular according to the provisions of the Law on Credit Institutions and this Circular; get opinions from related units ; sum up and submit to the Governor of the State Bank for consideration, written approval or disapproval of expected personnel of the credit institution, branches of foreign banks. “.”

1.3. Circular No. 14/2019/TT-NHNN amendments to a number of articles in circulars of the State bank of Vietnam regulating regular reporting regime

  • Name of legal document: Circular No. 14/2019/TT-NHNN issued on 30/08/2019 by the Governor of the State Bank of Viet Nam NHNN amendments to a number of articles in circulars of the State bank of Vietnam regulating regular reporting regime (referred to as the “Circular No. 14/2019/TT-NHNN”).
  • Effective date: 15/10/2019.

Some content should be noted:

  • Firstly, amending the report on vault safety.

Specifically, Clause 4 Article 1 Circular No. 14/2019/TT-NHNN stipulates:“Article 1. Amendments to provisions of reporting regime

4. Amendments to the reporting regime of vault safety under Circular No. 01/2014/TT-NHNN dated January 06, 2014 of the Governor of the State bank of Vietnam on transfer, reception, preservation and delivery of cash, valuable assets and financial instruments (hereinafter referred to as “Circular No. 01/2014/TT-NHNN”):

Article 69 of Circular 01/2014/TT-NHNN is revised as follows:

 “Article 69. Report on vault safety

Annually, the branches of the State Bank, the credit institutions and the foreign bank branches shall report on the vault safety as follows:

1. The report contents: Report on the facts, implementation results, the weaknesses in the vault safety.

2. The report accepting agencies and deadline:

– The reports of the credit institutions, foreign bank branches submitted to the branches of the State Bank located in their areas and the superior credit institutions, foreign bank branches (if any) before January 01 of the year following the report year.

– The branches of the State Bank, the credit institutions, foreign bank branches shall consolidate the report and submit to the State Bank (Issue and Vault Department) before January 15 of the year following the report year.

3. The report submission and reception methods: The report must be produced in physical form and sent directly or via postal service.

4. The data collection period: From December 15 of the year preceding the year of the reporting period to December 14 of the reporting period.

5. The report form: Using Form No. 01 issued together with this Circular.””

  • Secondly, amending the regular reports on the management and use of digital certificates.

Specifically, Clause 6 Article 1 Circular No. 14/2019/TT-NHNN stipulates: “Article 1. Amendments to provisions of reporting regime

6. Amendments to the reporting regime of the management and use of digital certificates of State Bank under Circular No. 28/2015/TT-NHNN dated December 18, 2015 of the Governor of the State bank of Vietnam on management, use of digital signatures, digital certificates and digital signature certification service of State Bank (hereinafter referred to as “Circular No. 28/2015/TT-NHNN”):

Clause 1 Article 17 of Circular No. 28/2015/TT-NHNN is revised as follows:

 “1. The regular reports on the management and use of digital certificates:

a) Name of the reports: report on reconciliation of the State Bank digital certificate list.

b) Contents of the reports: The list of digital certificates issued by the certification authorities affiliated to the State Bank and the use conditions thereof.

c) Regulated entities: The units affiliated to the State Bank, the credit institutions, the foreign bank branches, the State Treasury, the Deposit Insurance of Vietnam and other organizations issued with the digital certificates by the State Bank.

d) Recipient of the reports: The Information Technology Department – the State Bank.

e) Submission and receipt methods of the reports:

– Physical reports must be submitted directly or via the postal service;

– The electronic reports in Excel format must be submitted to the email address ca.nhnn@sbv.gov.vn or the electronic reports must be submitted via the online public services of the State Bank.

g) Submission frequency and deadline for the reports: on a 6-month basis, on June 20 and December 20 of the reporting year at the latest.

h) Data collection period:

– The data collection period with respect to the reports of the first 06 months of the year shall be determined from December 15 of the year preceding the reporting period to June 15 of the reporting period.

– The release period of final report figures with respect to the reports of the last 06 months of the year shall be determined from June 15 to December 14 inclusively of the reporting period.

i) The report form: Using Form No. 09 issued together with this Circular.””

2. LEGAL DOCUMENTS ISSUED IN 09/2019

Consolidated document No. 28/VBHN-NHNN in 2019 consolidated Circulars providing regulations on time limits, processes and procedures for transition applied to cases in which major shareholders of a credit institution and related persons thereof own shares equalling at least 5% of charter capital of another credit institution

  • Name of legal document: Consolidated document No. 28/VBHN-NHNN in 2019 consolidated Circulars providing regulations on time limits, processes and procedures for transition applied to cases in which major shareholders of a credit institution and related persons thereof own shares equalling at least 5% of charter capital of another credit institution
  • Consolidated date: 16/09/2019.

