1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/02/2022

1.1. Thông tư số 25/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 25/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNNngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 25/2021/TT-NHNN” và “Thông tư số 01/2015/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 14/02/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Bổ sung quy định về kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử.

Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 25/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN

4. Bổ sung Điều 4a như sau:

“Điều 4a. Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử

  1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử phải xây dựng quy trình kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

  2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lưu trữ đầy đủ các thông tin liên quan đến việc kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.””

1.2. Thông tư số 23/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 23/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNNngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 23/2021/TT-NHNN” và “Thông tư số 52/2018/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về giải thích từ ngữ tại một số khoản của Điều 3 của Thông tư số 52/2021/TTBYT-NHNN.

Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 52/2018/TT-NHNN quy định:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3như sau:a) Sửa đổi, bổ sungkhoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3như sau:

“1. Tỷ lệ an toàn vốn là chỉ tiêu được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

  1. Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 là chỉ tiêu được xác định cụ thể như sau:a) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không bao gồm Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)), tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 được xác định bằng công thức:

Việc xác định Vốn cấp 1 riêng lẻ, Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 được xác định bằng công thức:

Trong đó:

– RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng

– KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động

– KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường

Việc xác định Vốn cấp 1, RWA, KOR, KMR theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN .

  1. Nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu là số dư nợ chưa chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

  2. Nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được là các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và chưa được xử lý, thu hồi.

  3. Khách hàng có dư nợ tín dụng lớn là khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có dư nợ tín dụng chiếm từ 5% vốn tự có trở lên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Riêng đối với ngân hàng hợp tác xã, khách hàng có dư nợ tín dụng lớn bao gồm cả quỹ tín dụng nhân dân thành viên.”.”

1.3. Thông tư số 26/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 26/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (sau đây viết tắt là “Thông tư số 26/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về loại hình giao dịch.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 26/2021/TT-NHNN quy định:Điều 8. Loại hình giao dịch

Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ bằng các loại hình giao dịch sau đây:

  1. Giao dịch giao ngay.

  2. Giao dịch kỳ hạn.

  3. Giao dịch hoán đổi.

  4. Giao dịch quyền chọn.

  5. Các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.”

·        Hai là, quy định về phương tiện và ngôn ngữ giao dịch.

Cụ thể, Điều 10 Thông tư số 26/2021/TTBYT-NHNN quy định:Điều 10. Phương tiện và ngôn ngữ giao dịch

  1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

  2. Giao dịch ngoại tệ đã được xác nhận trên các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này được coi là cam kết không thay đổi. Trường hợp thay đổi hoặc hủy bỏ phải được hai bên giao dịch thống nhất.

  3. Trong trường hợp giao dịch ngoại tệ được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép cần đảm bảo điện thoại phải có chức năng ghi âm, lưu trữ và truy xuất được nội dung thoả thuận giao dịch. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, trong ngày giao dịch, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép xác nhận lại bằng văn bản (văn bản giấy hoặc điện tử) do cấp có thẩm quyền ký duyệt.

  4. Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.”

1.4. Thông tư số 28/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 28/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNNngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 28/2021/TT-NHNN” và “Thông tư số 40/2011/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/03/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 28/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 18a (đã được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN) như sau:

“3. Đối với các nội dung hoạt động quy định tại khoản 26 Điều 4 Mẫu Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại (Phụ lục 01a) và khoản 24 Điều 4 Mẫu Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Phụ lục 01b), ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước; thủ tục, cấp bổ sung các nội dung hoạt động này vào Giấy phép thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.””

1.5. Thông tư số 01/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 01/2022/TT-NHNN ban hành ngày 28/01/2022 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2013/TT-NHNNngày 09 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 01/2022/TT-NHNN” và “Thông tư số 21/2013/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/03/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch.

Cụ thể, khoản 7 Điều 1 Thông tư số 01/2022/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

  1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 14như sau:

“Điều 14. Khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch

  1. Yêu cầu khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch:a) Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch; trụ sở phải đảm bảo lưu trữ chứng từ (trừ phòng giao dịch), thuận tiện và an toàn cho giao dịch, tài sản, có đầy đủ hệ thống đảm bảo an ninh, bảo vệ, hệ thống cấp điện, liên lạc duy trì liên tục, đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy nổ;b) Trụ sở chi nhánh có kho tiền đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp ngân hàng thương mại có hơn một chi nhánh trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng thương mại phải có tối thiểu một chi nhánh có kho tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải chịu trách nhiệm chuyển tiền của các chi nhánh không có kho tiền về chi nhánh có kho tiền sau khi kết thúc giờ giao dịch mỗi ngày làm việc;c) Chi nhánh, phòng giao dịch có hệ thống công nghệ thông tin kết nối trực tuyến với trụ sở chính và phòng giao dịch kết nối trực tuyến với chi nhánh quản lý; đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động liên tục, an toàn, bảo mật cho các hoạt động nghiệp vụ;d) Chi nhánh, phòng giao dịch có đầy đủ nhân sự điều hành tối thiểu gồm Giám đốc Chi nhánh, Phó Giám đốc, Giám đốc phòng giao dịch hoặc chức danh tương đương và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ;đ) Giám đốc chi nhánh hoặc các chức danh tương đương (đối với trường hợp khai trương hoạt động chi nhánh) đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng.

  1. Ngân hàng thương mại có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch về việc đáp ứng yêu cầu khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch.

  2. Ngân hàng thương mại tiến hành khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch sau khi đã đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều này, hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh (đối với chi nhánh) hoặc thông báo lập địa điểm kinh doanh (đối với phòng giao dịch) theo quy định của pháp luật.

  3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch quy định tại Điều này, ngân hàng thương mại phải thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại, một tờ báo viết hàng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam.””

1.6. Quyết định số 177/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 177/QĐ-NHNNban hành ngày 21/02/2022 của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 177/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/03/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ thủ tục chấp thuận thay đổi tên chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại và Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch ở trong nước của ngân hàng thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Mục 3 Phần I Quyết định số 177/QĐ-NHNN quy định: PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

  1. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên TTHC

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ TTHC

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1

2.000123

Thủ tục chấp thuận thay đổi tên chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại

Thông tư số 01/2022/TT-NHNN

Thành lập và hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố

2

1.000372

Thủ tục chấp thuận đủ điều kiện khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch ở trong nước của ngân hàng thương mại

Thông tư số 01/2022/TT-NHNN

Thành lập và hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố

1.7.           Thông tư số 24/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 24/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNNngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 24/2021/TT-NHNN” và “Thông tư số 39/2011/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/04/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về các nội dung tối thiểu trong kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 24/2021/TT-NHNN quy định:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN

2. Sửa đổi, bổ sungkhoản 2 Điều 8như sau:

“2. Kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu các nội dung sau đây:

a) Kiểm toán hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trong đó bao gồm các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ) tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đối với những nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ đã được kiểm toán tuân thủ mà không có sự thay đổi thì không phải kiểm toán lại nội dung đó;

b) Kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính;

c) Ngoài nội dung kiểm toán quy định tại điểm a và điểm b khoản này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ.””