Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 09/2018)

1. Các văn bản pháp luật có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2018

1.1. Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây viết tắt là “Thông tư số 37/2016/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/09/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định chung về Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (sau đây viết tắt là “Hệ thống TTLNH”), bao gồm những nội dung như: các cấu phần và chức năng của Hệ thống TTLNH; Chứng từ sử dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (sau đây viết tắt là “TTLNH”); Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH;…

Cụ thể:

  • Điều 3 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định: “Các cấu phần và chức năng của Hệ thống TTLNH

  1. Hệ thống TTLNH là hệ thống tổng thể gồm: Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng, phần mềm cài đặt tại các thành viên và đơn vị thành viên.

  2. Các cấu phần xử lý nghiệp vụ bao gồm: Cấu phần Thanh toán giá trị cao, Cấu phần Thanh toán ngoại tệ, Cấu phần Thanh toán giá trị thấp, Cấu phần xử lý tài khoản thanh toán.

  3. Cấu phần Thanh toán giá trị cao thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.

  4. Cấu phần Thanh toán ngoại tệ thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.

  5. Cấu phần Thanh toán giá trị thấp thực hiện thanh toán các Lệnh thanh toán giá trị thấp sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.

  6. Cấu phần xử lý tài khoản thanh toán thực hiện kiểm tra, hạch toán Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, xử lý kết quả bù trừ giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác.”

  • Điều 4 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định: ”Chứng từ sử dụng trong TTLNH

  1. Chứng từ sử dụng trong TTLNH là chứng từ bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ chứng từ kế toán.

  2. Cơ sở để lập Lệnh thanh toán là các chứng từ sử dụng trong TTLNH.

  3. Lệnh thanh toán phải được lập dưới dạng chứng từ điện tử theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.”

  • Điều 5 Thông tư số 37//2016/TT-NHNN quy định: “Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH

  1. Thanh toán Nợ giữa các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có hợp đồng ủy quyền trước.

  2. Thanh toán Nợ giữa các thành viên là đơn vị Ngân hàng Nhà nước với các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản thỏa thuận trước.

  3. Hợp đồng ủy quyền trước hoặc văn bản thỏa thuận về việc thanh toán

Nợ giữa các thành viên phải bao gồm tối thiểu các yếu tố sau:

– Hạn mức tối đa trong ngày được thanh toán Nợ giữa các thành viên;

– Hạn mức tối đa của một Lệnh thanh toán Nợ không cần xác nhận nợ;

– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận.”

  • Những nội dung khác liên quan đến những quy định chung về Hệ thống TTLNH được quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 6, Điều 7 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN.

  • Hai là, quy định về quản lý và vận hành Hệ thống TTLNH, bao gồm những nội dung: kiểm tra Hệ thống TTLNH; ghi nhật ký và lưu trữ dữ Liệu điện tử các giao dịch; cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH;…

Cụ thể:

  • Điều 8 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định: “Kiểm tra Hệ thống TTLNH

  1. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH hàng ngày kiểm tra tình trạng kỹ thuật của Hệ thống TTLNH về dữ liệu số dư, dữ liệu hạn mức nợ ròng, dữ liệu thanh toán.

  2. Cục Công nghệ tin học hàng ngày kiểm tra tình trạng kỹ thuật của Hệ thống TTLNH về hệ thống phần mềm, trang thiết bị và mạng truyền thông tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng.

  3. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH, thành viên, đơn vị thành viên phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi để nhận và xử lý các Lệnh thanh toán trong thời gian làm việc của Hệ thống TTLNH, bảo đảm Hệ thống TTLNH hoạt động thông suốt, an toàn.”

  • Điều 11 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định: “Ghi nhật ký và lưu trữ dữ Liệu điện tử các giao dịch

  1. Quá trình xử lý các giao dịch được Hệ thống TTLNH tự động ghi dưới dạng dữ liệu điện tử.

  2. Hàng ngày, dữ liệu điện tử phải được lưu trữ ra các thiết bị mang tin (băng từ, đĩa cứng). Dữ liệu điện tử phải lưu trữ bao gồm:a) Đối với mỗi thành viên, đơn vị thành viên, lưu trữ dữ liệu điện tử về các yêu cầu giao dịch và tin điện kết quả;b) Đối với Trung tâm Xử lý Quốc gia, lưu trữ dữ liệu điện tử về các tin điện giao dịch, giao dịch hạch toán, dữ liệu đối chiếu và kết quả xử lý.

  3. Việc quản lý tài liệu, dữ liệu điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Trường hợp cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm soát, giải quyết tranh chấp, các đơn vị có trách nhiệm phải xuất trình dữ liệu nhật ký điện tử cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo mật thông tin của khách hàng.”

  • Điều 12 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định: “Cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH

  1. Chữ ký điện tử được chia làm 4 loại:a) Chữ ký điện tử của người lập lệnh;b) Chữ ký điện tử của người kiểm soát lệnh;c) Chữ ký điện tử của người duyệt lệnh;d) Chữ ký điện tử của người duyệt truyền thông (viết tắt là Chữ ký điện tử truyền thông).

  2. Chữ ký điện tử được phân cấp quản lý và sử dụng như sau:a) Công cụ và phương tiện tạo chữ ký điện tử của người lập lệnh và người kiểm soát lệnh do thành viên, đơn vị thành viên tự cấp phát và quản lý theo quy trình xử lý tại từng đơn vị;b) Khóa bí mật tạo chữ ký điện tử của người duyệt lệnh và chữ ký điện tử truyền thông được Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước. Người được giao quản lý, sử dụng chữ ký điện tử, khóa bí mật phải bảo đảm bí mật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lộ chữ ký điện tử, khóa bí mật gây thiệt hại;c) Việc tổ chức phân quyền người lập lệnh, người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh tại các thành viên, đơn vị thành viên do người có thẩm quyền của đơn vị quy định, đảm bảo nguyên tắc người lập lệnh độc lập với người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh.”

  • Những nội dung khác liên quan đến vấn đề quản lý và vận hành Hệ thống TTLNH được quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 13, Điều 14, Điều 15 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN.

  • Ba là, quy định về lệnh thanh toán trong TTLNH, bao gồm các quy định sau đây: quy trình tạo lập Lệnh thanh toán; kiểm tra tính hợp lệ Lệnh thanh toán; hạch toán tại thành viên, đơn vị thành viên; hạch toán và xử lý các Lệnh thanh toán tại Sở Giao dịch.

Cụ thể:

  • Điều 16 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định như sau: “Quy trình tạo lập Lệnh thanh toán

  1. Đối với Lệnh thanh toán khởi tạo từ chứng từ giấy:a) Người lập lệnh thực hiện khởi tạo Lệnh thanh toán qua các bước sau:

– Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp chứng từ giao dịch thanh toán của khách hàng;

– Xác định, phân loại Lệnh thanh toán để xử lý;

– Đối chiếu, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng;

– Nhập các thông tin cơ bản sau: Đơn vị khởi tạo lệnh (tên, mã ngân hàng), số tiền, tên, địa chỉ, tài khoản (nếu có), số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người phát lệnh hoặc mã số doanh nghiệp (đối với Người phát lệnh là doanh nghiệp), đơn vị phục vụ người phát lệnh, đơn vị nhận lệnh (tên, mã ngân hàng), tên, địa chỉ, tài khoản (nếu có), số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người nhận lệnh, đơn vị phục vụ người nhận lệnh, nội dung chuyển tiền và các nội dung khác liên quan đến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch nộp ngân sách Nhà nước, giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ và các loại giao dịch khác (nếu có) theo Mẫu số TTLNH-04;

– Kiểm soát lại các dữ liệu đã nhập và ký chữ ký điện tử vào Lệnh thanh toán;

– Ký trên chứng từ, chuyển chứng từ và dữ liệu đã nhập cho người kiểm soát lệnh;

b) Người kiểm soát lệnh:

– Căn cứ nội dung trên các chứng từ liên quan, kiểm soát lại các yếu tố: đơn vị nhận lệnh, đơn vị phục vụ người phát lệnh, đơn vị phục vụ người nhận lệnh, số tiền để kiểm tra dữ liệu do người lập lệnh đã nhập, nội dung thanh toán;

– Nếu phát hiện có sai sót thì chuyển trả người lập lệnh;

– Nếu dữ liệu đúng thì ký chữ ký điện tử vào Lệnh thanh toán, ký trên chứng từ và chuyển cho người duyệt lệnh;

c) Người duyệt lệnh:

– Kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ gốc và số liệu trên màn hình;

– Nếu phát hiện sai sót thì chuyển trả người lập lệnh hoặc người kiểm soát lệnh;

– Nếu dữ liệu đúng thì ký trên chứng từ, ký chữ ký điện tử của mình vào Lệnh thanh toán để chuyển đi.’