The content should be noted:

Consolidating the provisions stipulated at Circular No. 46/2018/TT-NHNN dated December 28, 2018 of the Governor of the State Bank of Vietnam providing regulations on time limits, processes and procedures for transition applied to cases in which major shareholders of a credit institution and related persons thereof own shares equalling at least 5% of charter capital of another credit institution (referred to as the “Circular No. 46/2018/TT-NHNN”) and a number of articles of Circular No. 46/2018/TT-NHNN amended, supplemented by Circular No. 14/2019/TT-NHNN issued on 30/08/2019 by the Governor of the State Bank of Viet Nam NHNN amendments to a number of articles in circulars of the State bank of Vietnam regulating regular reporting regime.

[1] “Article 15. Tasks and powers of the Special Control Board

1. The Special Control Board performs the tasks and powers prescribed in Article 146b of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017). The special control board shall perform its tasks and powers through one or several of the following activities:

a) Request the specially controlled credit institution to provide complete, accurate and timely information, documents and records related to the operations of the specially controlled credit institution, including the following information, documents, records:

(i) Financial situation, actual value of charter capital and reserve funds;(ii) Actual situation on organization, personnel, management, administration, information technology system and internal control system;

(iii) Actual situation of operation, business, investment; solvency when due;

(iv) Situation of assets and collaterals, in which specific reports on bad debt situations, bad receivable debts, potential structural debts become bad debts, bad debts sold to the Management Company unresolved assets, accrued interests must be withdrawn as prescribed by law but not yet withdrawn;

(v) List of customers (excluding credit institutions, branches of foreign banks) receiving credit; list of organizations and individuals sending money; other creditors;

(vi) Other information serving the performance of tasks of the Special Control Board.

b) Requesting the specially controlled credit institution to inventory existing cash and cash equivalents in the whole system on the principle of performing cross-checking, cross – supervising and reporting on performance results within 05 days after completing the inventory;

c) Organizing the supervision of the inventory process specified at Point b of this Clause in accordance with the reality and operation scope of the credit institution under special control;

d) In the period where there is no plan for restructuring or restructuring the credit institution under special control that has not been approved by the competent authority, based on the information, documents and records approved by the group. Specially controlled credit institutions provided for in points a and b of this clause or information from independent audit reports, inspection conclusions and other sources of information, Special Control Board assesses the operational status of the credit institution under special control to actively implement or report to the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority) or the Director of the State Bank branch handling measures in accordance with the reality of specially controlled credit institutions;

dd) Approving before the credit institution under special control performs a number of transactions and operations;

f) Requesting the specially controlled credit institution to report its operation results according to the contents and frequency suitable to the reality of the specially controlled credit institution;

g) Deciding to attend the meetings of the Board of Directors, Board of Members, Board of Controllers of the credit institution that are under special control and give opinions on the contents of the meeting related to powers, duties of the special control committee;

h) Directing, inspecting, supervising and controlling the operations of the credit institution under special control to prevent the hiding, dispersing, pledging, mortgaging, and transferring of assets and other acts that may cause damage to specially controlled credit institutions;

i) Periodically as prescribed in the Decision of special control or when necessary or at the request of the Governor of the State Bank, Director of the State Bank branch, report to the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority, for Special Control Boards of credit institutions under special control specified in Clause 1, Article 6 of this Circular) or Directors of the branches of State Bank (for the Special Control Board of a credit institution under special control specified in Clause 2, Article 6 of this Circular) the situation of management, administration, operation, business, investment, finance, liquidity and other issues (if any) of the credit institution under special control and recommendations and handling measures (if any); results, difficulties and obstacles in the course of implementing the restructuring plan, already approved by the competent authorities, and proposing and proposing handling measures (if any);

k) Promptly reporting to the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority, for the Special Control Board of the specially controlled credit institution specified in Clause 1, Article 6 of the Circular) this Circular) or the Directors of the branches of the State Bank (for the Special Control Board of the credit institution under special control specified in Clause 2, Article 6 of this Circular) unusual developments in activities, potential risks, risks of unsafety and law violations of credit institutions under special control; difficulties and obstacles arising in the process of special control of the credit institution and recommendations, recommendations for handling measures;

l) Promptly notifying the credit institution under special control to information and direction of competent authorities relating to operations and restructuring plans.

m) Other duties assigned by the Governor of the State Bank or the Directors of the branches of the State Bank.”

