Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 07/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 06/2021

Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ban hành ngày 101/06/2021 của Chính phủ quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng (sau đây viết tắt là “Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Công ty thông tin tín dụng chỉ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.

  2. Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng phải tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo tính trung thực, khách quan và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

  3. Các thỏa thuận, cam kết trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quy định tại Nghị định này phải được lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản theo quy định của pháp luật.

  4. Công ty thông tin tín dụng chỉ được thu thập thông tin tín dụng của khách hàng vay từ các tổ chức tham gia khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức tham gia này cung cấp thông tin tín dụng cho công ty thông tin tín dụng theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

  5. Nguyên tắc cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng:a) Công ty thông tin tín dụng thực hiện cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;b) Công ty thông tin tín dụng chỉ được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức tham gia khác khi khách hàng vay đồng ý cho tổ chức này được sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng do công ty thông tin tín dụng cung cấp theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp tổ chức này được khách hàng vay đồng ý theo quy định tại khoản 4 Điều này;c) Công ty thông tin tín dụng không được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng có thông tin định danh của khách hàng vay cho tổ chức, cá nhân khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 21 Nghị định này.”

  • Hai là, quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, Điều 6 Nghị định số 58/2021/NĐ-CP quy định: “Điều 6. Các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  1. Thu thập, cung cấp trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.

  2. Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

  3. Trao đổi thông tin tín dụng, cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng sai đối tượng, sai mục đích, bất hợp pháp.

  4. Lợi dụng hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng để tư lợi cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

  5. Cản trở hoạt động thu thập và sử dụng thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.“

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 06/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 05/2021

Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 810/QĐ-NHNNban hành ngày 11/05/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây viết tắt là “Quyết định số 810/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 11/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mục tiêu cơ bản đến năm 2025 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, khoản 2.1.2 Tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN) quy định:

III. MỤC TIÊU

2. Một số mục tiêu cụ thể

2.1.2. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng):

a) Ít nhất 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số;

b) Ít nhất 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử;

c) Ít nhất 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số (kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết nối mạng internet);

d) Ít nhất 60% tổ chức tín dụng có tỷ trọng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%;

đ) Ít nhất 50% quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động;

e) Ít nhất 70% hồ sơ công việc tại tổ chức tín dụng được xử lý và lưu trữ trên môi trường số (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);”

  • Hai là, quy định về nhiệm vụ hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, Mục 5 Phụ lục Danh mục nhiệm vụ trọng tâm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN quy định:

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Sản phẩm đầu ra dự kiến

5

Hình thành và phát triển các mô hình ngân hàng số tại TCTD

5.1

Xây dựng và triển khai Kế hoạch/ Chiến lược chuyển đổi số, trong đó chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng số dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin, ngân hàng lõi hiện đại tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước, quốc tế, có khả năng kết nối liên thông, đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành, phù hợp với nhu cầu, năng lực và tiềm lực của TCTD.

TCTD

TGTT, Công ty Fintech và các đơn vị liên quan.

Hàng năm

Kế hoạch/ Chiến lược chuyển đổi số được ban hành (hoặc lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh doanh/ Chiến lược CNTT) và triển khai.

5.2

Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình chi nhánh cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tự động, tự phục vụ (self-service) trên cơ sở ứng dụng công nghệ số.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Hình thành các mô hình chi nhánh tự phục vụ

5.3

Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) và các công nghệ số trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: phân tích, dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa hành trình, trải nghiệm khách hàng; phát hiện gian lận, lưu trữ thông tin, phân tích dữ liệu; tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ nội bộ, tiết giảm chi phí và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tức thời cho khách hàng thông qua trợ lý ảo, robot.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hằng năm

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số

5.4

Nghiên cứu áp dụng giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng, dữ liệu mở, dữ liệu bên thứ ba và mô hình chấm điểm đáng tin cậy để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay bằng phương thức điện tử.

TCTD

CIC và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số

5.5

Đẩy mạnh nghiên cứu tích hợp, kết nối mở rộng với các ngành, lĩnh vực khác để thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ hướng đến các mô hình kinh doanh mới như Ngân hàng mở để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện, an toàn tiện lợi với chi phí thấp.

TCTD

TCTD, TGTT, Công ty Fintech và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, sáng tạo trên cơ sở hợp tác với các TGTT, công ty Fintech

5.6

Xây dựng và triển khai Khung quản lý rủi ro tổng thể bao gồm tối thiểu các rủi ro hoạt động, nghiệp vụ, công nghệ thông tin và pháp lý.

TCTD

Cục CNTT, TTGSNH và các đơn vị liên quan

2021- 2025

Ban hành và triển khai Khung quản lý rủi ro tổng thể.

