1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/01/2022

1.1.  Nghị định số 143/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 143/2021/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (sau đây viết tắt là lần lượt là “Nghị định số 143/2021/NĐ-CP” và “Nghị định số 88/2019/NĐ-CP”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Bổ sung quy định về vi phạm hành chính nhiều lần.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

2. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:

“Điều 2a. Vi phạm hành chính nhiều lần

Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các hành vi vi phạm hành chính nhiều lần là tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 5; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 14a; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 23; các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 28a; Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 32; Điều 33; khoản 1 Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; Điều 44; Điều 44a; Điều 45; Điều 45a; Điều 46; Điều 47; Điều 50; Điều 51 Nghị định này.”.”

1.2. Thông tư số 17/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ban hành ngày 16/11/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 17/2021/TT-NHNN” và “Thông tư số 19/2016/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, bổ sung quy định về phát hành thẻ bằng phương thức điện tử.

Cụ thể, khoản 5 Điều 1 Thông tư số 17/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN

5. Bổ sung Điều 10a như sau:

“Điều 10a. Phát hành thẻ bằng phương thức điện tử

  1. TCPHT phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, thủ tục phát hành thẻ của cá nhân bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định tại Điều này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của TCPHT, bao gồm tối thiểu các bước như sau:a) Thu thập thông tin, giấy tờ cần thiết trước khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với khách hàng nhằm nhận biết khách hàng và xác định hạn mức giao dịch của thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh, thẻ tín dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 10, khoản 3 Điều này và Điều 14 Thông tư này, quy định nội bộ của TCPHT và các quy định pháp luật khác (nếu có);b) Thực hiện kiểm tra, đối chiếu và xác minh thông tin nhận biết khách hàng;c) Cảnh báo cho khách hàng về các hành vi không được thực hiện trong quá trình mở và sử dụng thẻ được phát hành bằng phương thức điện tử;d) Cung cấp cho khách hàng hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ theo các nội dung quy định tại Điều 13 Thông tư này và thực hiện giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với khách hàng đảm bảo quy định về pháp luật giao dịch điện tử;đ) Thông báo tên TCPHT, tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ, số thẻ, thời hạn hiệu lực (hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ, tên chủ thẻ, phạm vi và chức năng sử dụng của thẻ, các điều cấm theo quy định pháp luật khi sử dụng thẻ cho khách hàng.
  1. TCPHT được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng phục vụ việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:a) Có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng (là các yếu tố, đặc điểm sinh học gắn liền với khách hàng thực hiện định danh, khó làm giả, có tỷ lệ trùng nhau thấp như vân tay, khuôn mặt, mống mắt, giọng nói và các yếu tố sinh trắc học khác) với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên giấy tờ cần thiết nhằm nhận biết khách hàng theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, theo yêu cầu của TCPHT hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc bởi tổ chức được cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử;b) Có biện pháp kỹ thuật để xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với nội dung tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ;c) Xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro, trong đó có biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trước, trong và sau khi phát hành thẻ cho khách hàng; biện pháp để kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng đảm bảo khách hàng thực hiện giao dịch thẻ được phát hành bằng phương thức điện tử là chủ thẻ chính. Quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro phải thường xuyên được rà soát, hoàn thiện dựa trên những thông tin, dữ liệu cập nhật trong quá trình cung ứng dịch vụ;d) Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết theo thời gian đối với các thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng phát hành và sử dụng thẻ, như: thông tin nhận biết khách hàng; các yếu tố sinh trắc học của khách hàng; âm thanh, hình ảnh, bản ghi hình, ghi âm; số điện thoại thực hiện giao dịch; nhật ký giao dịch. Các thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ an toàn, bảo mật, được sao lưu dự phòng, đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của dữ liệu để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Thời gian lưu trữ thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
  2. TCPHT căn cứ điều kiện công nghệ áp dụng khi nhận biết và xác minh khách hàng để đánh giá rủi ro, quyết định áp dụng hạn mức giao dịch của khách hàng mở bằng phương thức điện tử tại khoản 2 Điều này nhưng phải đảm bảo tổng hạn mức giao dịch (bao gồm rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán) của thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước định danh hoặc thẻ tín dụng của một khách hàng không vượt quá 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng và không thực hiện rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán quốc tế.
  3. TCPHT được quyết định áp dụng hạn mức giao dịch của thẻ mở bằng phương thức điện tử cao hơn hạn mức quy định tại khoản 3 Điều này và được thực hiện rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán quốc tế khi thực hiện một trong các biện pháp sau:a) TCPHT áp dụng công nghệ để kiểm tra, đối chiếu đặc điểm sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học công dân thông qua cơ sở dữ liệu căn cước công dân;b) TCPHT áp dụng giải pháp cuộc gọi ghi hình (video call) để thực hiện thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình phát hành thẻ đảm bảo hiệu quả như quy trình nhận biết, xác minh thông tin khách hàng qua phương thức gặp mặt trực tiếp. Giải pháp video call phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau: đảm bảo an toàn, bảo mật; độ phân giải cao; tín hiệu liên tục; cho phép tương tác âm thanh, hình ảnh với khách hàng theo thời gian thực để đảm bảo nhận diện người thật; lưu trữ toàn bộ dữ liệu âm thanh, hình ảnh hoặc bản ghi hình, ghi âm trong quá trình phát hành thẻ cho khách hàng;c) Sau khi TCPHT đã thực hiện việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp chủ thẻ chính là cá nhân.
  4. Việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử tại Điều này không áp dụng với các đối tượng tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 Thông tư này. TCPHT chỉ phát hành thẻ bằng phương thức điện tử cho khách hàng cá nhân là người nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này đối với thẻ ghi nợ.
  5. Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều này còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.”.”
  • Hai là, sửa đổi, bổ sungđiểm g khoản 1 Điều 13 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 6 Điều 1 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN

6. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 13 như sau:

“g. Thỏa thuận về việc cấp tín dụng cho chủ thẻ, bao gồm: Các hạn mức và sự thay đổi hạn mức sử dụng thẻ, bao gồm cả hạn mức thấu chi (đối với thẻ ghi nợ) và hạn mức tín dụng; lãi suất, phương thức tính lãi tiền vay, thứ tự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay (đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được thấu chi); thời hạn cấp tín dụng, mục đích vay, thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu, phương thức trả nợ, phí phạt khoản nợ quá hạn (nếu có). Thỏa thuận về việc cấp tín dụng cho chủ thẻ có thể được nêu trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ hoặc tại văn bản thỏa thuận riêng;”.”

1.3. Thông tư số 18/2021/TT-NHNN quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/2021/TT-NHNN ban hành ngày 18/11/2021 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 18/2021/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 07/01/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 18/2021/TT-NHNN quy định:Điều 3. Nguyên tắc tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng khi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp có nội dung hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.
  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo quy định tại Thông tư này, phù hợp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên thực hiện theo quy định tại Thông tư này, Luật Các tổ chức tín dụng, quy định về áp dụng điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài tại Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
  3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối được phép của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
  • Hai là, quy định về đồng tiền tái chiết khấu.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 18/2021/TT-NHNN quy định:Điều 6. Đồng tiền tái chiết khấu

  1. Đối với công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng đồng Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu bằng đồng Việt Nam.
  2. Đối với công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ:a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu bằng loại ngoại tệ ghi trên công cụ chuyển nhượng đó hoặc bằng đồng Việt Nam theo thỏa thuận. Trường hợp tái chiết khấu bằng đồng Việt Nam, các bên thỏa thuận tỷ giá áp dụng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá;b) Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có kỳ hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua lại công cụ chuyển nhượng bằng đồng tiền bán công cụ chuyển nhượng đó.”

1.4. Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ban hành ngày 10/11/2021 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (sau đây viết tắt là “Thông tư số 16/2021/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/01/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định:Điều 5. Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán

Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  1. Là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo đúng quy định của pháp luật.
  2. Được phát hành bằng đồng Việt Nam.
  3. Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán, chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi và bên bán cam kết trái phiếu doanh nghiệp không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang mua bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu (trừ trường hợp tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để bán lần đầu).”
  • Hai là, quy định về giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định:Điều 8. Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp

  1. Tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng(đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
  2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành; trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh.”

1.5. Thông tư số 25/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 25/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNNngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 25/2021/TT-NHNN” và “Thông tư số 01/2015/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 14/02/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Bổ sung quy định về kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử.

Cụ thể, khoản 4 Điều 1 Thông tư số 25/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN

4. Bổ sung Điều 4a như sau:

“Điều 4a. Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử

  1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử phải xây dựng quy trình kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lưu trữ đầy đủ các thông tin liên quan đến việc kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.””

1.6.  Thông tư số 24/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 24/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNNngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt lần lượt là “Thông tư số 24/2021/TT-NHNN” và “Thông tư số 39/2011/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 15/04/2022.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về các nội dung tối thiểu trong kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 24/2021/TT-NHNN quy định:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN

2. Sửa đổi, bổ sungkhoản 2 Điều 8như sau:

“2. Kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu các nội dung sau đây:

a) Kiểm toán hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trong đó bao gồm các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ) tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đối với những nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ đã được kiểm toán tuân thủ mà không có sự thay đổi thì không phải kiểm toán lại nội dung đó;

b) Kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính;

c) Ngoài nội dung kiểm toán quy định tại điểm a và điểm b khoản này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ.””