Khung pháp lý M&A tại Việt Nam

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, giao dịch mua bán & sáp nhập doanh nghiệp – Merger & Acquisition (M&A) đã dần trở nên phổ biến trong đời sống kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, với tình hình kinh tế khó khăn những năm qua, việc M&A càng trở nên ưu tiên trong chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài và đồng thời cũng là hướng đi đúng của doanh nghiệp trong nước nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Nhận thấy được thực trạng đó, Công ty Luật QNT đã phát hành Bản tin pháp lý này nhằm hỗ trợ Khách hàng nắm bắt kịp thời những vấn đề pháp lý cơ bản về M&A[1], cụ thể bao gồm:

1. M&A là gì?

Theo cách hiểu phổ biến thông thường:

  • Sáp nhập (Merger): là việc hai công ty, thường là có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp mới với tên gọi mới (hai cái tên cũ sẽ không còn tồn tại). Cổ phiếu cũ của hai công ty sẽ không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu thay thế.
  • Thâu tóm, mua lại (Acquisition): là việc một công ty chiếm lĩnh hoàn toàn một công ty khác và đóng vai trò người chủ sở hữu mới thì được gọi là mua lại. Trên góc độ pháp lý, công ty bị mua lại sẽ ngừng hoạt động, công ty tiến hành mua lại “nuốt” trọn hoạt động kinh doanh của công ty kia, tuy nhiên cổ phiếu của công ty đi mua lại vẫn được giao dịch bình thường.

Ở Việt Nam, giao dịch M&A được điều chỉnh trước hết bởi các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán và cạnh tranh. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể giao dịch M&A có thể chịu sự điều chỉnh từ các cam kết của Việt Nam trong WTO, các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan như: sở hữu trí tuệ, đất đai, tài chính – ngân hàng, quản lý ngoại hối,…

Về cơ bản, giao dịch M&A được thực hiện dưới những hình thức sau đây:

  • Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại[2].
  • Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập[3].
  • Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất[4].
  • Bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: là việc bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp 100% vốn của công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, nhóm công ty có công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; bán đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty thành viên theo quy định của Nghị định 128/2014/NĐ-CP.
  • Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp: thông qua việc góp vốn để tăng vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.
  • Mua lại vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành: là việc mua lại vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên/cổ đông hiện hữu theo Luật Doanh nghiệp.

Trong đó, hình thức cho góp vốn vào công ty và bán phần vốn góp/cổ phần của công ty là hình thức giao dịch M&A phổ biến nhất tại Việt Nam. Một số giao dịch có thể kết hợp nhiều hình thức, cũng như có thể kết hợp với việc cho vay chuyển đổi hay mua trái phiếu chuyển đổi.

M&A

2. Một số giới hạn pháp lý 

2.1. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài được giới hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam và Biểu cam kết dịch vụ WTO, khái quát như sau:

  • Trên thị trường chứng khoán Việt Nam[5]:

    • Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế;

    • Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật liên quan có quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó;

    • Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định về sở hữu nước ngoài tại danh mục. Trường hợp ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại danh mục không quy định cụ thể điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vốn điều lệ;

    • Công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm (i), (ii) và (iii) nêu trên, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế.

    • Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành: tỷ lệ sở hữu áp dụng theo quy định pháp luật chuyên ngành. Chẳng hạn trong lĩnh vực ngân hàng, theo Biểu cam kết dịch vụ WTO và pháp luật về các tổ chức tín dụng quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam[6].

    Về nguyên tắc, không thuộc các trường hợp hạn chế, thì các tổ chức là pháp nhân (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và mọi cá nhân (không phân biệt quốc tịch) đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.

    1.2. Luật cạnh tranh trong giao dịch M&A

    Theo quy định của Luật cạnh tranh số 23/2018/QH14, hành vi Tập trung kinh tế của doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và hành vi khác theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn như:

    • Tập trung kinh tế bị cấm: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

    • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:

      • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định về ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

      • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;…

      Ngoài ra, dưới góc độ pháp lý, các bên khi tiến hành giao dịch M&A có thể phải quan tâm đến các quy định của pháp luật đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, tài chính – ngân hàng,…

      3. Thuế trong giao dịch M&A

      Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc chuyển nhượng vốn/chứng khoán trong giao dịch M&A có thể là đối tượng chịu thuế, khái quát như sau:

      • Đối với Thuế giá trị gia tăng (VAT): theo quy định tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP đối với chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
      • Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT): theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn/chứng khoán của doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
      • Đối với Thuế thu nhập cá nhân (PIT): theo quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm chuyển nhượng phần vốn góp, chứng khoán và chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác) là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.