5.7

Triển khai các mô hình hoạt động, phương pháp phát triển sản phẩm theo hướng tinh gọn, linh hoạt.

TCTD

 

Hàng năm

Mô hình hoạt động tinh gọn, linh hoạt

5.8

Nghiên cứu, áp dụng các chính sách phí phù hợp cho các giao dịch nhỏ lẻ thực hiện trên môi trường số để khuyến khích khách hàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên các kênh số.

TCTD

Các đơn vị liên quan

Hàng năm

Ban hành chính sách phí dịch vụ ngân hàng.

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 05/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/05/2021

1.1. Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ Luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Tên văn bản pháp luật: Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ban hành ngày 19/03/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ Luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sau đây viết tắt là “Nghị định số 21/2021/NĐ-CP”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Cụ thể, Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định:Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

    1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

    2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

    3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

    4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

·        Hai là, quy định về Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

Cụ thể, Điều 22 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định:Điều 22. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

    1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.

    2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.

    3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

    4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.”

  • Ba là, quy định về hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba

Cụ thể, Điều 23 Nghị định số 21/NĐ-CP quy định: “Điều 23. Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba

    1. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.

    2. Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

    3. Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này.

    1. Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm:a) Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;b) Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;c) Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược.

    2. Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.”

1.2. Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 01/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mệnh giá của giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Mệnh giá của giấy tờ có giá

    1. Mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.

    2. Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

    3. Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.

  1. Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành không theo hình thức chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.”

  • Hai là, quy định thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 10 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 10. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá

    1. Trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể do tổ chức tín dụng quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.

    2. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.”

1.3. Thông tư số 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (sau đây viết tắt là “Thông tư số 02/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định: Điều 5. Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch

    1. Tổ chức tín dụng được phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.

    2. Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.

    3. Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:a) Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch;b) Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.c) Kỳ hạn của giao dịch.

    4. Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.

    5. Tổ chức tín dụng được phép phải niêm yết tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng tại các địa điểm giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và trên trang thông tin điện tử chính thức (nếu có). Tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch với khách hàng theo tỷ giá niêm yết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác về tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch.”

  • Hai là, quy định về phí giao dịch

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Phí giao dịch

Tổ chức tín dụng được phép không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.”

1.4. Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ban hành ngày 02/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNNngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 03/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm lãi, phí.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-NHNN quy định:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

  1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 5như sau:

“Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.

  2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 31/12/2021.””

1.5. Quyết định số 649/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 649/QĐ-NHNN ban hành ngày 15/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 649/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ Thủ tục chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TIỀN TỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Ban hành kèm Quyết định số 649/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) quy định:

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Đơn vị thực hiện

01

1.001754

Thủ tục chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng

Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hoạt động tiền tệ

Vụ Chính sách tiền tệ

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 04/2021

2.1. Thông tư số 04/2021/TT-NHNN về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 04/2021/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 05/04/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về số tiền tái cấp vốn.

Cụ thể, Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 4. Số tiền tái cấp vốn

  1. Số tiền tái cấp vốn tối đa đối với từng khoản cho vay VNA không vượt quá số tiền cho vay của từng khoản cho vay VNA theo Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.

  2. Tổng số tiền tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng (bốn nghìn tỷ đồng).”

  • Hai là, quy địn về lãi suất tái cấp vốn.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 04/2021/TT-NHNN quy định:Điều 5. Lãi suất tái cấp vốn

  1. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, áp dụng đối với thời hạn tái cấp vốn và thời hạn gia hạn tái cấp vốn (nếu có).

  2. Lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được chuyển quá hạn.”

  • Ba là, quy định về tài sản bảo đảm.

Cụ thể, Điều 6 Thông tư số 04/2021/TT-NHNN quy định: Điều 6. Tài sản bảo đảm

Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng.”

2.2. Quyết định số 617/QĐ-NHNN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Quyết định số 617/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Quyết định số 617/QĐ-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 06/04/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về thủ tục chấp thuận tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay.

Cụ thể, Mục 1 Phần II thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 617/QĐ-NHNN quy định:1. Thủ tục chấp thuận tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức tín dụng gửi 01 bản Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước.

Bước 2: Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng, trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do gửi tổ chức tín dụng.

Cách thức thực hiện:

+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); hoặc

+ Dịch vụ bưu chính.

Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tín dụng.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định tái cấp vốn.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-NHNN .

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

+ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

+ Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19./.”

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 04/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/04/2021

1.1. Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là “Thông tư số 01/2021/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về mệnh giá của giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Mệnh giá của giấy tờ có giá

  1. Mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
  2. Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.
  3. Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.
  4. Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành không theo hình thức chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.”
  • Hai là, quy định thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá.