[2] “Article 6. Competence to make decisions in the special control of the credit institution

1. The Governor of the State Bank shall consider and decide the following contents regarding credit institutions which are not People’s Credit Funds:

a) Putting credit institutions in the cases specified in Clause 1, Article 145 of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017), Article 4 and Article 5 of this Circular into special control;

b) Forms of special control prescribed in Article 7 of this Circular;

c) Establishing of a special control board under the provisions of Articles 14 and 15 of this Circular;

d) Duration of special control;

dd) Noticing of special control as prescribed in Article 9 of this Circular;

e) Disclosing special control information in accordance with Article 10 of this Circular;

g) Actual value of charter capital and reserve funds, record reduction of charter capital of commercial banks subject to special control approved by the Government for compulsory transfer as prescribed in Article 11 of this Circular;

h) Extending of the term of special control as prescribed in Article 12 of this Circular;

i) Terminating special control as prescribed in Article 13 of this Circular;

k) Other contents specified in the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017) and this Circular.

2. Directors of branches of State Bank in provinces, cities under the central Government’s management (hereinafter referred to as branches of the State Bank) shall consider and decide on the following issues for credit institutions being People’s Credit Funds are headquartered in the area:

a) The contents specified at Points a, b, c, d, dd, e, h and i, Clause 1 of this Article;

b) The contents specified at Points a and b, Clause 3, Article 146; Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 7 of Article 146a (except for the contents of special loans, extension of special loan terms of the State Bank); Clauses 2 and 6, Article 146dd; Points a, b and d, Clause 2, Article 148b; Clauses 2, 3 and 4 (except for the case specified in Clause 3 of this Article) Article 148c; Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 11 of Article 148d; Clauses 1 and 2, Article 149c and Clauses 1 and 2, Article 149d of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017).

For the contents specified at Point dd, Clause 2, Article 148b; Clauses 7 and 12, Article 148, and Clause 3, Article 149c of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017), the Directors of the branches of the State Bank reports to the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority) to approved before implementation.

3. The Directors of the branches of the State Bank report and propose the Governor of the State Bank (via the Central Banking Inspection and Supervision Authority) to propose the Government to implement the contents specified in Clause 1, Article 146 of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017) for credit institutions being People’s Credit Funds are headquartered in the area.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 10/2019)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/10/2019

1.1. Thông tư số 11/2019/TT-NHHH quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 11/2019/TT-NHNN ban hành ngày 02/08/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 11/2019/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2019.

Nội dung có thể lưu ý: quy định về hình thức kiểm soát đặc biệt.

Cụ thể, Điều 7 Thông tư số 11/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 7. Hình thức kiểm soát đặc biệt

1. Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định:

a) Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;

b) Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15[1] Thông tư này.

2. Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

4. Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt thực hiện như sau:

a) Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6[2] Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a khoản này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này.”

1.2. Thông tư số 13/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 13/2019/TT-NHNN ban hành ngày 21/08/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 13/2019/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 05/10/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

·        Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, khoản 8 Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số 22/2018/TT-NHNN)

8. Điều 8được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Thủ tục chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung hồ sơ.
  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn tối đa 45 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nộp lại bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này để Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, chấp thuận.
  3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, văn bản trả lời tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải nêu rõ lý do.”.”
  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện chế độ thông báo, báo cáo.

Cụ thể, khoản 9 Điều 2 Thông tư số 13/2019 quy định: “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số 22/2018/TT-NHNN)

9. Điều 11được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kịp thời thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước về những thay đổi liên quan đến việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của nhân sự dự kiến được bầu, bổ nhiệm phát sinh trong quá trình Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự hoặc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự cho đến khi nhân sự được bầu, bổ nhiệm theo quy định sau đây:

a) Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này: gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

b) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này: gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bầu, bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản thông báo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này về danh sách những người được bầu, bổ nhiệm theo mẫu Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này.”.”

  • Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

Cụ thể, khoản 10 Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2018/TT-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số 22/2018/TT-NHNN)

10. Khoản 1 Điều 12được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm là đầu mối đánh giá việc đáp ứng hồ sơ, tiêu chuẩn, điều kiện của nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này; lấy ý kiến các đơn vị liên quan; tổng hợp và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận dự kiến nhân sự của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.”

