Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 12/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 11/2021

1.1. Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ban hành ngày 10/11/2021 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (sau đây viết tắt là “Thông tư số 16/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/01/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định:Điều 5. Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán

Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  1. Là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo đúng quy định của pháp luật.

  2. Được phát hành bằng đồng Việt Nam.

  3. Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán, chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi và bên bán cam kết trái phiếu doanh nghiệp không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang mua bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu (trừ trường hợp tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để bán lần đầu).”

  • Hai là, quy định về giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định:Điều 8. Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp

  1. Tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng(đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

  2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành; trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh.”

1.2. Thông tư số 18/2021/TT-NHNN quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/2021/TT-NHNN ban hành ngày 18/11/2021 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 18/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 07/01/2022.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 18/2021/TT-NHNN quy định:Điều 3. Nguyên tắc tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng khi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp có nội dung hoạt động tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng.

  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo quy định tại Thông tư này, phù hợp quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên thực hiện theo quy định tại Thông tư này, Luật Các tổ chức tín dụng, quy định về áp dụng điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài tại Luật Các công cụ chuyển nhượng và quy định của pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

  3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối được phép của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

  • Hai là, quy định về đồng tiền tái chiết khấu.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 18/2021/TT-NHNN quy định:Điều 6. Đồng tiền tái chiết khấu

  1. Đối với công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng đồng Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu bằng đồng Việt Nam.

  2. Đối với công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ:

  3. a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tái chiết khấu bằng loại ngoại tệ ghi trên công cụ chuyển nhượng đó hoặc bằng đồng Việt Nam theo thỏa thuận. Trường hợp tái chiết khấu bằng đồng Việt Nam, các bên thỏa thuận tỷ giá áp dụng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá;

  4. b) Trường hợp tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng theo phương thức mua có kỳ hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua lại công cụ chuyển nhượng bằng đồng tiền bán công cụ chuyển nhượng đó.”

1.3. Công văn số 8458/NHNN-TT V/v triển khai áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa

  • Tên văn bản pháp luật: Công văn số 8458/NHNN-TTban hành ngày 31/11/2021 của Ngân hàng Nhà nước V/v triển khai áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa (sau đây viết tắt là “Công văn số 8458/NHNN-TT”)

  • Nội dung có thể lưu ý được quy định tại Công văn số 8458/NHNN-TT:

“để đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi sang thẻ chip nội địa, Thông tư số 19 (đã được sửa đổi bổ sung) quy định trách nhiệm của tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) trong thực hiện lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ nội địa sang thẻ chip nội địa đang lưu hành và dừng phát hành thẻ từ nội địa sau thời điểm 31/3/2021, không có quy định về việc dừng hoặc từ chối giao dịch thẻ đối với thẻ từ nội địa đang lưu hành (thẻ còn đang thời hạn sử dụng) do các TCPHT tại Việt Nam phát hành; đồng thời quy định trách nhiệm các tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT) trong thực hiện lộ trình chuyển đổi ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS) đang hoạt động tại Việt Nam tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, không có quy định về việc từ chối chấp nhận giao dịch thẻ đối với thẻ từ nội địa đang lưu hành.

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 11/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 10/2021

Quyết định số 1813/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 1813/QĐ-TTg ban hành ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1813/QĐ-TTg”)

  • Ngày có hiệu lực: 28/10/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025.

Cụ thể, Mục 2 Phần II Quyết định số 1812/QĐ-TTg quy định: “II. MỤC TIÊU

2. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025

a) Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP.b) Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%.c) Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.d) Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.đ) Mục tiêu tăng trưởng sử dụng phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt:

– Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 – 25%/năm;

– Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 – 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 – 100%/năm;

– Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35 – 40%/năm;

* Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.

e) Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công:

– Từ 90 – 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90 – 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

– 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;

– 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.”

  • Hai là, quy định về giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 – 2025.