2. Đối với Lệnh thanh toán tạo từ chứng từ điện tử:

Trường hợp Lệnh thanh toán được tạo từ chứng từ điện tử từ các hệ thống nội bộ của thành viên, đơn vị thành viên thì phải tuân thủ quy định về cấu trúc, định dạng dữ liệu do Ngân hàng Nhà nước quy định và đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Nếu chứng từ điện tử hợp lệ nhưng chưa đầy đủ thông tin theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này: người lập lệnh bổ sung các nội dung còn thiếu theo quy định lập Lệnh thanh toán; người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh kiểm tra lại các yếu tố tương tự như đối với trường hợp chứng từ giấy để bảo đảm tính chính xác và ký chữ ký điện tử của mình vào Lệnh thanh toán để chuyển đi;

b) Nếu chứng từ điện tử hợp lệ, đầy đủ thông tin theo quy định lập Lệnh thanh toán và bao gồm chữ ký điện tử an toàn nội bộ của thành viên, các đơn vị lựa chọn phương án ký chữ ký điện tử trên Lệnh thanh toán theo phương pháp thủ công hoặc lựa chọn ký chữ ký điện tử theo phương pháp tự động đối với từng Lệnh thanh toán;

c) Nếu các chứng từ điện tử đầu vào hợp lệ, có đầy đủ thông tin theo quy định lập Lệnh thanh toán và đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn và tính chính xác của dữ liệu, người có thẩm quyền của các đơn vị quyết định về việc cho phép chỉ cần người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử trên Lệnh thanh toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định này hoặc thực hiện theo Điểm a Khoản 2 Điều này.

3. Sau khi Lệnh thanh toán đã được gửi đi và nhận được kết quả trạng thái thành công, Lệnh thanh toán đó có thể in ra chứng từ giấy nếu có yêu cầu.

4. Lệnh thanh toán bằng loại đồng tiền nào sẽ được Hệ thống TTLNH xử lý, hạch toán trên tài khoản thanh toán của loại đồng tiền tương ứng đó của thành viên mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là Sở Giao dịch).”

  • Những nội dung khác liên quan đến lệnh thanh toán trong TTLNH được quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN.

  • Bốn là, quy định về những vấn đề khác, như: xử lý quyết toán bù trừ giữa các thành viên và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác (Chương IV Thông tư số 37/2016/TT-NHNN), xử lý thiếu vốn trong ttlnh (Chương V Thông tư số 37/2016/TT-NHNN), xử lý sai sót trong ttlnh (Chương VI Thông tư số 37/2016/TT-NHNN), báo cáo và xử lý báo cáo (Chương VII Thông tư số 37/2016/TT-NHNN),…

  • Năm là, ban hành mẫu công văn về việc đăng ký tham gia Hệ thống TTLNH (Mẫu số TTLNH-01), công văn rút khỏi Hệ thống TTLNH (Mẫu số TTLNH-02), công văn về việc đăng ký đơn vị thành viên và thành viên gián tiếp tham gia Hệ thống TTLNH (Mẫu số TTLNH-03) và các biểu mẫu dành cho các văn bản khác liên quan đến việc vận hành, quản lý và sử dụng Hệ thống TTLNH.

1.2. Quyết định số 31/2018/QĐ-TTg bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng; tài chính; ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 31/2018/QĐ-TTg ban hành ngày 03/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng; tài chính; ngân hàng (sau đây viết tắt là “Quyết định số 31/2018/QĐ-TTg”).

  • Ngày có hiệu lực: 20/9/2018.

Nội dung có thể lưu ý: bãi bỏ Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ban hành ngày 21/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Quyết định số 31/2018/QĐ-TTg quy định như sau: “Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng; tài chính; ngân hàng, bao gồm:

  1. Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;”

2. Các văn bản pháp luật được ban hành trong tháng 07/2018 và tháng 08/2018

2.1. Thông tư số 16/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/7/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

(Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/7/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau đây viết tắt là “Thông tư số 16/2018/TT-NHNN”.

Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau đây viết tắt là “Thông tư số 36/2014/TT-NHNN”.)

  • Ngày có hiệu lực: 31/7/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, bổ sung quy định về giải thích từ ngữ được quy định tại Điều 3 Thông tư số 36/2014/ TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN quy định: “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN

  1. Bổ sung khoản 25 vào Điều 3như sau:

“25. Tỷ giá để tính toán các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Thông tư này (sau đây gọi là tỷ giá) được quy định như sau:

a) Tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ sang đồng Việt Nam:

(i) Vào ngày làm việc không phải ngày làm việc cuối tháng, cuối quý, cuối năm: áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá hạch toán tại Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng;

(ii) Vào ngày làm việc là ngày làm việc cuối tháng, cuối quý, cuối năm: áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá quy đổi Bảng cân đối tài khoản kế toán tháng, quý, năm bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng đồng tiền hạch toán là đồng Việt Nam hoặc tỷ giá chuyển đổi báo cáo tài chính bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng đồng tiền hạch toán là ngoại tệ tại Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng;

b) Tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ khác sang đô la Mỹ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung công thức xác định tỷ lệ dự trữ thanh khoản được quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 15 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN quy định: “2. Điểm b và điểm c khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (%)

=

Tài sản có tính thanh khoản cao

x

100

Tổng Nợ phải trả

Trong đó:

– Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

– Tổng Nợ phải trả là khoản mục Tổng Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán, trừ đi:

+ Khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức khoản chiết khấu giấy tờ có giá, khoản vay được cầm cố bằng giấy tờ có giá (trừ đi khoản tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành); khoản vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; khoản bán có kỳ hạn giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước.

+ Khoản cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới các hình thức bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu và khoản vay được cầm cố: (i) các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; (ii) các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác.

c) Tài sản có tính thanh khoản cao và tổng Nợ phải trả được tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại điểm a khoản 25 Điều 3 Thông tư này.””

  • Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán và duy trì tỷ lệ khả năng chi trả.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN quy định: “3. Điểm a khoản 3 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán và duy trì duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam[1] và tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với ngoại tệ (bao gồm đô la Mỹ và các ngoại tệ khác được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá quy định tại điểm b khoản 25 Điều 3 Thông tư này);”

  • Bốn là, sửa đổi, bổ sung một số quy định khác như: tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn được quy định tại Điều 17 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (khoản 4 Điều 1 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN); nội dung liên quan đến công thức xác định tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi được quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (khoản 5 Điều 1 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN).

  • Năm là, bãi bỏ một số quy định về sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến công thức xác định tỷ lệ dự trữ thanh khoản; đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán và duy trì tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; nội dung liên quan đến công thức xác định tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi được quy định lần lượt tại khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 22 Điều 1 Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN quy định: “2. Bãi bỏ khoản 15, khoản 16, khoản 17 và khoản 22 Điều 1 Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN.”