1.3. Thông tư số 14/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại các thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 14/2019/TT-NHNN ban hành ngày 30/08/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều tại các thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là “Thông tư số 14/2019/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/10/2019.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về việc báo cáo công tác an toàn kho quỹ.

Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 14/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung các quy định chế độ báo cáo

4. Sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo công tác an toàn kho quỹ tại Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2014/TT-NHNN) như sau:

Điều 69 Thông tư số 01/2014/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 69. Báo cáo công tác an toàn kho quỹ

Hằng năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo công tác an toàn kho quỹ theo các nội dung sau:

1. Nội dung báo cáo: Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện, những tồn tại và hạn chế trong công tác an toàn kho quỹ.

2. Cơ quan nhận báo cáo và thời hạn báo cáo:

– Báo cáo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp trên (nếu có) trước ngày 01 tháng 01 năm liền kề sau năm báo cáo.

– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổng hợp báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trước ngày 15 tháng 01 năm liền kề sau năm báo cáo.

3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được lập thành văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

4. Thời gian chốt số liệu: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

5. Mẫu đề cương báo cáo: Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về báo cáo định kỳ về việc quản lý, sử dụng chứng thư số.

Cụ thể, khoản 6 Điều 1 Thông tư số 14/2019/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung các quy định chế độ báo cáo

6. Sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo quản lý, sử dụng chứng thư số Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư số 28/2015/TT-NHNNngày 18 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 28/2015/TT-NHNN) như sau:

Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 28/2015/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Báo cáo định kỳ về việc quản lý, sử dụng chứng thư số:

a) Tên báo cáo: Báo cáo đối soát danh sách chứng thư số Ngân hàng nhà nước.

b) Nội dung báo cáo: Danh sách chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ngân hàng Nhà nước cấp và tình trạng sử dụng.

c) Đối tượng thực hiện: Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng thư số.

d) Cơ quan, đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghệ thông tin – Ngân hàng Nhà nước.

e) Phương thức gửi, nhận báo cáo:

– Văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;

– Báo cáo điện tử dạng Excel gửi qua hệ thống thư điện tử đến địa chỉ email ca.nhnn@sbv.gov.vn hoặc báo cáo điện tử được gửi qua hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của NHNN.

g) Tần suất, thời hạn gửi báo cáo: định kỳ 6 tháng, chậm nhất vào ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 năm báo cáo.

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo:

– Thời gian chốt số liệu đối với báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo.

– Thời gian chốt số liệu đối với báo cáo 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến hết ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

i) Mẫu đề cương báo cáo: Mẫu biểu số 09 ban hành kèm theo Thông tư này.””

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 10/2019

Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác

  • Tên văn bản pháp luật: Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-NHNN năm 2019 ban hành ngày 16/09/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hợp nhất hợp nhất Thông tư quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác
  • Ngày hợp nhất: 16/09/2019.

Nội dung có thể lưu ý:

Hợp nhất các quy định của Thông tư số 46/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2019 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 46/2018/TT-NHNN”) và một số điều của Thông tư 46/2018/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 14/2019/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[1] Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

1. Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 146b Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thông qua một hoặc một số công việc kiểm soát hoạt động sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm các thông tin, tài liệu, hồ sơ sau đây:

(i) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

(ii) Thực trạng về tổ chức, nhân sự, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ;

(iii) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh, đầu tư; khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn;

(iv) Thực trạng về tài sản, tài sản bảo đảm, trong đó báo cáo cụ thể tình hình nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được, lãi dự thu phải thoái theo quy định của pháp luật nhưng chưa thoái;

(v) Danh sách khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận cấp tín dụng; danh sách tổ chức, cá nhân gửi tiền; chủ nợ khác;

(vi) Các thông tin khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt.

b) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt kiểm kê các khoản mục tiền và tương đương tiền hiện có trên toàn hệ thống theo nguyên tắc thực hiện kiểm tra, giám sát chéo và báo cáo kết quả thực hiện trong thời gian 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê;

c) Tổ chức việc giám sát quá trình kiểm kê quy định tại điểm b khoản này phù hợp với thực trạng, quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

d) Trong giai đoạn chưa có phương án cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở các thông tin, tài liệu, hồ sơ do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp quy định tại điểm a, b khoản này hoặc thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập, kết luận thanh tra và các nguồn thông tin khác, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chủ động thực hiện hoặc báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

đ) Chấp thuận trước khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện một số giao dịch, hoạt động;

e) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo kết quả hoạt động theo nội dung, tần suất phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

g) Quyết định việc tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và có ý kiến đối với các nội dung tại cuộc họp liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt;

h) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

i) Định kỳ theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này) tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu tư, tài chính, thanh khoản, các vấn đề khác (nếu có) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có); kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có);

k) Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này) những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý;

l) Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

m) Các công việc khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.”