Cụ thể, Mục 1 Phần III Quyết định số 1812/QĐ-TTg quy định: “III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

  1. Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sácha) Rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại các văn bản Luật hiện hành (như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản Luật khác có liên quan).b) Nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán (theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) để đảm bảo thẩm quyền quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các hệ thống thanh toán, các dịch vụ và phương tiện thanh toán, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế.c) Hoàn thành việc xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn.d) Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2013 về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống tham nhũng.đ) Hoàn thiện, ban hành các quy định về định danh và xác thực điện tử; ban hành quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; ban hành quy định, hướng dẫn cho phép các tổ chức liên quan được kết nối, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc xác thực thông tin, nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử.e) Hoàn thành xây dựng, ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo lập khung pháp lý, đáp ứng yêu cầu quản lý, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và triển khai các mô hình hợp tác, kinh doanh mới trong cung ứng dịch vụ thanh toán.g) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về giao dịch điện tử, an ninh mạng, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu và bảo vệ người dùng,… nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ và đổi mới, sáng tạo, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.h) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.i) Xây dựng giải pháp để tiếp tục khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt góp phần vào việc quản lý thuế.k) Thực hiện chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí hợp lý.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 10/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/10/2021

1.1. Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 11/2021/TT-NHNNban hành ngày 30/07/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 11/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về mức trích lập dự phòng cụ thể.

Cụ thể, Điều 12 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định:Điều 12. Mức trích lập dự phòng cụ thể

1. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

Trong đó:

– R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

–  : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai – Ci) x r

Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i.

Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0 (không).

2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

a) Nhóm 1: 0%;

b) Nhóm 2: 5%;

c) Nhóm 3: 20%;

d) Nhóm 4: 50%;

đ) Nhóm 5: 100%.

3. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận;

b) Thời gian xử lý tài sản bảo đảm theo dự kiến không quá 01 (một) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm;

c) Tài sản bảo đảm phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và pháp luật khác có liên quan;

d) Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c Khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi bằng 0 (không).

4. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị tài sản bảo đảm quy định tại khoản 5 Điều này với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như sau:

a) Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể;

b) Chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm đã niêm yết): Giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm e Khoản này;

c) Cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom: Giá tham chiếu tại ngày giao dịch liền kề gần nhất trước ngày trích lập dự phòng rủi ro do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm e Khoản này;

d) Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá bình quân các mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn theo quy định của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp không có mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn nêu trên, giá trái phiếu để tính khấu trừ là bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng rủi ro. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá;

đ) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) đã niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất trước ngày trích lập dự phòng rủi ro do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày tính đến ngày trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá;

e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phát hành: tính theo mệnh giá.

Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, giá trị vốn chủ sở hữu thấp hơn giá trị vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành thì giá trị tài sản bảo đảm được xác định như sau:

Mệnh giá chứng khoán, giấy tờ có giá nhân (x) với vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành chia (:) cho vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành.

Trong đó: Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành và vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành được xác định trên Bảng cân đối kế toán kỳ gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Trường hợp vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành âm, giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ (Ci) phải coi bằng 0 (không);

g) Tài sản cho thuê tài chính: Giá trị của tài sản cho thuê tài chính được định giá theo quy định tại điểm h Khoản này hoặc giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính theo thời gian cho thuê được tính bằng công thức:

Giá trị tài sản cho thuê tài chính chia (:) cho thời gian cho thuê theo hợp đồng nhân (x) với thời gian thuê còn lại theo hợp đồng;

h) Việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể đối với động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác, trừ tài sản quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e Khoản này được thực hiện như sau:

(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể cuối năm tài chính trong các trường hợp sau đây:

Tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung); tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá từ 200 tỷ đồng trở lên.

Kết quả định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể.

Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng kết quả định giá theo quy định nội bộ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm của tổ chức định giá và không xác định được giá trị tài sản bảo đảm theo quy định nội bộ thì giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ phải coi bằng 0 (không);

(ii) Trừ trường hợp quy định tại điểm h(i) Khoản này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định nội bộ tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định tỷ lệ khấu trừ cụ thể của từng loại tài sản bảo đảm theo nguyên tắc tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm càng thấp. Trong đó, tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm được xác định như sau:

a) Số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 100%;

b) Trái phiếu Chính phủ, vàng miếng theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 95%;

c) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; công cụ chuyển nhượng, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:

– Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%;

– Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%;

– Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%.

d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;

đ) Chứng khoán do doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;

e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c Khoản này, do tổ chức tín dụng khác có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;

Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c Khoản này, do tổ chức tín dụng khác không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;

g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;

Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;

h) Bất động sản: 50%;

i) Các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.

