Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2023)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2023)

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 11/2023

1. Thông tư số 20/VBHN-NHNN quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 20/VBHN-NHNN ban hành ngày 10/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
  • Ngày hợp nhất: 10/11/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất các thông tư sau đây: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 17/2018/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 28/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 25/2019/TT-NHNN ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 28/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và Thông tư số 13/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Thông tư số 21/VBHN-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 21/VBHN-NHNN ban hành ngày 10/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Ngày hợp nhất: 10/11/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất các thông tư sau đây: Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 06/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 13/2023/TT-NHNN ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Thông tư số 14/2023/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 14/2023/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 14/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2024.

Một số nội dung có thể lưu ý: Quy định về yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ.

Cụ thể, Điều 34 Thông tư số 14/2023/TT-NHNN quy định:Điều 4. Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ

1. Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

b) Phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

c) Có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;

d) Xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải có các quy định nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó phải đảm bảo:

a) Phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành quy định về tổ chức, quản trị và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu; Ban kiểm soát ban hành quy định nội bộ của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành các quy chế, quy trình, thủ tục tác nghiệp (sau đây gọi là quy trình nội bộ);

c) Được đánh giá định kỳ theo quy định tại Thông tư này và quy định của tổ chức tín dụng phi ngân hàng về tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật và sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết).

3. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:

a) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro; Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh; Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;

b) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng các nội dung liên quan đến quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện: Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 16 Thông tư này; Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 18 Thông tư này;

c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.

4. Ý kiến thảo luận và kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự phải được lập thành biên bản, trong đó nêu rõ ý kiến thống nhất, không thống nhất của từng thành viên.

5. Việc đánh giá độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2023)

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 09/2023)

1.       LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/09/2023

Circular No. 10/2023/TT-NHNN suspending the enforceable effect of a number of contents of Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam prescribing lending transactions of credit institutions and/or foreign bank branches with customers (supplemented in Circular No. 06/2023/TT-NHNN dated June 28, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam)

  • Name of legal document: Circular No. 10/2023/TT-NHNN issued on 23/08/2023 by the State Bank of Vietnam suspending the enforceable effect of a number of contents of Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam prescribing lending transactions of credit institutions and/or foreign bank branches with customers (supplemented in Circular No. 06/2023/TT-NHNN dated June 28, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam) (referred to as the “Circular No. 10/2023/TT-NHNN”).
  • Effective date: 01/09/2023.

The content should be noted: Suspending the enforceable effect of Clause 8, Clause 9 and Clause 10, Article 8 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN.

Specifically, Article 1 of Circular No. 10/2023/TT-NHNN stipulates:Article 1. Suspension of enforceable effect of Clause 8, Clause 9 and Clause 10, Article 8 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam prescribing lending transactions of credit institutions and/or foreign bank branches with customers (supplemented in Circular No. 06/2023/TT-NHNN dated June 28, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam on amending and supplementing a number of articles of Circular No. 39/2016/TT-NHNN)[1] from September 1, 2023 until the effective date of the new legal document regulating about these issues.”

2.       LEGAL DOCUMENTS ARE ISSUED IN 08/2023

Decision No. 22/2023/QĐ-TTg on credit for people who have completed their prison sentences

  • Name of legal document: Decision No. 22/2023/QĐ-TTg issued on 17/08/2023 by the Prime Minister on credit for people who have completed their prison sentences (referred to as the “Decision No. 22/2023/QĐ-TTg”).
  • Effective date: 10/10/2023.

The content should be noted:

  • Firstly, stipulating on loan objects and conditions.

Specifically, Article 3 of Decision No. 22/2023/QĐ-TTg stipulates:Article 3. Subjects and conditions for borrowing capital

Subjects and conditions for borrowing capital include:

  1. Subjects for borrowing capitala) People who have completely served their prison sentence include people who have completely served their prison sentence and have been granted a certificate of completion of their prison sentence as prescribed in the Law on Execution of Criminal Sentences and people who have been granted special amnesty certificates as prescribed in the Law on Special Amnesty;b) Production and business establishments include small and medium-sized enterprises, cooperatives, artels, and business households that use employees who have completed prison sentences.
  2. Conditions for borrowing capitala) People who have completely served their prison sentence: Having a need for a loan; be on the list of people who have completed their prison sentence and returned to reside in the locality, well obeyed the provisions of law, and did not participate in social evils, drawn up by the Commune Police and certified by the People’s Committe according to the Form No. 01 attached to this Decision. The maximum time from serving the prison sentence to the time of borrowing capital is 05 years;b) Production and business establishments: Legally established and operating according to the provisions of law; Employ at least 10% of the total number of employees who have completed their prison sentences and meet the conditions stated in Point a of this Clause and sign labor contracts according to the provisions of labor law; have a loan plan and have it certified by the Commune People’s Committee where the plan is implemented according to Form No. 02 attached to this Decision.
  3. People who have completed their prison sentences and production and business establishments specified in Clauses 1 and 2 of this Article must have no outstanding debt at the Bank for Social Policies for other credit programs with for the same purpose of using loan capital for vocational training, production, business, and job creation in accordance with the law.”
  • Secondly, stipulating on loan capital amount.