2.2. Chỉ thị số 04/CT-NHNN tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2018

  • Tên văn bản pháp luật: Chỉ thị số 04/CT-NHNN ban hành ngày 02/8/2018 của Ngân hành Nhà nước Việt Nam tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2018 (sau đây viết tắt là “Chỉ thị số 04/CT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 02/8/2018.

Nội dung có thể lưu ý: đề ra các giải pháp, nhiệm vụ mà các tổ chức tín dụng cần thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2018.

Cụ thể, điểm c khoản 2 Mục I Chỉ thị số 04/CT-NHNN có nội dung như sau: “c) Các tổ chức tín dụng:

– Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 đã được thông báo, đảm bảo tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; chủ động phân tích đánh giá tình hình để kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn hoạt động cho vay, xử lý nợ xấu cũ, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh. Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, lĩnh vực chứng khoán, tín dụng đối với nhóm khách hàng/ nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông,… Kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản; Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng, các quy định pháp luật về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân. Kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay.

– Tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt, đảm bảo theo đúng lộ trình đề ra. Tổ chức triển khai áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được phê duyệt; rà soát việc phân loại nợ, đảm bảo phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.

– Triển khai nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, ngân hàng, trong đó tập trung đảm bảo an toàn trong giao dịch tiền gửi, hoạt động thanh toán, hoạt động tín dụng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật, ý thức tuân thủ pháp luật trong hệ thống nhằm đảm bảo cán bộ, nhân viên thực hiện đúng quy định, quy trình nội bộ, quy định của pháp luật, giảm thiểu rủi ro đạo đức và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động ngân hàng.

– Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc NHNN xử lý kịp thời và triển khai tốt công tác truyền thông về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo ổn định hệ thống và nâng cao niềm tin công chúng với hệ thống ngân hàng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn để khách hàng nắm rõ quy trình, thủ tục giao dịch, các loại rủi ro, thủ đoạn gian lận trong thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.”

2.3. Quyết định số 986/2018/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 986/2018/QĐ-TTg ban hành ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Quyết định số 986/2018/QĐ-TTg).

  • Ngày có hiệu lực: 08/8/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, đặt ra các mục tiêu cụ thể nhằm phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, điểm b khoản 2 Mục I Điều 1 Quyết định số 986/2018/QĐ-TTg quy định: “b) Mục tiêu cụ thể

– Tăng dần tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Nhà nước về mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

Giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5% vào năm 2020 và mức 5% vào năm 2030; tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

– Tăng cường năng lực thể chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước; mở rộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ – con, trong đó công ty mẹ là tổ chức tín dụng; đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel.

– Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%.

– Tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các tổ chức tín dụng cung ứng. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

– Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và thực trạng của hệ thống qua từng giai đoạn:

Giai đoạn 2018 – 2020:

+ Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém để có số lượng các tổ chức tín dụng phù hợp, hoạt động lành mạnh;

+ Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.

+ Phấn đấu đến cuối năm 2020:

Các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12 – 15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên; có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á;

Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 12 – 13%; hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam; nâng mức vốn pháp định đối với quỹ tín dụng nhân dân;

Đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

Giai đoạn 2021 – 2025:

+ Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các tổ chức tín dụng;

+ Phấn đấu đến cuối năm 2025:

Có ít nhất từ 2 – 3 ngân hàng thương mại nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á và 3 – 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài;

Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn;

Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16 – 17%;

Nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.

– Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, phát thải các bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon. Lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng.

– Từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế về tiền tệ ngân hàng, phục vụ cho phát triển ngành Ngân hàng, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.”

  • Hai là, đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triền ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có giải pháp pháp lý.

Cụ thể, khoản 1 Mục II Điều 1 Quyết định số 986/2018/QĐ-TTg quy định: “1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập

– Rà soát, hoàn thiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định liên quan về nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm Ngân hàng Nhà nước vừa tăng cường được tính độc lập, chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ, vừa đảm bảo vai trò là một cơ quan Chính phủ; củng cố, nâng cao năng lực ngành Ngân hàng, bảo đảm sau năm 2020 thị trường ngân hàng cơ bản hoạt động theo nguyên tắc thị trường;

– Rà soát, đánh giá tác động và hiệu quả, từ đó sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định liên quan đến ổn định tiền tệ theo hướng: bảo đảm thực hiện chính sách tiền tệ theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, phối hợp có hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa và các chính sách khác. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ;

– Xây dựng hệ thống các chỉ số chuẩn để đánh giá tính ổn định, an toàn của thị trường tiền tệ;

– Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh ngoại hối 2005 và pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013; trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn, giao dịch vãng lai và các quan hệ kinh tế khác liên quan đến ngoại hối;

– Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xác định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thanh tra, giám sát các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ – con, trong đó công ty mẹ là tổ chức tín dụng; đầu mối, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Chính phủ xây dựng khuôn khổ pháp lý về tập đoàn tài chính;

– Xác định vai trò đầu mối của Ngân hàng Nhà nước trong việc thúc đẩy ổn định tài chính; Luật hóa chức năng ổn định tài chính của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời từng bước hoàn thiện khuôn pháp lý cho hoạt động giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính;

– Nghiên cứu mô hình giám sát hợp nhất hệ thống tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

– Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, cấp phép, thanh tra, giám sát và xử lý sau thanh tra, giám sát theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; tăng cường trách nhiệm, tăng tính công khai, minh bạch trong quản trị và hoạt động của các tổ chức tín dụng, phù hợp với yêu cầu của cơ cấu lại các tổ chức tín dụng trong từng giai đoạn;

– Ban hành lộ trình hướng dẫn và triển khai Basel II; xây dựng tiêu chí, phân loại, xếp hạng các tổ chức tín dụng trong đó xác định rõ tổ chức tín dụng lành mạnh, tổ chức tín dụng yếu kém, tổ chức tín dụng có tầm quan trọng hệ thống; và rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát thích hợp đối với mỗi loại;

– Xây dựng cơ chế hỗ trợ các tổ chức tín dụng được chỉ định tiếp nhận, quản lý tổ chức tín dụng yếu kém và các tổ chức tín dụng tham gia tái cơ cấu; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, cơ chế xử lý khủng hoảng hệ thống và xử lý các tổ chức tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, bảo đảm quyền can thiệp của Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ sự an toàn hệ thống và an toàn tiền gửi của người dân; sửa đổi, bổ sung các quy định về tăng cường xử lý sở hữu chéo, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về sáp nhập, hợp nhất, phá sản tổ chức tín dụng;

– Nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với từng loại hình tổ chức tín dụng phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết nhằm tăng cường huy động nguồn lực về vốn, công nghệ, quản trị của nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém;

– Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền;

– Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật các hệ thống thanh toán, nhằm tăng cường quản lý, giám sát hệ thống thanh toán trong nền kinh tế đảm bảo an toàn, phù hợp với thực tế Việt Nam dựa trên chuẩn mực, thông lệ quốc tế và nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh toán của Ngân hàng Nhà nước;

– Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng cung ứng đầy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng và các sản phẩm dịch vụ hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế;

– Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử.”

  • Ba là, ban hành kèm theo Quyết định số 986/2018/QĐ-TTg là danh mục các chương trình, đề án, dự án, chiến lược bộ phận không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Phụ lục Danh mục các chương trình, đề án, dự án, chiến lược bộ phận không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thống đốc (Kèm theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)).

2.4. Thông tư số 17/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về việc cấp giấy phép, mạng lưới hoạt động và hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2018/TT-NHHH ban hành ngày 14/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về việc cấp giấy phép, mạng lưới hoạt động và hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2018/TT-NHNN”).

  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định liên quan đến điều kiện đối với cổ đông sáng lập trong cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được quy định tại điểm a, b, d, đ, e, g (ii) khoản 2 Điều 9 và khoản 3 Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ban hành ngày 15 /12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 17/2018/TT-NHNN quy định: “Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

  1. Điểm đ khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“đ) Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập;”.