Cụ thể, Điều 10 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 10. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá

  1. Trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể do tổ chức tín dụng quy định. Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn được ghi cùng ngày phát hành và cùng ngày đến hạn thanh toán.
  2. Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.”

1.2. Thông tư số 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ban hành ngày 31/03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (sau đây viết tắt là “Thông tư số 02/2021/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, quy định về đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch.

Cụ thể, Điều 5 Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định: Điều 5. Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch

  1. Tổ chức tín dụng được phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.
  2. Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
  3. Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:a) Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch;b) Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.c) Kỳ hạn của giao dịch.
  4. Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.
  5. Tổ chức tín dụng được phép phải niêm yết tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng tại các địa điểm giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và trên trang thông tin điện tử chính thức (nếu có). Tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch với khách hàng theo tỷ giá niêm yết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác về tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch.”
  • Hai là, quy định về phí giao dịch

Cụ thể, Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định: “Điều 8. Phí giao dịch

Tổ chức tín dụng được phép không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.”

1.3. Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ban hành ngày 02/04/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNNngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (sau đây viết tắt là “Thông tư số 03/2021/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 17/05/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm lãi, phí.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-NHNN quy định:Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

  1. Sửa đổi, bổ sungĐiều 5như sau:

“Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
  2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 31/12/2021.””

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 03/2024)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/03/2021

Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ban hành ngày 04/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNNngày 19 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (sau đây viết tắt là “Thông tư số 16/2020/TT-NHNN”)
  • Ngày có hiệu lực: 05/03/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về Hồ sơ mở tài khoản thanh toán của cá nhân và tài khoản thanh toán của tổ chức.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 16/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

2. Điều 12được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán

  1. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
  2. a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
  3. b) Các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này;
  4. c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện theo pháp luật của cá nhân) thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:

– Trường hợp người đại diện theo pháp luật là cá nhân: giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;

– Trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.

  1. Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này;b) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;c) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp kèm giấy tờ tùy thân của những người đó;d) Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ kế toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán (nếu có) kèm giấy tờ tùy thân của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán.””

Cập nhật pháp lý liên quan đến lĩnh vực Tài chính Tín dụng (Bản tin tháng 02/2021)

1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/02/2020

1.1. Thông tư số 15/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 15/2020/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNNngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là “Thông tư số 157/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về phí dịch vụ thanh toán quốc tế.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2020/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN như sau:

  1. Phần IV “Phí dịch vụ thanh toán quốc tế” tại Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung như sau:IV. Phí dịch vụ thanh toán quốc tế:

Stt

Loại phí

Đơn vị thu phí

Đối tượng trả phí

Mức phí

1

Phí chuyển tiền ra nước ngoài

1.1

Thanh toán bằng Đô la Mỹ (USD)

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ khách hàng chuyển (trả) tiền

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển (trả) tiền

0,15% số tiền chuyển đi (Tối thiểu 2 USD/món; Tối đa 200 USD/món)

1.2

Thanh toán bằng Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

0,15% số tiền chuyển đi (Tối thiểu 2 EUR/món; Tối đa 200 EUR/món)

2

Phí nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến

2.1

Thanh toán bằng Đô la Mỹ (USD)

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ khách hàng nhận tiền

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước  ngoài nhận tiền chuyển đến

0,05% số tiền chuyển đến (Tối thiểu 1 USD/ món; Tối đa 100 USD/món)

2.2

Thanh toán bằng Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

0,05% số tiền chuyển đến (Tối thiểu 1 EUR/ món; Tối đa 100 EUR/món)

1.2. Thông tư số 17/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2013/TT-NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 17/2020/TT-NHNN ban hành ngày 14/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2013/TT-NHNNngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép (sau đây viết tắt là “Thông tư số 17/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 01/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về hồ sơ và thủ tục đề nghị chấp thuận xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép được quy định tại Điều 3 Thông tư số 33/2013/TT-NHNN.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 17/2020/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2013/TT-NHNN

Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Thủ tục đề nghị chấp thuận xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép

  1. Hồ sơ bao gồm:a) Văn bản đề nghị chấp thuận xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;b) Hợp đồng xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt ký kết giữa ngân hàng được phép với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nước ngoài kèm bản dịch tiếng Việt có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng được phép (chỉ gửi lần đầu và gửi bổ sung khi có thay đổi);c) Quy định nội bộ của ngân hàng được phép về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, trong đó quy định về phân cấp ủy quyền thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt trong nội bộ hệ thống và quy định quản lý, giám sát, bảo đảm an toàn trong việc giao nhận, bảo quản và vận chuyển ngoại tệ tiền mặt phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (chỉ gửi lần đầu và gửi bổ sung khi có thay đổi);d) Giấy ủy quyền trong trường hợp người ký văn bản đề nghị chấp thuận là người đại diện theo ủy quyền của ngân hàng được phép (chỉ gửi lần đầu và gửi bổ sung khi có thay đổi).