[2]Điều 6. Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân:

a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Điều 4, Điều 5 Thông tư này vào kiểm soát đặc biệt;

b) Hình thức kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 14, 15 Thông tư này;

d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;

đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

g) Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

h) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

i) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

k) Các nội dung khác quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư này.

2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:

a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, i khoản 1 Điều này;

b) Các nội dung quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 146; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 146a (trừ nội dung về cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước); khoản 2, 6 Điều 146đ; điểm a, b, d khoản 2 Điều 148b; khoản 2, 3, 4 (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) Điều 148c; khoản 2, 3, 4, 5, 6, 11 Điều 148đ; khoản 1, 2 Điều 149c và khoản 1, 2 Điều 149d Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với các nội dung quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 148b; khoản 7, 12 Điều 148đ và khoản 3 Điều 149c Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) chấp thuận trước khi thực hiện.

3. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kiến nghị Chính phủ thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn.”

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 11/2018)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/11/2018

1.1. Decree No. 117/2018/NĐ-CP on keeping confidential and providing customer information of credit institutions and foreign bank branches

  • Name of legal document: Decree No. 117/2018/NĐ-CP issued on 11/9/2018 by Goverment on keeping confidential and providing customer information of credit institutions and foreign bank branches (hereinafter referred to as the “Decree No. 117/2018/NĐ-CP”).

  • Effective date: 01/11/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, providing for the principles of confidentiality and supply of customer information by credit institutions and foreign bank branches.

Specifically, Article 4 of Decree No. 17/2018/NĐ-CP stipulates: “Principles of confidentiality and supply of customer information

  1. Customer information of credit institutions and foreign bank branches must be kept secret and only be provided in accordance with the provisions of the Law on credit institutions 2010, amended and supplemented in 2017, this Decree and related laws.

  2. Credit institutions and branches of foreign banks are not allowed to provide identification customer information when accessing banking services, including secret codes, biometrics data, and access passwords of customers and other identification customer information for any agency, organization or individual, unless agreed by the customer in writing or in another form as agreed with the customer.

  3. State agencies, other organizations and individuals may request credit institutions and foreign bank branches to supply customer information according to the right purposes, contents, scope and competence as prescribed of the law or the acceptance of the customer and are liable for the request for the provision of customer information.

  4. State agencies, other organizations and individuals must keep customer information confidential, use customer information for the right purpose when requesting information and not provide to third parties without approval of customers, except for cases provided under the provisions of law.

  5. Agencies, organizations and individuals must archive and preserve according to the law provisions on archive and preservation of dossiers and documents on customer information, dossiers of request for supply of customer information, the delivery of customer information.”

  • Secondly, stipulating cases of providing customer information for organizations and individuals.

Specifically, Article 11 of Decree No. 117/2018/NĐ-CP stipulates: “Cases of providing customer information

1. Credit institutions and foreign bank branches may only provide customer information to other organizations and individuals in one of the following cases:

a) Other organizations and individuals may request credit institutions or foreign bank branches to supply customer information specified in laws and resolutions of the National Assembly.

b) Approved by the customers in writing or in another form as agreed with the customers.

2. Credit institutions and foreign banks branches shall be responsible for providing customer information to their customers or their lawful representatives.”

  • Thirdly, regulating the rights and responsibilities of credit institutions and foreign bank branches in keeping confidential and providing customer information.

Specifically, Article 14 of Decree No. 117/2018/NĐ-CP stipulates: “Rights and responsibilities of credit institutions and foreign bank branches

1. Credit institutions and foreign bank branches have the following rights:

a) Requesting state agencies, other organizations or individuals to supplement information and documents requesting the supply of customer information in accordance with the provisions of this Decree;

b) Refusing to supply customer information to other State bodies, organizations or individuals for requests for supply of customer information not being in accordance with the provisions of laws or this Decree or requests for supply customer information being duplicated, not being within the scope of customer information that the credit institution or foreign bank branches are maintaining in accordance with the law.