  1. Điểm e khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“e) Ngoài các điều kiện quy định tại điểm c, đ khoản này, cổ đông sáng lập là cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Mang quốc tịch Việt Nam;

(ii) Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

(iii) Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân để góp vốn;

(iv) Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoặc có bằng đại học, trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật;”.

  1. Điểm g (ii) khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“(ii) Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;”.

  1. Bãi bỏ các điểm a, b, d khoản 2 Điều 9; bãi bỏ cụm từ “a, b,” tại điểm g khoản 2 Điều 9, khoản 3 Điều 10.”

  • Hai là, bãi bỏ điều kiện “đầy đủ hồ sơ hợp lệ” trong việc thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ban hành ngày 09/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

Cụ thể, Điều 2 Thông tư số 17/2018/TT-NHNN quy định: “Điều 2. Bãi bỏ một số điều của Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại

Bãi bỏ điểm i khoản 1 Điều 6[2].”

  • Ba là, bãi bỏ quy định “Đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện có thời hạn” trong các điều kiện để ngân hàng thương mại được xem xét, cho phép gia hạn thực hiện hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước hoặc quốc tế được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNNban hành ngày 14/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 17/2018/TT-NHNN quy định: “Bãi bỏ một số điều của Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Bãi bỏ điểm a khoản 2 Điều 10 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư số 28/2016/TT-NHNN ngày 5 tháng 10 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).”

  • Bốn là, sửa đổi, bổ sung, bãi bõ một số nội dung khác như:

Cụ thể:

  • Điều kiện cấp Giấy phép đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần được quy định tại khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNNban hành ngày 25/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Điều 4 Thông tư số 17/2018/TT-NHNN);

  • Điều kiện về trụ sở chính, cơ sở vật chất trong các điều kiện cấp Giấy phép ngân hàng hợp tác xã; tiêu chuẩn về thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng đối trong các tiêu chuẩn của tiêu chuẩn đối với Tổng giám đốc ngân hàng hợp tác xã được quy định tại khoản 6 Điều 8, khoản 1 Điều 25 Thông tư số 31/2012/TT-NHNNban hành ngày 26/11/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về ngân hàng hợp tác xã (Điều 5 Thông tư số 17/2018/TT-NHNN);

Điều kiện cá nhân trở thành thành viên quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ban hành ngày 31/3/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân (Điều 6 Thông tư số 17/2018/TT-NHNN).

[1] Cụm từ “duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam” được quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN là “duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam (bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại điểm a khoản 25 Điều 3 Thông tư này)” và được đính chính thành cụm từ “duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam” theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 1564/QĐ-NHNN ban hành và có hiệu lực ngày 03/8/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đính chính Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ngày 31/7/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

[2] Điều 6. Điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại

Để được thành lập chi nhánh ở trong nước, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Đối với ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị):…

i) Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư này.

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 08/2019)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ THÁNG 07/2018 VÀ THÁNG 08/2018

1.1. Thông tư số 27/2017/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 27/2017/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-NHNNban hành ngày 28/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung cách giải thích của một số từ ngữ được quy định tại Điều 3 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN quy định: “Điều 3 (Thông tư số 03/2013/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Khoản 4 Điều 3[1] được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Khách hàng vay là pháp nhân, cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

1. Điểm a Khoản 8 Điều 3[2]được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a. Công ty có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty thông tin tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán;”

1. Bổ sung Khoản 12 vào Điều 3 như sau:

“12. Tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài về thông tin tín dụng.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc hoạt động thông tin tín dụng được quy định tại Điều 5 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN quy định: “Khoản 1 Điều 5[3] (Thông tư số 03/2013/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật cá nhân và các quy định pháp luật khác có liên quan khi cung cấp, khai thác thông tin tín dụng.””

  • Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về các nhóm chỉ tiêu mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp cho CIC[4].

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN quy định: “ Khoản 1 Điều 7[5] (Thông tư số 03/2013/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này và được phân thành các nhóm chỉ tiêu sau:

a) Thông tin nhận dạng;

b) Thông tin hợp đồng tín dụng;

c) Thông tin quan hệ tín dụng;

d) Thông tin tình trạng tài khoản thẻ tín dụng;

e) Thông tin bảo đảm tiền vay;

g) Thông tin tài chính năm của khách hàng vay là doanh nghiệp, bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của Bộ Tài chính;

h) Thông tin đầu tư trái phiếu vào khách hàng vay là doanh nghiệp.””

  • Bốn là, bổ sung quy định về đối tượng khai thác thông tin tín dụng (khoản 4 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN); sửa đổi, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng (khoản 5 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN); sửa đối, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN); sửa đổi, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng (khoản 7 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN); sửa đổi, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay (khoản 8 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN).

  • Năm là, thay thế Phụ lục Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-NHNN bằng Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2017/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN quy định: “Thay thế Phụ lục Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-NHNN bằng Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”

  • Sáu là, thay đổi cụm từ “Trung tâm Thông tin tín dụng”, “Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng”, “Vụ Dự báo thống kê tiền tệ” và “Vụ Tín dụng”.

Cụ thể, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Thông tư số 27/2017/TT-NHNN quy định:

“2. Thay đổi cụm từ “Trung tâm Thông tin tín dụng” thành “Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”; “Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng” thành “Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam” tại Điều 1, Điều 12, Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN.

3. Thay đổi cụm từ “Vụ Dự báo thống kê tiền tệ” thành “Vụ Dự báo, thống kê”; “Vụ Tín dụng” thành “Vụ Tín dụng các ngành kinh tế” tại điểm b, d Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN.”

1.2. Nghị định số 42/2018/NĐ-CP về bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 42/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/03/2018 của Chính phủ bãi bỏ một số Nghị định Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng.

  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2018.

Nội dung có thể lưu ý: Nghị định số 42/NĐ-CP bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng.

Cụ thể, Điều 1 Nghị định số 42/NĐ-CP quy định: “Bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm:

  1. Nghị định số 14/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ ban hành bản Quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.

  2. Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.

  3. Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.

  4. Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

  5. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

  6. Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng.”

1.3. Quyết định số 1417/QĐ-NHNN phê duyệt phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1417/QĐ-NHNN ban hành ngày 09/07/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  • Ngày có hiệu lực: 09/07/2018.

Nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, 257 điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được cắt giảm, đơn giản hóa. Trong đó, Quyết định số 1417/QĐ-NHNN cắt giảm, đơn giản hóa 84 điều kiện đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại; 52 điều kiện đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; 59 điều kiện đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; 8 điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; 13 điều kiện cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; 19 điều kiện hoạt động ngoại hối của tổ chức không phải là tổ chức tín dụng; 12 điều kiện kinh doanh vàng; 6 điều kiện hoạt động in, đúc tiền; 4 điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ[6].

  • Hai là, quy định điều kiện đối với thành viên sáng lập, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Cụ thể, Mục I.3 của Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 1417/QĐ-NHNN ngày 09/7/2018) quy định: Điều kiện đối với thành viên sáng lập, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài (35 41)

  1. Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

  2. Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;

  3. Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

  4. Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

  5. Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

  6. Không phải là chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam khác;

  7. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các thành viên sáng lập phải cùng nhau sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.”

1.4. Thông tư số 08/2018/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2018/TT-BTP ban hành ngày 20/6/2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

  • Ngày có hiệu lực: 04/08/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản (sau đây gọi là Trung tâm Đăng ký); hợp đồng được đăng ký theo yêu cầu.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 08/2018/TT-BTP quy định: “Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

1. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu tại Trung tâm Đăng ký bao gồm các trường hợp sau đây:

a) Thế chấp động sản, trừ tàu bay, tàu biển bao gồm cả thế chấp động sản hình thành trong tương lai;

b) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản, trừ tàu bay, tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu;

c) Thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đã đăng ký nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;

d) Văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký.