7. Tổ chức tín dụng trong thời gian triển khai phương án cơ cấu lại, hợp nhất, sáp nhập theo Đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng, gắn với xử lý nợ xấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có khó khăn về tài chính báo cáo Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc trích lập dự phòng rủi ro; trường hợp số tiền trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hàng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi và tổ chức tín dụng phải theo dõi số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định tại Thông tư này.”

1.2. Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2021/TT-NHNNban hành ngày 30/07/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước (sau đây viết tắt là “Thông tư số 12/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 27/10/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 3. Nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, bán giấy tờ có giá phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp và/hoặc giấy tờ có giá khác ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

  2. Bên mua, Bên bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mua, bán  giấy tờ có giá phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

  3. Đồng tiền thực hiện trong giao dịch mua, bán  giấy tờ có giá là đồng Việt Nam.

  4. Giấy tờ có giá được mua, bán thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên bán và chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi; Bên bán có cam kết giấy tờ có giá không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang được chiết khấu, tái chiết khấu.

  5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Nghị định của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các văn bản khác hướng dẫn Luật Chứng khoán, quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này.

  6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng. Thời hạn còn lại là khoảng thời gian được xác định từ ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này đến ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá đó.

  7. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi.

  8. Đối với giấy tờ có giá của công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính phát hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua, bán với tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).”

  • Hai là, quy định về thông tin giao dịch.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định:Điều 4. Thông tin giao dịch

Mọi giao dịch mua, bán giấy tờ có giá phải được thể hiện bằng hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Thỏa thuận về mua, bán giấy tờ có giá phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

  1. Thông tin về Bên bán, Bên mua.

  2. Tên gọi giấy tờ có giá; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; thời hạn giấy tờ có giá; ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá; giá trị theo mệnh giá giấy tờ có giá.

  3. Ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.

  4. Số tiền thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.

  5. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán, Bên mua.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 09/2021

Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 14/2021/TT-NHNNban hành ngày 07/09/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 14/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 07/09/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 14/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 4như sau:

Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  1. Phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

  2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022.

  3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản này;b) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/3/2020;c) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021;d) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 07/9/2021.

  4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

  5. Khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.

  6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

  7. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid -19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

  8. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022.””

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm lãi, phí nợ.

Cụ thể, Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 14/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

2. Sửa đổi, bổ sungĐiều 5như sau:

Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.

  2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 30/6/2022.”

  3. Sửa đổi, bổ sungkhoản 2 Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN(đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN) như sau:

“2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 01/8/2021 như sau:

a) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đối với số dư nợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

b) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày khoản nợ bị chuyển quá hạn đối với số dư nợ quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

c) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện miễn, giảm lãi lần đầu đối với số dư nợ quy định tại Điều 5 Thông tư này.””

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 08&09/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/08/2021

1.1. Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ban hành ngày 10/06/2021 của Chính phủ quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng (sau đây viết tắt là “Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Công ty thông tin tín dụng chỉ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.

  2. Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng phải tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo tính trung thực, khách quan và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

  3. Các thỏa thuận, cam kết trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quy định tại Nghị định này phải được lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản theo quy định của pháp luật.

  4. Công ty thông tin tín dụng chỉ được thu thập thông tin tín dụng của khách hàng vay từ các tổ chức tham gia khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức tham gia này cung cấp thông tin tín dụng cho công ty thông tin tín dụng theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

  5. Nguyên tắc cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng:a) Công ty thông tin tín dụng thực hiện cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;b) Công ty thông tin tín dụng chỉ được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức tham gia khác khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức này được sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng do công ty thông tin tín dụng cung cấp theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp tổ chức này được khách hàng vay đồng ý theo quy định tại khoản 4 Điều này;c) Công ty thông tin tín dụng không được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức, cá nhân khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 21 Nghị định này.”

