CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN  LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 06/2024)

CẬP NHẬT PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TÍN DỤNG (BẢN TIN THÁNG 06/2024)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 05/2024

1.1. Thông tư số 02/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2024/TT-NHNN ban hành ngày 15/05/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số17/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số02/2024/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2024.

Một sốnội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về giải thích từ ngữ “Môi giới tiền tệ”.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN

…2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi môi giới tiền tệ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2024/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-NHNN

…3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Phạm vi môi giới tiền tệ

Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ cho khách hàng để thực hiện các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.””

Need-to-know Effective time of the Non-disclosure agreement

Need-to-know Effective time of the Non-disclosure agreement

NEED-TO-KNOW

EFFECTIVE TIME OF THE NON-DISCLOSURE AGREEMENT

The Non-disclosure agreement (NDA) is usually not the main contract, but it’s effective time may not coincide with the main contract, unlike other accompanying agreements. Basically, the NDA effective time is the period during which the Recipient is obliged to keep confidential information confidential as desired by the Provider.

How should this effective time be prescribed?

  • Benefit to the Provider: This effect should be indefinite, meaning that even if the Master Contract terminates and/or the transaction ends, the Recipient must keep confidential information confidential.

Example: This Non-disclosure agreement is effective from the time the Recipient first acquires the Confidential Information, continuously and forever (including if the Master Contract and/or Transaction is terminated, cancelled or invalidated).

  • Benefit to the Recipient: This effect should be narrow, meaning that when the Main Contract is terminated, the Recipient is no longer required to keep confidential information confidential.

Example: This Non-disclosure agreement is effective from the time it is entered into by the Parties, continues continuously and terminates at the same time as the Master Contract.

  • Cân bằng cho Các Bên: This effect should be deterministic, i.e. after a certain period of time (at which time the disclosed confidential information is not harmful to the Provider) the NDA ceases and the Recipient is no longer required to keep the confidential information confidential.

Example: This Confidentiality Agreement is effective from the time the Recipient first acquires the Confidential Information, is continuous and terminates [36 months] from the time of termination of the Master Contract.

(Where there is special confidential information that needs to be protected forever, an “exception rule” should be added.)

Note: In fact, many NDAs stipulate “… the obligation to keep confidentiality of Confidential Information in effect after the termination of this NDA, which may affect the enforceability, as the question arises: Does the NDA terminate, does the Recipient’s liability provision for breach of confidentiality obligation remain valid?

Need-to-know Effective time of the Non-disclosure agreement

Điều cần biết Thời gian hiệu lực của Thỏa thuận bảo mật

ĐIỀU CẦN BIẾT

THỜI GIAN HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN BẢO MẬT

Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) thường không phải là hợp đồng chính, nhưng thời gian hiệu lực của nó lại có thể không trùng với hợp đồng chính, không giống như các thỏa thuận đi kèm khác. Về cơ bản, thời gian hiệu lực NDA chính là thời hạn mà Bên nhận có nghĩa vụ bảo mật thông tin mật theo mong muốn của Bên cung cấp.

Thời gian hiệu lực này nên quy định như thế nào?

  • Có lợi cho Bên cung cấp: Hiệu lực này nên theo hướng “vô hạn, nghĩa là kể cả khi Hợp đồng chính chấm dứt và/hoặc giao dịch kết thúc, thì Bên nhận vẫn phải bảo mật thông tin mật.

Ví dụ: Thỏa thuận bảo mật này có hiệu lực kể từ thời điểm Bên Nhận có được Thông Tin Mật đầu tiên, kéo dài liên tục và mãi mãi (kể cả khi Hợp Đồng Chính và/hoặc Giao Dịch bị chấm dứt, hủy bỏ hay vô hiệu).

  • Có lợi cho Bên Nhận: Hiệu lực này nên theo hướng thu hẹp, nghĩa là khi Hợp đồng chính chấm dứt, thì Bên nhận không còn phải bảo mật thông tin mật.

Ví dụ: Thỏa thuận bảo mật này có hiệu lực kể từ thời điểm được ký kết bời Các Bên, kéo dài liên tục và chấm dứt cùng thời điểm chấm dứt của Hợp Đồng Chính.

  • Cân bằng cho Các Bên: Hiệu lực này nên theo hướng “xác định”, nghĩa là sau một thời gian nhất định (khi đó thông tin mật bị tiết lộ cũng không nguy hại cho Bên cung cấp) thì NDA chấm dứt và Bên nhận không còn phải bảo mật thông tin mật.

Ví dụ: Thỏa thuận bảo mật này có hiệu lực kể từ thời điểm Bên Nhận có được Thông Tin Mật đầu tiên, kéo dài liên tục và chấm dứt sau [36 tháng] kể từ thời điểm chấm dứt của Hợp Đồng Chính.