2. Các hợp đồng (trừ hợp đồng thuê mua tàu bay dân dụng theo quy định của pháp luật về hàng không, hợp đồng cho thuê tài chính đối với tàu bay theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính, hợp đồng thuê mua tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng hải, hợp đồng cho thuê tài chính đối với tàu biển mà không thuộc trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 39 Thông tư số 30/2015/TT-NHNNngày 25/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở) được đăng ký theo yêu cầu bao gồm:

a) Hợp đồng thuê tài sản có thời hạn từ một năm trở lên hoặc hợp đồng có thời hạn thuê tài sản dưới một năm, nhưng các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận về việc gia hạn và tổng thời hạn thuê (bao gồm cả thời hạn gia hạn) từ một năm trở lên;

b) Hợp đồng cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính;

c) Hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, bao gồm quyền đòi nợ hiện có hoặc quyền đòi nợ hình thành trong tương lai;

d) Thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký hợp đồng đã đăng ký nêu tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này”.

  • Hai là, quy định các tài sản bảo đảm được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký theo yêu cầu.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 08/2018/TT-BTP quy định: “Tài sản thuộc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

Các tài sản bảo đảm được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký theo yêu cầu, gồm:

1. Ô tô, xe máy, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác; các phương tiện giao thông đường sắt.

2. Tàu cá; các phương tiện giao thông đường thủy nội địa.

3. Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các hàng hóa khác, kim khí quý, đá quý.

4. Tiền Việt Nam, ngoại tệ.

5. Phần vốn góp trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

6. Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, séc và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch; các khoản phải thu hợp pháp của cá nhân, pháp nhân.

7. Các quyền tài sản theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự, trừ quyền sử dụng đất, gồm:

a) Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; quyền đòi nợ; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên; quyền được bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng;

b) Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng thuê đóng tàu biển; quyền bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu bay, tàu biển; quyền thụ hưởng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đối với tàu bay, tàu biển;

c) Các quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng góp vốn xây dựng nhà ở, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh nhà ở, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua nhà ở (bao gồm cả nhà ở xã hội) giữa tổ chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; các quyền tài sản là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ hợp đồng mua bán, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê mua công trình xây dựng giữa tổ chức với cá nhân hoặc giữa tổ chức, cá nhân với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;

d) Quyền tài sản khác theo quy định của pháp luật.

8. Lợi tức, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm hoặc các lợi ích khác thu được từ tài sản bảo đảm nêu tại Điều này; lợi tức thu được từ việc khai thác tàu bay, tàu biển; lợi tức thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; các khoản phải thu, các khoản phí mà chủ đầu tư thu được trong quá trình đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng công trình.

9. Các động sản khác theo quy định tại khoản 2 Điều 107[7] của Bộ luật dân sự.

10. Nhà ở, công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời không được chứng nhận quyền sở hữu quy định tại khoản 2 Điều 35[8] Nghị định số 43/2014/NĐ-CPngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai như: tài sản được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính; hoặc các tài sản gắn liền với đất khác mà pháp luật chưa có quy định về chứng nhận quyền sở hữu như: nhà thép tiền chế, khung nhà xưởng, nhà lưới, nhà màng; giếng nước; giếng khoan; bể nước; sân; tường rào; cột điện; trạm điện; trạm bơm, hệ thống phát, tải điện; hệ thống hoặc đường ống cấp thoát nước sinh hoạt; đường nội bộ và các công trình phụ trợ khác”.

  • Ba là, quy định các vấn đề khác liên quan đến đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký: mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm, việc kê khai tài sản, các biểu mẫu đăng ký…

[1]“ Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

… 4. Khách hàng vay là tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác theo quy định của pháp luật, có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

[2] “Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

…8. Tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tự nguyện) bao gồm:

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty thông tin tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán;”

[3]“ Điều 5. Nguyên tắc hoạt động thông tin tín dụng

1. Tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.”

[4] Trung tâm Thông tin tín dụng (Credit Information Centre, viết tắt là CIC)

[5] “Điều 7. Cung cấp thông tin tín dụng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và được phân thành các nhóm chỉ tiêu sau:

a) Thông tin nhận dạng khách hàng vay là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể; thông tin nhận dạng khách hàng vay là doanh nghiệp, tổ chức khác; thông tin nhận dạng chủ thẻ tín dụng;

b) Thông tin hợp đồng tín dụng;

c) Thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng vay;

d) Thông tin tình trạng tài khoản thẻ tín dụng;

e) Thông tin bảo đảm tiền vay;

g) Thông tin tài chính của khách hàng vay là doanh nghiệp;

h) Thông tin đầu tư trái phiếu vào khách hàng vay là doanh nghiệp.”

[6] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “NHNN đã phê duyệt phương án đơn giản hóa 257 điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN”,

[https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?centerWidth=80%25&dDocName=SBV344983&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-state=dqomvf35t_4&_afrLoop=1121173221870000#%40%3F_afrLoop%3D1121173221870000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV344983%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dnumdg08nx_4] (12/07/2018)

[7] khoản 2 Điều 107 Bộ luật dân sự quy định: “2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.

[8] khoản 2 Điều 35 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định: “Tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

…2. Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;”

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 07/2018)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/07/2018

1.1. Circular No. 04/2018/TT-NHNN amending and supplementing certain articles of the Circular No. 08/2017/TT-NHNN dated 01/08/2017 of the Governor of the State Bank of Vietnam on banking supervisory processes and procedures

  • Name of legal document: Circular No. 04/2018/TT-NHNN issued on 12/03/2018 by the Governor of the State Bank of Vietnam amending and supplementing certain articles of the Circular No. 08/2017/TT-NHNN dated 01/08/2017 of the Governor of the State Bank of Vietnam on banking supervisory processes and procedures.

  • Effective date: 01/07/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, adding the “Early intervention action” measure to remedial measures for banking supervision.

Specifically, Clause 1, Article 1 of Circular No. 04/2018/TT-NHNN amended and supplemented Article 17 of Circular No. 08/2017/TT-NHNN as follows: “Remedial measures for banking supervision include:

  1. Recommendations and warnings.

  2. Administrative penalties prescribed by laws.

  3. Early intervention action.

  4. Other banking supervisory actions that are suggested to competent authorities in accordance with laws.”

  • Secondly, stipulating the cases of “Early intervention action”.

Specifically, Clause 2, Article 1 of Circular No. 04/2018/TT-NHNN added Article 18a to Article 18 of Circular 08/2017/TT-NHNN as follows: “…on imposition of early intervention action on entities subject to banking supervision that fall into one of the situations referred to in Clause 1 Article 130a of the (amended and supplemented) Law on Credit Institutions…” (Clause 1, Article 130a of the Law on Credit Institutions: 1. In any of the following cases, the State bank will consider making early intervention in a credit institution that has not been placed under special control according to Article 145 of this Law:

a) The credit institution fails to maintain the solvency ratio specified in Point a Clause 1 Article 130 of this Law for 03 consecutive months;

b) The credit institution fails to maintain the capital adequacy ratio specified in Point b Clause 1 Article 130 of this Law for 06 consecutive months;

c) The credit institution is ranked below average according to the State bank.”)

1.2. Circular No. 14/2018/TT-NHNN guiding the implementation of measures for maganing monetary policy instruments to support credit institutions lending for agriculture and rural development

  • Name of legal document: Circular No. 14/2018/TT-NHNN issued on 29/05/2018 by the Governor of the State Bank of Vietnam guiding the implementation of measures for maganing monetary policy instruments to support credit institutions lending for agriculture and rural development.

  • Effective date: 13/07/2018.

The content should be noted: To stipulate cases in which credit institutions shall apply the reserve requirements ratio for supporting deposits in Vietnam Dong lower than normal reserve requirements prescribed by the State Bank of Vietnam.