  • Hai là, quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 6. Các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Thu thập, cung cấp trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.

  2. Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

  3. Trao đổi thông tin tín dụng, cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng sai đối tượng, sai mục đích, bất hợp pháp.

  4. Lợi dụng hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng để tư lợi cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  5. Cản trở hoạt động thu thập và sử dụng thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.“

1.2. Quyết định số 1172/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực hoạt động thông tin tín dụng thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 1172/QĐ-NHNNban hành ngày 07/07/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế lĩnh vực hoạt động thông tin tín dụng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 1172/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có thủ tục chấp thuận thay đổi nội dung Giấy chứng nhận hoạt động thông tin tín dụng.

Cụ thể, Mục 1 Phần I Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 1172/QĐ-NHNN) quy định:

PHẦN I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

  1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên TTHC

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

Lĩnh vực

Đơn vị thực hiện

Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2

1.001157

Thủ tục chấp thuận thay đổi nội dung Giấy chứng nhận hoạt động thông tin tín dụng

Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

Hoạt động thông tin tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.3. Thông tư số 13/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 13/2021/TT-NHNNban hành ngày 23/08/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 13/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/09/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến Phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 13/2021/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN

Bổ sung Điều 1a như sau:

Điều 1a: Giảm 50% mức phí thanh toán tại điểm 1.1, 1.2 Mục 1 “Phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng” tại Phần III “Phí dịch vụ thanh toán trong nước” Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022.”.”

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 07/2021

Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 12/2021/TT-NHNNban hành ngày 30/07/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước (sau đây viết tắt là “Thông tư số 12/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 27/10/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 3. Nguyên tắc mua, bán giấy tờ có giá

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, bán giấy tờ có giá phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp và/hoặc giấy tờ có giá khác ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

  2. Bên mua, Bên bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mua, bán  giấy tờ có giá phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

  3. Đồng tiền thực hiện trong giao dịch mua, bán  giấy tờ có giá là đồng Việt Nam.

  4. Giấy tờ có giá được mua, bán thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên bán và chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi; Bên bán có cam kết giấy tờ có giá không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang được chiết khấu, tái chiết khấu.

  5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Nghị định của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các văn bản khác hướng dẫn Luật Chứng khoán, quy định của pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này.

  6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng. Thời hạn còn lại là khoảng thời gian được xác định từ ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này đến ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá đó.

  7. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi.

  8. Đối với giấy tờ có giá của công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính phát hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua, bán với tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).”

  • Hai là, quy định về thông tin giao dịch.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 12/2021/TT-NHNN quy định:Điều 4. Thông tin giao dịch

Mọi giao dịch mua, bán giấy tờ có giá phải được thể hiện bằng hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Thỏa thuận về mua, bán giấy tờ có giá phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

  1. Thông tin về Bên bán, Bên mua.

  2. Tên gọi giấy tờ có giá; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; thời hạn giấy tờ có giá; ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá; giá trị theo mệnh giá giấy tờ có giá.

  3. Ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.

  4. Số tiền thanh toán tiền mua giấy tờ có giá.

  5. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán, Bên mua.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 07/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2021

Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ban hành ngày 101/06/2021 của Chính phủ quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng (sau đây viết tắt là “Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Công ty thông tin tín dụng chỉ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.

  2. Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng phải tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo tính trung thực, khách quan và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

  3. Các thỏa thuận, cam kết trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quy định tại Nghị định này phải được lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản theo quy định của pháp luật.

  4. Công ty thông tin tín dụng chỉ được thu thập thông tin tín dụng của khách hàng vay từ các tổ chức tham gia khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức tham gia này cung cấp thông tin tín dụng cho công ty thông tin tín dụng theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

  5. Nguyên tắc cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng:a) Công ty thông tin tín dụng thực hiện cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;b) Công ty thông tin tín dụng chỉ được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức tham gia khác khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức này được sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng do công ty thông tin tín dụng cung cấp theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp tổ chức này được khách hàng vay đồng ý theo quy định tại khoản 4 Điều này;c) Công ty thông tin tín dụng không được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức, cá nhân khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 21 Nghị định này.”