2. Credit institutions and foreign bank branches have the following responsibilities:

a) Providing right scope of customer information provided honestly, fully, timely for the right subjects;

b) Ensuring safety and confidentiality of customer information in the process of supplying, managing, using and storing customer information;

c) Settling complaints of customers in the supply of customer information according to law provisions;

d) Organizing the supervision, inspection and handling of violations of internal regulations on keeping secret, archiving and supplying customer information;

e) Taking responsibility according to the provisions of law, for cases of violating the provisions of this Decree and relevant laws.”

1.2. Circular No. 22/2018/TT-NHNN guiding on procedures and documents for approving the list of tentative personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign bank branches

  • Name of legal document: Circular No. 22/2018/TT-NHNN issued on 05/9/2018 by the State Bank of Vietnam guiding on procedures and documents for approving the list of tentative personnel of commercial banks, non-bank credit institutions and foreign bank branches (hereinafter referred to as the “Circular No. 22/2018/TT-NHNN”).

  • Effective date: 01/11/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, proving for necessary documents in the dossier of request for approving the list of tentative personnel of credit institutions.

Specifically, Article 6 of Circular No. 22/2018/TT-NHNN stipulates that dossier of request for approving the list of tentative personnel of credit institutions includes:

  1. “Documents of the credit institution shall be proposed to the State Bank for approval of the list of tentative personnel” (Clause 1 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN);

  2. “The written approval of tentative personnel list of credit institutions (for the Board of Directors, the Board of members and the Control Board must clearly state the term)” (Clause 2 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN);

  3. “The personal background of the personnel proposed to be elected or appointed according to the form in Appendix 01 attached to this Circular” (Clause 3 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN);

  4. “The judicial record of the personnel proposed to be elected or appointed” (Clause 4 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN);

  5. “The list of related persons of the personnel proposed to be elected or appointed according to the form in Appendix 02 attached to this Circular” (Clause 5 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN);

  6. “Copies of diplomas and certificates proving the professional qualifications of personnel proposed for election or appointment, of which the diploma of Vietnamese nationality personnel issued by a foreign educational establishment must be approved by the Ministry of Education and Training recognize in accordance with relevant laws” (Clause 6 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN);

  7. “Documents evidencing the satisfaction of criteria and conditions for personnel who intend to hold the post of member of the Board of Directors, the Board of members of the credit institution as stipulated in Point d[1] Clause 1 of Article 50 of the Law on credit institutions” (Clause 7 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN);

  8. “Documents evidencing the satisfaction of criteria and conditions for personnel expected to hold the post of General Director (Director) of the credit institution as stipulated in Point d[2] Clause 4 of Article 50 of the Law on credit institutions” (Clause 8 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN);

  9. “Documents proving the satisfaction of standards and conditions “having at least 03 years working directly in banking, finance, accounting or auditing fields” with regard to personnel expected to hold the post of member of the Control Board Control of credit institutions as stipulated in Point c[3] Clause 3 of Article 50 of the Law on credit institutions: Documents of the authorized representative of the unit where the personnel has been or is working confirming the direct working personnel in banking, finance, accounting or auditing fields and the working time in the field, or copies of documents proving the field of working, working time of personnel in the fields” (Clause 9 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN);

  10. “For personnel who are expected to be elected or appointed under the cases specified at Points e[4] and [5]f, Clause 2, Article 33 of the Law on credit institutions: Documents of competent agencies appointing personnel who are expected to act as management representatives contributed capital of the State at credit institutions” (Clause 10 of Article 6 of Circular No. 22/1018/TT-NHNN).

  • Secondly, issuing written forms of documents in the dossier of request for approving the list of tentative personnel of credit institutions.

Specifically, form of personal background, form of table of related person list, form of Notification of List of people elected, appointment to be members of Board of Directors, the Board of members, the Control Board, General Director (Director), etc. are stipulated in Appendixes 01, 02, 03, etc. respectively issued together with Circular No. 22/2018/TT-NHNN.

1.3. Circular No. 23/2018/TT-NHNN providing for the reorganization and revocation of licenses and liquidation of assets of people’s credit funds

  • Name of legal document: Circular No. 23/2018/TT-NHNN issued on 14/9/2018 by the State Bank of Vietnam providing for the reorganization and revocation of licenses and liquidation of assets of people’s credit funds (hereinafter referred to as the “Circular No. 23/2018/TT-NHNN”).

  • Effective date: 01/11/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, providing for the principles of reorganizing people’s credit funds.