Specifically, Point a, Clause 2, Article 3 of Circular No. 14/2018/TT-NHNN stipulates: “The reserve requirements applied to the deposit in Vietnam Dong shall be lower than normal reserve requirements prescribed by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) which vary according on each type of credit institutions and over time meeting the following criteria:

i) For the credit institution whose ratio of loan outstanding for agricultural, rural development over the average total loan outstanding (hereinafter referred to as the average credit ratio for agriculture and rural development) is 70% and higher: The reserve requirement is requested by such credit institution but not lower than 1/20 (one twentieth) of the reserve requirements applied to each deposit at such credit institution prescribed by the State Bank;

ii) For the credit institution whose the average credit ratio for agriculture and rural development is from 40% to less than 70%: The reserve requirement is requested by such credit institution but not lower than 1/5 (one fifth) of the reserve requirement applied to each deposit at such credit institution prescribed by the State Bank;”.

2. Legal documents issued in June 2018

Circular No. 15/2018/TT-NHNN amendments to the Circular No. 22/2016/TT-NHNN dated 30/06/2016 by the Governor of the State Bank of Vietnam on purchase of corporate bonds by credit institutions and branches of foreign banks

  • Name of legal document: Circular No. 15/2018/TT-NHNN issued on 18/06/2018 by the Governor of the State Bank of Vietnam amendments to the Circular No. 22/2016/TT-NHNN dated 30/06/2016 by the Governor of the State Bank of Vietnam on purchase of corporate bonds by credit institutions and branches of foreign banks.

  • Effective date: 02/08/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, (i) amending and supplementing the internal control over the corporate bond purchase of internal regulations on corporate bond purchase and (ii) adding content related to the regulation of potential risk areas and credit policies, investment in the contents of internal regulations on corporate bond purchase.

Specifically, Clause 1, Article 1 of Circular No. 15/2018/TT-NHNN amended and supplemented Clause 2, Article 3 of Circular No. 22/2016/TT-NHNN as follows: “Amendments to Point d and addition of Point đ to Clause 2 Article 3:

d) Regulations on internal control of purchase of corporate bonds, especially bonds issued for implementation of programs/ projects in sectors posing potential risks according to the evaluation by credit institutions/ branches of foreign banks so as to discover risks or violations and ensure the recovery of corporate bond principals and interests (Point d, Clause 2, Article 3 of Circular No. 22/2016/TT-NHNN stipulates: “…2. The eligible credit institution must have a system of internal credit rating, including the credit rating of corporate bond issuers and issue an internal regulations on purchase of corporate bonds in accordance with this Circular and relevant law provisions, at least including:

…d) Internal control of purchase of corporate bonds.”)

đ) Specific regulations on sectors posing potential risks and credit/ investment policies in these sectors.”

  • Secondly, stipulating additionally the principle of buying corporate bonds of credit institutions and branches of foreign banks.

Specifically, Clause 2, Article 1 of Circular No. 15/2018/TT-NHNN stipulates: “Addition of Clause 6 to Article 3 (Circular No. 22/2016/TT-NHNN):

  1. Credit institutions and branches of foreign banks are not allowed to purchase corporate bonds issued for the purpose of restructuring debts of the issuer.”

  • Thirdly, abolishing regulations on corporate bonds purchased.

Specifically, Article 2 of Circular 15/2018/TT-NHNN stipulates: “Article 4 of Circular No. 22/2016/TT-NHNN is abrogated” (Article 4 of Circular No. 22/2016 /TT-NHNN stipulates: “Types of corporate bonds permitted to be bought:

1. Bonds that are issued in accordance with provisions of laws on the issuance of corporate bonds.

2. Bonds that are issued in accordance with provisions of laws on public securities offering, except for the case prescribed in Clause 3 Article 6 of this Circular”).

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 07/2018)

1. Các văn bản pháp luật có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018

1.1. Thông tư 04/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 04/2018/TT-NHNN ban hành ngày 12/03/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.

  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2018.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, bổ sung biện pháp “Áp dụng can thiệp sớm” vào các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 1 của Thông tư 04/2018/TT-NHNN đã sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Thông tư 08/2017/TT-NHNN như sau: “Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng bao gồm:

  1. Khuyến nghị, cảnh báo.

  2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

  3. Áp dụng can thiệp sớm.

  4. Kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng khác theo quy định của pháp luật.

  • Hai là, quy định trường hợp bị “Áp dụng can thiệp sớm”.

Cụ thể, Khoản 2 Điều 1 của Thông tư 04/2018/TT-NHNN đã bổ sung Điều 18a vào Điều 18 của Thông tư 08/2017/TT-NHNN như sau: “…áp dụng can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng lâm vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung)…” (Khoản 1 Điều 130a Luật các tổ chức tín dụng quy định: “1. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145 của Luật này:

  1. a) Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 03 tháng liên tục;

  2. b) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;

  3. c) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”)

1.2. Thông tư 14/2018/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 14/2018/TT-NHNN ban hành ngày 29/05/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

  • Ngày có hiệu lực: 13/07/2018.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định các trường hợp tổ chức tín dụng áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam thấp hơn so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể: Điểm a Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 14/2018/TT-NHNN quy định: “Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam thấp hơn so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ theo tiêu chí quy định dưới đây:

  1. i) Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tíndụng bình quân (sau đây gọi tắt là tỷ trọng tín dụng nông nghiệp, nông thôn bình quân) từ 70% trở lên: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ theo đề nghị của tổ chức tín dụng nhưng không thấp hơn một phần hai mươi (1/20) tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại hình tổ chức tín dụng đó;

  2. ii) Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng tín dụng nông nghiệp, nông thôn bình quân từ 40% đến dưới 70%: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ theo đề nghị của tổ chức tín dụng nhưng không thấp hơn một phần năm (1/5) tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại hình tổ chức tín dụng đó;”.

2. Các văn bản pháp luật được ban hành trong tháng 06/2018

Thông tư 15/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 15/2018/TT-NHNN ban hành ngày 18/6/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp

  • Ngày có hiệu lực: 02/08/2018.

Nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, Khoản 1 Điều 1 Thông tư 15/2018/TT-NHNN quy định về việc sửa đổi, bổ sung điểm dvà bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 3 Thông tư số 22/2016/TT-NHNN như sau:

d) Quy định kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu phát hành với mục đích thực hiện các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro theo đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm phát hiện các rủi ro, vi phạm pháp luật và đảm bảo khả năng thu hồi tiền gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp; (điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư số 22/2016/TT-NHNN quy định: Nguyên tắc mua trái phiếu doanh nghiệp … 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xếp hạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu và ban hành quy định nội bộ về mua trái phiếu doanh nghiệp phù hợp quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật liên quan, trong đó có tối thiểu các nội dung: … d) Kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp.)”

đ) Quy định cụ thể về các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và chính sách tín dụng, đầu tư vào các lĩnh vực này.”

  • Hai là, khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2018/TT-NHNN quy định bổ sung khoản 6 Điều 3 Thông tư 22/2016/TT-NHNN như sau: “ Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.

  • Ba là, Điều 2 Thông tư 15/2018/TT-NHNN bãi bỏ quy định Điều 4 Thông tư số 22/2016/TT-NHNN (Điều 4 Thông tư số 22/2016/TT-NHNN quy các loại trái phiếu doanh nghiệp được mua: 1. Trái phiếu phát hành theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 2. Trái phiếu phát hành theo quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này).

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 08/2018)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 07/2018 AND 08/2018

1.1. Circular No. 27/2017/TT-NHNN amending and supplementing certain articles of the Circular No. 03/2013/TT-NHNN providing on credit information activity of the State Bank of Vietnam

  • Name of legal document: Circular No. 27/2017/TT-NHNN issued on 31/12/2018 by the Governor of the State Bank of Vietnam amending and supplementing certain articles of the Circular No. 03/2013/TT-NHNN dated 28/01/2013 of the Governor of the State Bank of Vietnam on credit information activity of the State Bank of Vietnam.