      ________________________________________________

      [1] Tài liệu này được biên soạn phù hợp tại thời điểm ngày 01/01/2021

      [2] Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

      [3] Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

      [4] Khoản 3 Điều 29 Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

      [5] Khoản 1 Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

      [6] Khoản 5 Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP

      ________________________________________________

      @ Copyright 2012 – Công ty Luật QNT – Bản tin pháp lý: Một số vấn đề cần biết về Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (phiên bản 4.0 năm 2021)

       

      Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2014

      NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 2014

        Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (Luật BHXH 2014) đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014, chính thức có hiệu lực  từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội 2006 hiện hành. Luật BHXH 2014 gồm có 09 chương, 125 điều quy định vềcác vấn đề như: chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

        So với các quy định của Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 có nhiều quy định mới. Trong Bản tin pháp lý này, QNT sẽ tập trung giới thiệu những điểm mới mà doanh nghiệp, với tư cách là người sử dụng lao động cần nằm bắt kịp thời nhằm bảo đãm việc tuân thủ pháp luật, cụ thể là các quy định mới về (i) đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, (ii) căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và (iii) quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực BHXH. Cụ thể như sau:

        1. Tăng mức lương tối thiểu vùng

        Ngày 07/8/2017, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt mức lương tối thiểu vùng 2018. Phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 này sẽ được trình lên Chính phủ để ban hành Nghị định mới về lương tối thiểu vùng 2018, được áp dụng từ 01/01/2018. Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

        Vùng Người lao động làm công việc hoặc có chức danh giản đơn nhất trong
        điều kiện lao động bình thường
        Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
        Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP Theo Nghị định mới Điều kiện lao động bình thường Điều kiện lao động nặng nhọc,
        độc hại, nguy hiểm
        Điều kiện lao động đặc biệt
        nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
          (A) (B) (C) (D)
        I 3.750.000 3.980.000 107% A 105% B 107% B
        II 3.320.000 3.530.000 107% A 105% B 107% B
        III 2.900.000 3.090.000 107% A 105% B 107% B
        IV 2.580.000 2.760.000 107% A 105% B 107% B

        2. Bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc

        Luật BHXH 2006 quy định đối tượng tham gia BHXH chỉ là người lao động Việt Nam, ký hợp đồng lao động với thời hạn từ 3 tháng đến 36 tháng hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

        Luật BHXH 2014 đã mở rộng đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, bên cạnh các đối tượng theo quy định luật BHXH 2006 doanh nghiệp còn mua phải mua BHXH cho các đối tượng sau:

        Đối tượng Thời điểm bắt đầu tham gia
        Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương 01/01/2016
        Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp 01/01/2018
        Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng 01/01/2018

        Tuy nhiên, tại buổi tập huấn về chính sách mới BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH thì Doanh nghiệp không phải mua BHXH cho người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng ngay từ ngày 01/01/2018, mà chờ đến khi có hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

        3. Bổ sung thêm khoản tính đóng BHXH:

        Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

        Từ 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lươngcác khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, cụ thể như sau:

        Khoản tính đóng BHXH Khoản không tính đóng BHXH
        1.     Mức lương2.     Phụ cấp lương: Là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:·         Phụ cấp chức vụ, chức danh;·         Phụ cấp trách nhiệm;·         Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;·         Phụ cấp thâm niên;·         Phụ cấp khu vực;·         Phụ cấp lưu động;·         Phụ cấp thu hút·         Các phụ cấp có tính chất tương tự 1.     Tiền thưởng:·         Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động: Thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động;·         Tiền thưởng sáng kiến.2.     Tiền ăn giữa ca.3.     Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.4.     Khoản hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị TNLĐ, BNN và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

        4. Nội dung và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN

        Theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP và Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2017, từ ngày 01/6/2017 nội dung và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN có sự thay đổi so với Quyết định 959/QĐ-BHXH, theo đó, tổng mức đóng sẽ giảm từ 32.5% xuống 32.0%, cụ thể như sau:

        Nội dung Trước ngày 01/06/2017 (32.5%) Sau ngày 01/06/2017 (32.0%)
        Doanh nghiệp NLĐ Doanh nghiệp NLĐ
        BHXH 18% 8% 17% 8%
        BHYT 3% 1.5% 3% 1.5%
        BHTN 1% 1% 1% 1%
        BH TNLĐ – BNN 0 0 0.5% 0
        TỔNG 22% 10.5% 21.5% 10.5%

        5. Xử lý vi phạm đối với tổ chức vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN

        Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động của doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc và thu tiền BHXH mà người lao động phải đóng (bằng hình thức trích từ tiền lương) để nộp cùng một lúc vào quỹ BHXH. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

        Theo quy định của Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, nếu doanh nghiệp có hành vi gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ từ 06 tháng trở lên, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tiền như sau: Phạt tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng nếu từ 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng đến 3.000.000.000 (ba tỷ) đồng.

        Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ có thể bị phạt tù đối với cá nhân, phạt tiền đối với pháp nhân

        Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ mà gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 06 tháng trở lên, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

        – Trốn đóng bảo hiểm từ 50 đến 300 triệu đồng;

        – Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 NLĐ.

        Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;

        Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

        – Phạm tội 02 lần trở lên;

        – Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đến 01 tỷ đồng;

        – Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

        – Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

        Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;

        Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

        – Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

        – Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

        – Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

        Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

        Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 01 đến 03 tỷ đồng;

        6. Kéo dài thời gian tính mức lương hưu hằng tháng

        Đối với nam: Mức lương hưu hằng tháng =  45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 16 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2018), 17 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2019), 18 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2020), 19 năm (nếu nghỉ hưu vào năm 2021), 20 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi) + 2% cho mỗi năm.

        Đối với nữ: Mức lương hưu hằng tháng =  45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm (nếu nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi) + 2% cho mỗi năm.

        Mức tối đa = 75%

        7. Sa thải trái pháp luật đối với NLĐ, cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc có thể bị phạt đến 03 năm tù

        Cụ thể, sa thải trái pháp luật đối với NLĐ, cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

        Nếu sa thải trái pháp luật, cưỡng ép, đe dọa buộc NLĐ phải thôi việc thuộc một trong các trường hợp sau, có thể bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

        – Đối với 02 người trở lên;

        – Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

        – Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

        – Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

        – Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác

        8. Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ có thể bị phạt tù đối với cá nhân, phạt tiền đối với pháp nhân

        Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ mà gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 06 tháng trở lên, đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

        – Trốn đóng bảo hiểm từ 50 đến 300 triệu đồng;

        – Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 NLĐ.

        Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;

        Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

        – Phạm tội 02 lần trở lên;

        – Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đến 01 tỷ đồng;

        – Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

        – Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

        Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;

        Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

        – Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

        – Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

        – Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ quy định trên.

        Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

        Nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 01 đến 03 tỷ đồng;

        9. Vi phạm quy định về sử dụng NLĐ dưới 16 tuổi có thể bị phạt đến 12 năm tù

        Người nào sử dụng NLĐ dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

        – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

        – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

        – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

        Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

        – Phạm tội 02 lần trở lên;

        – Làm chết người;

        – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

        – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

        Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

        – Làm chết 02 người trở lên;

        – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

        Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

        Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động của doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc và thu tiền BHXH mà người lao động phải đóng (bằng hình thức trích từ tiền lương) để nộp cùng một lúc vào quỹ BHXH. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí có thể bị xử lý hình sự. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, nếu doanh nghiệp có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì bị phạt tiền từ 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng đến 3.000.000.000 (ba tỷ) đồng.

        10. Mức đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

        10.1. Mức đóng BHXH của người lao động:

        • Đối với người lao động làm việc ở Việt Nam, hằng tháng đóng 8% tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tuất tử;
        • Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động và đã tham gia BHXH bắt buộc trước khi lao động ở nước ngoài, hằng tháng đóng 22% tiền lương đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài vào quỹ hưu trí và tử tuất.
        • Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động và chưa tham gia BHXH bắt buộc trước khi lao động ở nước ngoài, hoặc đã tham gia nhưng đã hưởng BHXH một lần, đóng 22% của 02 lần mức lương cơ sở.