Specifically, Article 6 of Decision No. 22/2023/QĐ-TTg stipulates: Article 6. Loan capital amount

  1. For loans for vocational trainingThe maximum loan capital is 04 million VND/month/person who has completed their prison sentence.
  1. For loans for production, business, and job creationa) People who have completed their prison sentence: The maximum loan capital is 100 million VND/person who has completed their prison sentence;

b) Production and business establishments: Maximum loan capital is 02 billion VND/project and not more than 100 million VND/employee at the production and business establishment.”

[1] Article 8 of Circular No. 39/2016/TT-NHNN supplemented in Circular No. 06/2023/TT-NHNN: Article 1. Amending and supplementing a number of articles of Circular No. 39/2016/TT-NHNN

  1. To amend and supplement Article 8 as follows:

“Article 8: Rejected loan demands

Credit institutions shall not be allowed to approve the following loan demands:

  1. Loans used for doing business or investing in sectors or activities prohibited by the Investment Law.
  2. Loans used for paying expenses or meeting financial demands of business or investment in sectors or activities prohibited by the Investment Law and other transactions or activities prohibited by laws.
  3. Loans used for purchasing or using goods or services in the list of prohibited sectors and activities under the Investment Law.
  4. Loans used for buying gold bullion.
  5. Loans used for repaying loan debts owed to lending credit institutions, except those used for paying loan interests arising during the construction process which are accounted for in the total construction cost estimate approved by a competent authority in accordance with regulations of law.
  6. Loans used for repaying foreign loan debts (excluding foreign loans granted in the form of deferred payment for purchased goods) or repaying loan debts owed to other credit institutions, except for a loan used for making early repayment of an existing loan that meets the following conditions: a) The term of the new loan does not exceed the remaining term of the old one; b) The old loan has not yet undergone any debt rescheduling.
  7. Loans used for sending money to deposit accounts.
  8. Loans used for making capital contribution to, buying or receiving transfer of stakes of a limited liability company or a partnership, or shares of a joint-stock company that is not yet listed on the securities market or registered for trading on the Upcom system.
  9. Loans used for making capital contributions under capital contribution contracts, investment cooperation contracts or business cooperation contracts for executing investment projects that are unfit for sale or for business operation as prescribed by laws when the credit institution issues its lending decision.
  10. Loans used for financial offsetting purposes, except for those meeting the following conditions: a) The customer has used their own funds for paying costs incurred from their business project for a period of less than 12 months by the time of grant of lending decision by the credit institution; b) Costs paid using the customer’s funds for executing a business project are costs to be covered using the fund borrowed from the credit institution under the plan to use borrowed fund submitted to the credit institution when applying for a medium-term or long-term loan for executing that business project.”.”
Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2023)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 09/2023)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/09/2023

Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ban hành ngày 23/08/2023 của Ngân hàng Nhà nước ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư số 39/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) (sau đây viết tắt là “Thông tư số 10/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/09/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Cụ thể Điều 1 Thông tư số 10/2023/TT-NHNN quy định: Điều 1. Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) [1] từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 08/2023

Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ban hành ngày 17/08/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (sau đây viết tắt là “Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg”)
  • Ngày có hiệu lực: 10/10/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về đối tượng và điều kiện vay vốn.

Cụ thể, Điều 3 Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định: Điều 3. Đối tượng và điều kiện vay vốn

Đối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn bao gồm:

  1. Đối tượng vay vốna) Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá;b) Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.
  2. Điều kiện vay vốna) Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02kèm theo Quyết định này.
  3. Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.”
  • Hai là, quy định về mức vốn cho vay.

Cụ thể Điều 6 Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg quy định:Điều 6. Mức vốn cho vay

1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề

Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.

2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm

a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;

b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.”

 [1] Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

“Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

8. Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán

hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

9. Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay.

10. Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay; b) Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó.”.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2023)

Legal update relating to Finance and Credit (Monthly Legal Update – 08/2023)

1. LEGAL DOCUMENTS ARE EFFECTIVE FROM 01/08/2023

Circular No. 08/2023/TT-NHNN prescribing eligibility requirements for foreign loans without Government’s guarantee

  • Name of legal document: Circular No. 08/2023/TT-NHNN issued on 30/06/2023 by the State Bank of Vietnam prescribing eligibility requirements for foreign loans without Government’s guarantee (referred to as the “Circular No. 08/2023/TT-NHNN”).
  • Effective date: 15/08/2023.

The content should be noted:

  • Firstly, loan purposes of the borrowers that are credit instututions or foreign bank branches.

Specifically, Article 14 of Circular No. 08/2023/TT-NHNN stipulates:Article 14. Loan purposes

  1. Short-term and medium/long-term foreign loans are used for:a) increasing the borrower’s funding for credit extension activities to meet its credit growth target;b) restructuring the borrower’s foreign debts;
  2. When applying for a medium/long-term foreign loan, the borrower shall be required to prove its loan purposes by presenting:a) The plan for use of foreign loan capital as prescribed in Clause 2 Article 7 of this Circular if the loan is used for the purpose defined in Point a Clause 1 of this Article; orb) The debt restructuring plan as prescribed in Article 8 of this Circular if the loan is used for the purpose defined in Point b Clause 1 of this Article.”
  • Secondly, limit on short-term foreign loans of the borrowers that are credit instututions or foreign bank branches.