  • Effective date: 01/07/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, amending and supplementing of words that defined in Article 3 of Circular No. 03/2013/TT-NHNN.

Specifically, Clause 1, Article 1 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN stipulates: “Article 3 (Circular No. 03/2013/TT-NHNN) is amended and supplemented as follows:

1. Clause 4, Article 3[1] is amended and supplemented as follows:

“4. Borrowers include legal entities or individuals that have credit relations with credit institutions or foreign bank branches.”

1. Point a, Clause 8, Article 3[2] is amended and supplemented as follows:

“a. The companies with function of debt trading, companies of debt management and asset exploitation, companies of credit information, enterprises providing insurance services, enterprises of securities.”

1. To add Clause 12 to Article 3 as follows:

“12. Foreign credit information organizations are organizations established and operating under foreign laws on credit information.””

  • Secondly, amending and supplementing the provisions on the operation of credit information stipulated in Article 5 of Circular No. 03/2013/TT-NHNN.

Specifically, Clause 2, Article 1 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN stipulates: “Clause 1 Article 5[3] (Circular No. 03/2013/TT-NHNN) is amended and supplemented as follows:

“1. Abiding by provisions of Law on protection of State secrets, personal secrets and other relevant law provisions when providing and exploiting credit information.””

  • Thirdly, amending and supplementing the regulations on norm groups that credit institutions, foreign banks’ branches supply for the CIC[4].

Specifically, Clause 3, Article 1 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN stipulates: “Clause 1, Article 7[5] (Circular No. 03/2013/TT-NHNN) is amended and supplemented as follows:

“1. Credit institutions, foreign banks’ branches supply for the CIC all the credit information norm system specified in Appendix enclosed with this Circular and classified into norm groups as follows:

a) Identification information;

b) Information of credit contracts;

c) Information of credit relationship;

d) Information of account status of credit cards;

e) Information of loan security;

g) Annual financial information of the borrower being an enterprise, including the balance sheet, the report on business results and the cash flow report as prescribed by the Finance Ministry;

h) Information of bond investment in borrowers being enterprises.””

  • Fourthly, supplementing the provisions on subjects of credit information use (Clause 4, Article 1 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN); amending and supplementing provisions on rights and obligations of the Credit Information Center (Clause 5, Article 1 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN); amending and supplementing the provisions on rights and obligations of Credit institutions, foreign banks’ branches (Clause 6, Article 1 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN); amending and supplementing provisions on rights and obligations of voluntary organizations joining the credit information system (Clause 7, Article 1 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN); amending and supplementing provisions on rights and obligations of borrowers (Clause 8, Article 1 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN).

  • Fifthly, replacing the Credit Information System Appendix issued in conjunction with Circular No. 03/2013/TT-NHNN with Appendix 1 issued in conjunction with Circular No. 27/2017/TT-NHNN.

Specifically, Clause 1, Article 2 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN stipulates: “Replacing the Credit Information System Appendix issued in conjunction with Circular No. 03/2013/TT-NHNN with Appendix 1 issued in conjunction with this Circular.”

  • Sixthly, changing the phrase “Credit Information Center”, “The director of Credit Information Center”, “Department of Monetary statistics and Forecast” and “Credit Department”.

Specifically, Clause 3, Clause 4, Article 2 of Circular No. 27/2017/TT-NHNN stipulate:

“2. Changing the phrase “Credit Information Center” into “National Credit Information Center of Viet Nam”; “The director of the Credit Information Center” to “The director of National Credit Information Center of Vietnam” in Article 1, Article 12, Clause 1, Article 21 of Circular No. 03/2013/TT-NHNN.”

3. Changing the phrase “Department of Monetary statistics and Forecast” into “Department for Forecast and Statistics”; “Credit Department” to “Credit Department of Economic Branches” at Point b, d, Clause 2, Article 13 of Circular No. 03/2013/TT-NHNN.”

1.2. Decree No. 42/2018/NĐ-CP abolishing a number of Government Decrees in the banking

  • Name of legal document: Decree No. 42/2018/NĐ-CP issued on 12/03/2018 by Government abolishing a number of Government Decrees in the banking.

  • Effective date: 01/07/2018.

Content should be noted: Decree No. 42/2018/NĐ-CP abolished a number of Government Decrees in the banking.

Specifically, Article 1 of Decree No. 42/2018/NĐ-CP stipulates: “Abolishing a number of Government Decrees in the banking, include:

  1. Decree No. 14/CP issued on 02/03/1993 by Government promulgating the provisions on policies for production households to borrow capital for development of agriculture, forestry, fishery and rural economy.

  2. Decree No. 48/2001/NĐ-CP issued on 13/8/2001 of Government on organization and operation of People’s Credit Funds.

  3. Decree No. 69/2005/NĐ-CP issued on 26/05/2005 by Government amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 48/2001/NĐ-CP issued on 13/8/2001 by Government on organization and operation of People’s Credit Funds.

  4. Decree No. 22/2006/NĐ-CP issued on 28/02/2006 by Government on organization and operation of foreign bank branches, joint-venture banks, banks with 100% foreign capital, and representative offices of foreign credit institutions in Viet Nam.

  5. Decree No. 59/2009/NĐ-CP issued on 16/7/2009 by Government on organization and operation of commercial banks.

  6. Decree No. 05/2010/NĐ-CP issued on 18/01/2010 by Government stipulating the application of the Bankruptcy law to credit institutions.”

1.3. Decision No. 1417/QĐ-NHNN approving simplification of business conditions under the management function of the State Bank of Vietnam

  • Name of legal document: Decision No. 1417/QĐ-NHNN issued on 09/07/2018 by the Governor of the State Bank of Vietnam approving simplification of business conditions under the management function of the State Bank of Vietnam.

  • Effective date: 09/07/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, 257 business conditions under the management function of the State Bank of Vietnam are reduced, simplified. In particular, Decision No. 1417/QĐ-NHNN reduces, simplifies 84 conditions for business activities of commercial banks; 52 conditions for business activities of non-bank credit institutions; 59 conditions for business activities of cooperative banks, people’s credit funds and microfinance institutions; 8 conditions for providing intermediary payment services; 13 conditions for providing credit information services; 19 conditions of foreign exchange activities of organizations other than credit institutions; 12 conditions for gold trading; 6 conditions for printing and minting; 4 conditions for debt trading business[6].

  • Secondly, stipulating conditions for founding members and owners of foreign credit institutions of joint venture banks and banks with 100% foreign capital issued establishment and operation Licenses in Viet Nam.

Specifically, Section I.3 of the Scheme on reduction and simplification of business conditions under the management function of the State Bank (Promulgated together with Decision No. 1417/QĐ-NHNN issued on 09/07/2018) stipulates: “Conditions applicable to a founding member, owner as a foreign credit institutions (35 – 41):

  1. Not to seriously violate provisions on banking activities and other provisions of applicable laws of its native country within 05 latest consecutive years prior to the year applying for the license till the issuance of the license;

  2. To have experience in international operation, is ranked from average and stable upwards by international credit rating organizations, can prove the ability to perform financial commitments and operate normally even when economic situation, condition faces adverse changes;

  3. To be profitable in the 05 consecutive years preceding the year of applying for the License and as of the time of obtaining the License;

  4. The total assets must be approximately USD 10 billion at the end of the year preceding the year of applying for the license;

  5. To be assessed by a competent agency of the native country in respect of the capital adequacy ratio, other prudential ratios, to fully comply with regulations on risk management and making provision as provide for by the native country in the year before the year of applying for the license till the issuance of license;

  6. Not to be the owner, founding member, strategic shareholder of another Vietnamese credit institution;

  7. Within a period of 05 years since the issuance of the License, founding members shall be required altogether to hold 100% of the charter capital of a joint-venture bank, 100% foreign owned bank.”