(Trường hợp có thông tin mật đặc biệt cần bảo vệ mãi mãi, thì nên bổ sung “quy định ngoại lệ”)

Lưu ý: Thực tế nhận thấy, nhiều NDA quy định “…nghĩa vụ bảo mật Thông Tin Mật vẫn tiếp tục có hiệu lực sau khi NDA này chấm dứt”, điều này có thể khiến hiệu lực thi hành bị ảnh hưởng, như câu hỏi đặt ra: NDA chấm dứt thì điều khoản về trách nhiệm của Bên Nhận khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật còn hiệu lực hay không?

Need-To-Know Validity Of Digital Signature

Need-To-Know Validity Of Digital Signature

NEED-TO-KNOW

VALIDITY OF DIGITAL SIGNATURE

1. What is a digital signature? A digital signature (DS) is a form of electronic signature of an individual or organization. DS can be provided by an official unit (providing DS certification services in accordance with Vietnamese law, such as VNPT, Viettel, FIS CORP,…) or unofficially (not licensed by the Government of Vietnam).

2. Does DS invalidate a civil transaction?

Transactions signed with DS have the same legal validity as directly signed[i], when DS meets the security conditions prescribed by law (validity, secret key, public key, control of the signers secret key,…). In other words, signing with a legally satisfactory DS will not render the transaction invalid.

Note, according to Vietnamese law[ii], Transactions are considered invalid when the subject establishing the transaction laDS capacity (passive legal, active legal). Simply, we need to verify that the DS really belongs to the partner’s representative and is it legal?

We think that the use of DS provided by an official unit would be advantageous in this verification, as well as when requesting the deed as evidence if a dispute arises in this regard (using unofficial DS, even provided by a world-renowned unit,  but it will be difficult to prove this).

3. Does the Company’s individual DS have a legal risk for transactions?

If the transaction is signed using the Companys legitimate DS, then it is essentially valid, the likelihood of invalidity will be very low.

If the transaction is signed with a personal DS (whether a individual of the Company, a legal representative, even with the Companys seal), then it can still be disputed as to the validity of the transaction resulting in the transaction being invalid. Because then, the conclusion will depend on the evidence proving the legitimacy of DS as mentioned above.

 

[i] Article 8 and 9 of Decree No. 130/2018/ND-CP

[ii] Articles 122 and 117 of the Civil Code No. 91/2015/QH13

Need-To-Know Validity Of Digital Signature

Điều cần biết Giá trị pháp lý chữ ký số

ĐIỀU CẦN BIẾT

GIÁ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ SỐ

1. Chữ ký số là gì? Chữ ký số (CKS) là một dạng chữ ký điện tử của cá nhân hoặc tổ chức. CKS có thể được cung cấp bởi đơn vị chính thức (cung cấp dịch vụ chứng thực CKS theo quy định pháp luật Việt Nam, như: VNPT, Viettel, FIS CORP,…) hoặc không chính thức (chưa được cấp phép bởi Chính phủ Việt Nam).

2. CKS có làm vô hiệu giao dịch dân sự?

Giao dịch được ký bằng CKS có giá trị pháp lý như được ký trực tiếp[i], khi CKS đáp ứng điều kiện an toàn theo quy định pháp luật (hiệu lực, khoá bí mật, khoá công khai, kiểm soát khoá bí mật của người ký,…). Nói cách khác, ký bằng CKS đáp ứng điều kiện pháp lý sẽ không làm giao dịch vô hiệu.

Lưu ý, theo pháp luật Việt Nam[ii], giao dịch bị xem là vô hiệu khi chủ thể xác lập giao dịch không có năng lực (pháp luật dân sự, hành vi dân sự). Nói đơn giản, là cần kiểm chứng CKS có thực sự là của người đại diện của đối tác và nó hợp pháp không?

Chúng tôi nghĩ rằng, việc dùng CKS được cung cấp bởi đơn vị chính thức sẽ thuận lợi trong việc kiểm chứng này, cũng như khi yêu cầu chứng thư làm bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp về vấn đề này (sử dụng CKS không chính thức, kể cả do đơn vị nổi tiếng thế giới cung cấp, nhưng lại sẽ khó khăn trong việc chứng minh này).

3. CKS cá nhân người của Công ty có rủi ro pháp lý cho giao dịch không?

Nếu giao dịch được ký bng CKS hợp pháp của Công ty, thì nó cơ bản là có hiệu lực, khả năng vô hiệu sẽ rất thấp.

Nếu giao dịch được ký bằng CKS cá nhân (dù là người của Công ty, người đại diện hợp pháp, thậm chí có đóng dấu Công ty), thì nó vẫn có thể bị tranh chấp về hiệu lực dẫn đến giao dịch bị vô hiệu. Bởi khi đó, kết luận thế nào sẽ tùy thuộc vào chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của CKS như đã đề cập ở trên.

 

[i] Điều 8, 9 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP

[ii] Điều 122, 117 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13