Specifically, Article 15 of Circular No. 08/2023/TT-NHNN stipulates: Article 15. Limit on short-term foreign loans

A borrower may apply for a short-term foreign loan if it meets the limit on short-term foreign loans as at December 31 of the year preceding the year in which the loan application is submitted. The limit on short-term foreign loans is the maximum ratio of total outstanding principal of short-term foreign loans to standalone equity, and shall not exceed:

  1. 30% if the borrower is a commercial bank; or
  2. 150% if the borrower is a FBB or another credit institution.”

2. LEGAL DOCUMENTS ARE ISSUED IN 07/2023

2.1. Circular No. 18/VBHN-NHNN prescribing lending transactions of credit institutions and/or foreign bank branches with customers

  • Name of legal document: Circular No. 18/VBHN-NHNN issued on 12/07/2023 by the State Bank of Vietnam prescribing lending transactions of credit institutions and/or foreign bank branches with customers.
  • Effective date: 12/07/2023.

The content should be noted: Consolidating the Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam prescribing lending transactions of credit institutions and/or foreign bank branches with customers, effective from March 15, 2017, and Circular No. 06/2023/TT-NHNN dated June 28, 2023 of the Governor of the State Bank of Vietnam amending and supplementing a number of articles of Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank of Vietnam prescribing lending transactions of credit institutions and/or foreign bank branches with customers, effective from September 1, 2023.

2.2. Circular No. 09/2023/TT-NHNN instructing for implementation of some articles of the Law on Anti-Money Laundering

  • Name of legal document: Circular No. 09/2023/TT-NHNN issued on 28/07/2023 by the State Bank of Vietnam instructing for implementation of some articles of the Law on Anti-Money Laundering (referred to as the “Circular No. 09/2023/TT-NHNN”).
  • Effective date: 28/07/2023.

The content should be noted: Stipulating suspicious transaction reporting regime.

Specifically, Article 7 of Circular No. 09/2023/TT-NHNN stipulates:Article 7. Suspicious transaction reporting regime

  1. The reporting object is responsible for reporting to the agency performing the function and task of preventing and combating money laundering when detecting suspicious transactions as prescribed in Article 26 of the Law on Anti-Money Laundering. The report shall be made in writing in accordance with Appendix II issued together with this Circular or by electronic data when a compatible information technology system is established for reporting electronic data as prescribed in Clause 1, Article 10 of this Circular and not in the case of reporting to other competent state agencies as prescribed in Clause 3, Article 37 of the Law on Anti-Money Laundering.
  2. The reporting of suspicious transactions according to the provisions of Article 26 of the Law on Anti-Money Laundering does not depend on the amount of transaction money of the customer, whether the transaction has been completed or not.
  3. Agencies performing anti-money laundering functions and tasks are responsible for confirming receipt of suspicious transaction reports by sending an email to an individual’s or ministry’s email address or department as prescribed at Point b, Clause 9, Article 5 of this Circular or in writing within 05 working days from the date of receipt of the suspicious transaction report; exchange with the subject reporting the arising problems (if any).

…”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2023)

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 08/2023)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/08/2023

Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 08/2023/TT-NHNN ban hành ngày 17/04/2023 của Ngân hàng nhà nước quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây viết tắt là “Thông tư số 08/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2023.

Nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, mục đích vay nước ngoài đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 14 Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định:Điều 14. Mục đích vay nước ngoài

  1. Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:a) Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay;b) Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay;
  2. Bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:a) Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư nàytrong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;b) Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư nàytrong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.”
  • Hai là, giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, Điều 15 Thông tư số 08/2013/TT-NHNN quy định:Điều 15. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài

Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài là tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:

1. 30% đối với ngân hàng thương mại;

2. 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 07/2023

2.1.  Thông tư số 18/VBHN-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/VBHN-NHNN ban hành ngày 12/07/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
  • Ngày có hiệu lực: 12/07/2023.

Một số nội dung có thể lưu ý: Hợp nhất Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2017, và Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.

2.2. Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ban hành ngày 28/07/2023 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền (sau đây viết tắt là “Thông tư số 09/2023/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 28/07/2023.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Cụ thể, Điều 7 Thông tư số Thông tư số 09/2023/TT-NHNN quy định:Điều 7. Chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ

  1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền khi phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền. Báo cáo được thực hiện bằng văn bản giấy theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo bằng dữ liệu điện tử khi triển khai thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và không áp dụng trong trường hợp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền.
  2. Việc báo cáo giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiềnkhông phụ thuộc vào lượng tiền giao dịch của khách hàng, giao dịch đó đã hoàn thành hay chưa.
  3. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ thông qua hình thức gửi thư điện tử đến địa chỉ thư điện tử của cá nhân hoặc bộ phận theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 5 Thông tư này hoặc bằng văn bản giấy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ; trao đổi với đối tượng báo cáo những vấn đề phát sinh (nếu có).

…”