        10.2. Mức đóng BHXH của doanh nghiệp:

        Hằng tháng, doanh nghiệp phải đóng 3% tiền lương tháng của người lao động vào quỹ ốm đau, thai sản, 1% tiền lương tháng của người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và 14% tiền lương tháng của người lao động vào quỹ hưu trí và tuất tử. Như vậy, doanh nghiệp phải đóng BHXH bằng 18% tiền lương tháng của người lao động.

        11. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp

        Theo quy định của Luật BHXH 2014, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực BHXH có một số thay đổi, cụ thể như sau:

        • Bãi bỏ quy định về việc doanh nghiệp phải bảo quản sổ BHXH của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;
        • Bãi bỏ quy định về việc doanh nghiệp giữ lại 2% để kịp thời chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản;
        • Quy định thêm nghĩa vụ niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH cho người lao động vào định kỳ 06 tháng và niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp hằng năm.

        ________________________________________________

        @ Copyright 2015 – Công ty Luật QNT – Bài viết được viết trong phạm vi và tuân theo pháp luật liên quan tại thời điểm công bố

         

        Thông tin pháp lý về Đầu tư tại Việt Nam

        THÔNG TIN PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

          1.   Chính sách và sự bảo đảm về đầu tư

          1.1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

          Theo Luật Đầu tư, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

          Hơn nữa, việc chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài được bảo đảm. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây: (i) vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; (ii) thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; và (iii) tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

          1.2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

          Theo Luật Đầu tư, nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

          Hơn nữa, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

          Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án (ngoại trừ thay đổi vì lý do  quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường).

          2. Ngành nghề kinh doanh 

          Cấm kinh doanh: Tại Việt Nam, nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà Luật Đầu tư không cấm. Một số hoạt động kinh doanh cấm đầu tư  đối với cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, như: kinh doanh ma túy, mại dâm, mua bán người hoặc các bộ phận của cơ thể người và một số  ngành nghề cụ thể khác.

          Kinh doanh có điều kiện: Ngoài ra, một số hoạt động kinh doanh trong đó nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ, như: kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, casino, dịch vụ Logistics, khoáng sản, dịch vụ việc làm, bất động sản, viễn thông, và một số ngành nghề cụ thể khác.

          Kinh doanh được ưu đãi: Ngược lại, Nhà nước Việt Nam cũng khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong các lĩnh vực ưu đãi và các khu vực địa lý, như:

          • Ngành nghề ưu đãi đầu tư: hoạt động công nghệ cao, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, sản phẩm điện tử, một số sản phẩm công nghiệp, ô tô, sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, và một số ngành nghề cụ thể khác.
          • Địa bàn ưu đãi đầu tư và quy mô: Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên, Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khan, Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, và một số ngành nghề cụ thể khác.

          3. Hình thức đầu tư 

          Luật Đầu tư quy định một số hình thức đầu tư tại Việt Nam, cụ thể:

          • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
          • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
          • Đầu tư theo hình thức Hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP); và
          • Ðầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC).

          Chúng tôi lưu ý rằng, để đầu tư thành lập một tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp), nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư.

          Ngoài ra, khi pháp nhân nước ngoài không muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ muốn có sự hiện diện kinh doanh tại Việt Nam, thì họ có thể thiết lập chi nhánh hay văn phòng đại diện tại Việt Nam.

          4. Loại hình doanh nghiệp

          Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm các loại hình doanh nghiệp cơ bản sau đây:

          • DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
          • CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
          • CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN là doanh nghiệp được sở hữu bởi các thành viên có thể là tổ chức và/hoặc cá nhân (thành viên công ty với số lượng không vượt quá 50). Thành viên này chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số “vốn đã góp”. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
          • CÔNG TY CỔ PHẦN là doanh nghiệp nghiệp được sở hữu bởi các cổ đông có thể là tổ chức và/hoặc cá nhân (cổ đông công ty với số lượng cổ đông tối thiểu là 03). Cổ đông này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số “vốn đã góp”. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

          Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Để hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện pháp lý và được cấp Giấy phép (phụ) tương ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

            ________________________________________________

            @ Copyright 2015 – Công ty Luật QNT – Bài viết được viết trong và tuân theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.