Specifically, Article 6 of Circular No. 23/2018/TT-NHNN stipulates: “Principles of reorganizing people’s credit funds

  1. Complying with the provisions of this Circular and relevant law provisions.

  2. The reorganization of people’s credit funds shall be effected on the basis of the reorganization plans approved by the State Bank in accordance with the provisions of law.

  3. Ensuring the safe and continuous operation of people’s credit funds; ensuring the legitimate rights and interests of members of the people’s credit funds and customers in the course of reorganization.

  4. The transfer or sale of assets in the process of reorganizing the people’s credit funds must be public and transparent, comply with law provisions and the agreement of parties, ensure the property safety and does not affect the interests of people’s credit funds to reorganize, organizations and individuals involved in the reorganization.

  5. People’s credit funds after the reorganization inherit of the rights and obligations of the people’s credit funds reorganized in accordance with the provisions of law and agreements between the parties.

  6. The licenses of the divided people’s credit funds or the people’s credit funds participating in the consolidation shall cease to be effective when new people’s credit funds are inaugurated. The license of the merged people’s Credit Fund shall cease to be effective when the people’s credit fund for merger completes the procedures for changing the registration of the cooperative.”

  • Secondly, providing for cases of revocation of licenses of people’s credit funds.

Specifically, Article 16 of Circular No. 23/2018/TT-NHNN stipulates: “Cases of revocation of licenses

  1. People’s credit funds voluntarily apply for dissolution when they are able to repay all debts and fulfill other property obligations.

  2. A dossier of application for a people’s credit fund has fraudulent information so as to be eligible for a license.

  3. People’s credit funds operate in contravention of the contents prescribed in their permits.

  4. People’s credit funds seriously violate the law provisions on limits and prudential ratios in operation.

  5. People’s Credit Funds fail to implement or implement inadequately handling decisions of the State Bank’s branches to ensure safety in banking operations.

  6. People’s credit funds are divided, merged, consolidated or bankrupt.

  7. People’s Credit Funds are expired but did not apply for extension or apply for extension but have not been approved in writing by the State Bank’s branches.”

1.4. Circular No. 24/2018/TT-NHHN amending, supplementing and annulling a number of articles of circulars and documents which stipulate the regime of periodical reporting

  • Name of legal document: Circular No. 24/2018/TT-NHNN issued on 28/9/2018 by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the “Circular No. 24/2018/TT-NHNN”).

  • Effective date: 15/11/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, amending the regulation on reporting regime in the activities of purchasing and selling foreign currency cash of individuals with authorized credit institutions[6].

Specifically, point a Clause 3 Article 1 of Circular No. 24/2018/TT-NHNN stipulates: “”Article 10 of Circular No. 20/2011 / TT-NHNN is amended and supplemented as follows:

Article 10. Reporting regime

Authorized credit institutions to make reports on the situation of buying and selling foreign currencies in cash with individuals according to the regulations of the State Bank on the regime of statistical reporting applicable to credit institutions and foreign bank branches.””

  • Secondly, abolishing Appendix 3 – Appendix on the form attached to Circular No. 20/2011/TT-NHNN.

Specifically, point b Clause 3 Article 1 of Circular No. 24/2018/TT-NHNN stipulates: “Abolishing Appendix 3 attached to Circular No. 20/2011/TT-NHNN.”

  • Thirdly, annulling the annual report on the implementation of technical requirements on security and confidentiality of equipment in service of payment of bank cards in Circular No. 47/2014/TT-NHNN.

Specifically, Clause 4 Article 1 of Circular No. 24/2018/TT-NHNN stipulates: “Annulling the annual report on the implementation of technical requirements on security and confidentiality of equipment in service of payment of bank cards in Circular No. 47/2014/TT-NHNN issued on December 31st, 2014 of the Governor of the State Bank of Vietnam stipulating technical requirements on security and confidentiality of equipment for payment of bank cards (hereinafter called Circular No. 47/2014/TT-NHNN for short) as follows:

Annulling Clause 1, Article 20 of Circular No. 47/2014/TT-NHNN.”

  • Fourthly, annulling the annual report on security and safety for the provision of Internet banking services in Circular No. 35/2016/TT-NHNN.

Specifically, Clause 5 Article 1 of Circular No. 24/2018/TT-NHNN stipulates: “Annulling the annual report on security and safety for the provision of Internet banking services in Circular No. 35/2016/TT-NHNN dated December 29th, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam on the safety and security of the provision of Internet banking services (hereinafter referred to as Circular No. 35/2016/TT-NHNN) as follows:

Annulling Clause 3, Article 20 of Circular No. 35/2016/TT-NHNN.”