1.4. Circular No. 08/2018/TT-BTP guiding the registration, provision of information on security measures, contracts and exchange of information on registration of security measures at the Registration Center for transactions and assets of Ministry of Justice National Registration Agency for Secured Transactions

  • Name of legal document: Circular No. 08/2018/TT-BTP issued on 20/06/2018 by the Ministry of Justice guiding the registration, provision of information on security measures, contracts and exchange of information on registration of measures at the Registration Center for transactions and assets of Ministry of Justice National Registration Agency for Secured Transactions.

  • Effective date: 04/08/2018.

Some contents should be noted:

  • Firstly, providing for cases are registered the security measures upon request at the Registration Center for transactions and assets (hereinafter referred to as the Registration Center); contracts are registered upon request.

Specifically, Article 5 of Circular No. 08/2018/TT-BTP stipulates: “Cases of registration security measures, contracts:

1. Registration of security measures upon request at the Registration Center includes the following cases:

a) Mortgaging of movable property, except for aircraft or seagoing vessels, including future mortgage of movable property;

b) Reserving ownership in the case of sale and purchase of movable property, except for aircraft or vessels with reservation of ownership;

c) Modifying, correcting or deleting registration of registered security measures mentioned at Points a and b, Clause 1 of this Article;

d) Written notice of the disposal of the security property for the registered security measure.

2. Contracts (except for contracts for the purchase of civil aircraft in accordance with the law on aviation, financial leasing contracts for aircraft in accordance with the law on finance leasing, hire purchase contracts in accordance with the law on maritime shipping, finance leasing contracts with respect to seagoing vessels, which do not fall into the cases specified in Clause 3, Article 39 of the Circular No. 30/2015/TT-NHNN issued on 25/12/2015 by The State Bank of Vietnam providing regulations on licensing, organization and operation of non-bank credit institutions and contracts relating to land use rights and assets attached to land in accordance with the law on land, housing) registered upon request include:

a) Property lease contracts with the term of one year or more or contracts with the lease term of less than one year, but the parties agree on the extension and the total leasing term (including the term extended) for one year or more;

b) Financial leasing contracts in accordance with the law on financial leasing;

c) Contracts on the transfer of the right to reclaim debts, including the right to reclaim existing debts or the right to reclaim debts, to be formed in the future;

d) Modifying, correcting errors or deleting registration of registered contracts mentioned at Points a, b and c, Clause 2 of this Article.”

  • Secondly, stipulating security properties registered at the Registration Center upon request.

Specifically, Article 6 of Circular 08/2018/TT-BTP stipulates: “Assets subject to the registration of security measures, contracts

Security properties registered at the Registration Center upon request, including:

1. Automobiles, motorcycles and other motorized traffic means; railway transport means.

2. Fishing vessel; inland waterway transport means.

3. Machinery, equipment, production lines, raw materials, fuel, materials, consumer goods, other goods, precious metals, precious stones.

4. Vietnamese currency, foreign currency.

5. The capital contribution in the enterprise in accordance with the law of the enterprise.

6. Shares, bonds, promissory notes, certificates of deposits, fund certificates, checks and other valuable papers as prescribed by law, valued in money and allowed to be traded; the lawful receivables of individuals and legal persons.

7. Property rights according to the provisions of Article 115 of the Civil Code, except for land use rights, include:

a) Property rights arising from copyright, industrial property rights and plant variety rights; debt claims; rights to exploit natural resources; the right to compensation for damage arising from the contract;

b) Property rights arising from contracts of ship building; the right to compensation for damage arising from the contract for purchase and sale of aircraft or ships; the insurance beneficiary under insurance contracts for aircraft or seagoing ships;

c) Property rights include the right to claim debts, the right to demand payment, the right to compensation for damage, the right to enjoy insurance arising from dwelling house purchase/sale contracts, contracts on capital contribution to the construction of dwelling houses or contracts investment cooperation, housing business cooperation, lease contract, house purchase contract (including social housing) between organizations and individuals or between organizations, individuals and real estate business enterprises in housing construction projects in accordance with the law on housing; the property rights are the right to claim debts, the right to demand payment, the right to compensation for damages, the right to enjoy insurance arising from purchase/sale contracts, capital contribution contracts, investment cooperation contracts lease, contract for hire purchase of construction works between organizations and individuals or between organizations and individuals and real estate business enterprises in construction projects according to the provisions of law on real estate business;

d) Other property rights as prescribed by law.

8. Income, rights to receive insurance sums for security assets or other interests earned from security assets mentioned in this Article; the income earned from the operation of aircraft or ships; the income from the business, exploiting the value of land use rights or assets attached to land; accounts receivable and fees collected by the investor in the process of investment, business and development of projects on construction of dwelling houses or projects on construction of works.

9. Other movable property as provided for in Clause 2, Article 107[7] of the Civil Code.

10. Houses and other construction works which are temporarily constructed without being subject to ownership certification prescribed in Clause 2, Article 35[8] of Decree No. 43/2014/NĐ-CP issued on 15/5/2014 by Government detailing a number of articles of the Law on land, such as temporarily constructed properties during construction of construction works or construction of bamboo or foliage materials; the auxiliary works are outside the scope of the main works and serve for the management, use and operation of the main works; or other assets attached to land without provisions on ownership certification such as: pre-engineered steel buildings, workshop frames, net houses, membrane houses; wells; pool; the yard; fence; power poles; power station; pump station, transmission system, power transmission; drainage system or water supply system; internal roads and other auxiliary works.

Thirdly, other contents relating to registration, provision of information on security measures, contracts and exchange of information on registration of security measures at Registration Centers: database use codes on security measures, asset declaration, registration forms…

[1] “Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms are construed as follows:

…4. Borrowers include organizations, individuals or other subject as prescribed by law, having credit relationship with credit institutions, foreign banks’ branches.”

[2] “Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms are construed as follows:

…8. Organizations voluntarily joining the credit information system (hereinafter referred to as voluntary organizations) include:

a) The Vietnam Development Bank, companies with function of debt trading, companies of debt management and asset exploitation, companies of credit information, enterprises providing insurance services, enterprises of securities;”

[3] “Article 5. Principles of credit information activity

1. Strictly abide by provisions of law.”

[4] Credit Information Center (CIC)

[5] “Article 7. Supply of credit information

1. Credit institutions, foreign banks’ branches supply for the CIC all the credit information normsystem specified in Annex enclosed with this Circular and classified into normgroups as follows:

a) Information to identify the borrowers who are individuals, business households; information to identify the borrowers being enterprises, other organizations; information to identify the owners of credit card;

b) Information of credit contracts;

c) The borrowers’ information of credit relationship;

d) Information of account status of credit cards;

e) Information ofloan security;

g) Financial information of borrowers being enterprises;

h) Information of bond investment in borrowers being enterprises.”

[6] State Bank of Viet Nam, “The SBV has approved the simplification of 257 business conditions under SBV’s management function”, [https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?centerWidth=80%25&dDocName=SBV344983&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-state=14ojjbc42_4&_afrLoop=397120084870000#%40%3F_afrLoop%3D397120084870000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV344983%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Ddqomvf35t_4] (accessed on 23/7/2018)

[7] Clause 2 of Article 107 of the Civil Code stipulates: “2. Moveable property is property which is not immovable property.”

[8] Clause 2 of Article 35 of Decree No. 43/2014/NĐ-CP stipulates: “Land – attached assets ineligible for ownership certification upon grant of certificates of land use rights and ownership houses and other land – attached assets

Land – attached assets are ineligible for ownership certification in one of the following cases:

…2. Houses or other construction facilities which are temporarily built during the construction of main facilities or which are built with bamboo, leaf or earth; and auxiliary facilities which are outside the premises of main facilities and serve the management, use and operation of main facilities;”