  • Hai là, quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 6. Các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Thu thập, cung cấp trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.

  2. Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

  3. Trao đổi thông tin tín dụng, cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng sai đối tượng, sai mục đích, bất hợp pháp.

  4. Lợi dụng hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng để tư lợi cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  5. Cản trở hoạt động thu thập và sử dụng thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.“

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 06/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 05/2021

Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 810/QĐ-NHNNban hành ngày 11/05/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây viết tắt là “Quyết định số 810/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 11/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mục tiêu cơ bản đến năm 2025 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, khoản 2.1.2 Tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN) quy định:

III. MỤC TIÊU

2. Một số mục tiêu cụ thể

2.1.2. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng):

a) Ít nhất 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số;

b) Ít nhất 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử;

c) Ít nhất 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số (kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết nối mạng internet);

d) Ít nhất 60% tổ chức tín dụng có tỷ trọng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%;

đ) Ít nhất 50% quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động;

e) Ít nhất 70% hồ sơ công việc tại tổ chức tín dụng được xử lý và lưu trữ trên môi trường số (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);”

  • Hai là, quy định về nhiệm vụ hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, Mục 5 Phụ lục Danh mục nhiệm vụ trọng tâm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN quy định:

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Sản phẩm đầu ra dự kiến

5

Hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại TCTD

5.1

Xây dựng và triển khai Kế hoạch/ Chiến lược chuyển đổi số, trong đó chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng số dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin, ngân hàng lõi hiện đại tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước, quốc tế, có khả năng kết nối liên thông, đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành, phù hợp với nhu cầu, năng lực và tiềm lực của TCTD.

TCTD

TGTT, Công ty Fintech và các đơn vị liên quan.

Hàng năm

Kế hoạch/ Chiến lược chuyển đổi số được ban hành (hoặc lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh doanh/ Chiến lược CNTT) và triển khai.

5.2

Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình chi nhánh cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tự động, tự phục vụ (self-service) trên cơ sở ứng dụng công nghệ số.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Hình thành các mô hình chi nhánh tự phục vụ

5.3

Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) và các công nghệ số trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: phân tích, dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa hành trình, trải nghiệm khách hàng; phát hiện gian lận, lưu trữ thông tin, phân tích dữ liệu; tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ nội bộ, tiết giảm chi phí và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tức thời cho khách hàng thông qua trợ lý ảo, robot.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hằng năm

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số

5.4

Nghiên cứu áp dụng giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng, dữ liệu mở, dữ liệu bên thứ ba và mô hình chấm điểm đáng tin cậy để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay bằng phương thức điện tử.

TCTD

CIC và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số

5.5

Đẩy mạnh nghiên cứu tích hợp, kết nối mở rộng với các ngành, lĩnh vực khác để thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hướng đến các mô hình kinh doanh mới như Ngân hàng mở để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện, an toàn tiện lợi với chi phí thấp.

TCTD

TCTD, TGTT, Công ty Fintech và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, sáng tạo trên cơ sở hợp tác với các TGTT, công ty Fintech

5.6

Xây dựng và triển khai Khung quản lý rủi ro tổng thể bao gồm tối thiểu các rủi ro hoạt động, nghiệp vụ, công nghệ thông tin và pháp lý.

TCTD

Cục CNTT, TTGSNH và các đơn vị liên quan

2021- 2025

Ban hành và triển khai Khung quản lý rủi ro tổng thể.

5.7

Triển khai các mô hình hoạt động, phương pháp phát triển sản phẩm theo hướng tinh gọn, linh hoạt.

TCTD

 

Hàng năm

Mô hình hoạt động tinh gọn, linh hoạt

5.8

Nghiên cứu, áp dụng các chính sách phí phù hợp cho các giao dịch nhỏ lẻ thực hiện trên môi trường số để khuyến khích khách hàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên các kênh số.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Ban hành chính sách phí dịch vụ ngân hàng.