2. LEGAL DOCUMENTS ISSUED IN 09/2018 AND 10/2018

2.1. Consolidated Document No. 17/VBHN-NHNN consolidated the decrees on credit policy for agricultural and rural development issued by the State Bank of Vietnam

  • Name of legal document: Consolidated Document No. 17/VBHN-NHNN issued on 25/9/2018 by the State Bank of Vietnam consolidated the decrees on credit policy for agricultural and rural development issued by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the “Consolidated Document No. 17/VBHN-NHNN”).

  • Effective date: 25/9/2018.

The content should be noted: consolidating Decree No. 55/2015/NĐ-CP of June 9th, 2015 of Government on credit policies in service of agricultural and rural development and take effect from October 25th, 2018 and Decree No. 116/2018/NĐ-CP of September 7, 2018 of the Government amending and supplementing a number of articles of Decree No. 55/2015/NĐ-CP

2.2.  Circular No. 25/2018/TT-NHNN amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 10/2015/TT-NHNN of July 22nd, 2015 of Government guiding the implementation of a number of contents of the Decree No. 55/ND-CP of June 9th, 2015 of Government on credit policies in service of agricultural and rural development

  • Name of legal document: Circular No. 25/2018/TT-NHNN issued on 24/10/2018 by the State Bank of Vietnamamending and supplementing a number of articles of the Decree No. 10/2015/TT-NHNN of July 22nd, 2015 of Government guiding the implementation of a number of contents of the Decree No. 55/NĐ-CP of June 9th, 2015 of Government on credit policies in service of agricultural and rural development (hereinafter referred to as the “Circular No. 24/2018/TT-NHNN”).

  • Effective date: 10/12/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, amending the regulation on subjects of application of Circular No. 10/2015/TT-NHNN.

Specifically, Clause 2 Article 2 of Circular No. 25/2018/TT-NHNN stipulates: “Clause 2 of Article 2 is amended and supplemented as follows:

“2. Customers are entitled to borrow capital in accordance with Clause 2 and Clause 3 of Article 2 of Decree 55/2015/NĐ-CP (as amended and supplemented by Clause 1 Article 1 of Decree No. 116/2018/NĐ-CP). “”

  • Secondly, adding the provision on debt grace.

Specifically, Clause 4, Article 1 of Circular No. 24/2018/TT-NHNN stipulates: “Adding Article 4a as follows:

“Article 4a. Debt grace

For borrowers to plant, care for and re-plant perennial trees, the credit institution and the customer shall agree on the grace period for debt repayment in accordance with the construction period of the perennial crop. The grace period is the period from the time when the credit institution begins to disburse the loan until the customer commences repayment of principal and interest as agreed in the credit agreement.””

  • Thirdly, abolishing Form 01, 02, 03, 04, 05, 06 issued together with Circular No. 10/2015/TT-NHNN.

Specifically, Article 2 of Circular No. 25/2018/TT-NHNN stipulates: “Abolishing Point d of Clause 4 of Article 8 and Form 01, 02, 03, 04, 05, 06 issued together with Circular No. 10/2015/TT-NHNN.”

[1] “Has at least 03 years’ experience of working as a manager or executive of a credit institution, at least 05 year’s experience of working as an executive of a finance, banking, accounting or audit enterprise or an enterprise whose equity is not smaller than the legal capital of a credit institution, or at least 05 years’ experience of working in a finance, banking accounting or audit department.”

[2] “Has at least 03 years’ experience of working as a manager or executive of a credit institution, at least 05 year’s experience of working as an executive of a finance, banking, accounting or audit enterprise or an enterprise whose equity is not smaller than the legal capital of a credit institution, or at least 05 years’ experience of working in a finance, banking accounting or audit department.”

[3] “Holding a tertiary or higher degree in economics, business administration, law, accounting or audit: having at least 3 years working directly in banking, finance, accounting or audit”

[4] “Cadres and civil servants and managers of division or higher level of enterprises in which the State holds 50% or more of the charter capital, except those appointed to represent the State’s capital share in the credit institution”

[5] “Officers, non-commissioned officers, professional army men and defense workers of agencies and units under the Vietnam People’s Army: officers, professional non-commissioned officers of agencies and units under the Vietnam People’s Police, except those appointed to represent the State’s capital share in the credit institution”

[6] Credit institutions, foreign bank branches are allowed to engage in foreign exchange activities