  2. Trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt:a) Khi có nhu cầu thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, ngân hàng được phép lập và gửi 01 (một) bộ hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;b) Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh xem xét, chấp thuận việc xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của ngân hàng được phép theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho ngân hàng được phép theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc văn bản thông báo cho ngân hàng được phép (trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này) và nêu rõ lý do.

  3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các chứng từ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt (điện thanh toán và tờ khai hải quan), ngân hàng được phép gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh bản sao điện thanh toán và tờ khai hải quan (có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng được phép).”

1.3. Thông tư số 23/2020/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 23/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 23/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 14/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Quy định về điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

Cụ thể, khoản 1 Điều 12 Thông tư số 23/2020/TT-NHNN quy định: Điều 12. Điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu

  1. Công ty tài chính chỉ được cấp tín dụng với thời hạn đến 01 (một) năm cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu và khi cấp tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:a) Việc cấp tín dụng phải đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật;b) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng và quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

1.4. Thông tư số 18/2020/TT-NHNN bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 18/2020/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (sau đây viết tắt là “Thông tư số 18/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Bãi bỏ Quyết định số 1087/2003/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 45/2007/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, khoản 4 và khoản 7 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành sau đây:

4. Quyết định số 1087/2003/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng.

7. Quyết định số 45/2007/QĐ-NHNNngày 17 tháng 12 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về độ mật của từng loại tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng.”

1.5. Thông tư số 20/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 20/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-NHNNngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 20/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý:

  • Một là, sửa đổi, bổ sung giải thích từ ngữ “Mã hóa mạnh” được quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư số 47/2014/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư số 20/2020/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-NHNN

  1. Khoản 9 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“9. Mã hóa mạnh là phương pháp mã hóa dựa trên các thuật toán đã được kiểm tra, chấp nhận rộng rãi trên thế giới cùng với độ dài khóa tối thiểu 112 (một trăm mười hai) bit và kỹ thuật quản lý khóa phù hợp. Các thuật toán tối thiểu bao gồm: AES (256 bit); TDES (168 bit); RSA (2048 bit); ECC (224 bit); ElGamal (2048 bit).”.”

  • Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về lưu trữ, phục hồi, hủy thông tin, dữ liệu thẻ được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Thông tư số 47/2014/TT-NHNN.

Cụ thể, khoản 9 Điều 1 Thông tư số 20/2020/TT-NHNN quy định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-NHNN

9. Điểm c khoản 1 Điều 14được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Số thẻ phải được che giấu phù hợp khi hiển thị (chỉ hiển thị tối đa 6 số đầu và 4 số cuối) và chỉ được hiển thị đầy đủ cho: chủ thẻ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, một số nhân viên theo yêu cầu công việc được người có thẩm quyền phê duyệt;”.”

1.6. Thông tư số 22/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Thông tư số 22/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNNngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt là “Thông tư số 22/2020/TT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 16/02/2021.

Nội dung có thể lưu ý: Sửa đổi, bổ sung quy định về lộ trình chuyển đổi đối với tổ chức thanh toán thẻ.

Cụ thể, Điều 1 Thông tư số 22/2020/TT-NHNN quy định: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN

  1. Khoản 2 Điều 27a (được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT (Tổ chức thanh toán thẻ) tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.”.

  1. Bổ sung khoản 4 vào Điều 27b (được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN) như sau:

“4. Từ ngày 31 tháng 3 năm 2021, các TCPHT (tổ chức phát hành thẻ) thực hiện phát hành thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.”.

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 01/2020

Chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng

  • Tên văn bản pháp luật: Chỉ thị số 02/CT-NHNN ban hành ngày 07/01/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng (sau đây viết tắt là “Chỉ thị số 02/CT-NHNN”)

  • Ngày có hiệu lực: 07/01/2021.

Một số nội dung có thể lưu ý: Chỉ thị đối với các tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ.

Cụ thể, Mục II Chỉ thị số 02/CT-NHNN quy định: “…Để hạn chế rủi ro, tiếp tục tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức phát hành thẻ (TCPHT), tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) và Văn phòng đại diện các tổ chức thẻ quốc tế thực hiện các biện pháp sau:

II. Đối với các tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ

  1. Kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục, quy định về hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định nội bộ nêu trên đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và tuân thủ quy định pháp luật; rà soát phạm vi sử dụng thẻ ngân hàng trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, hạn mức và tỷ giá trong giao dịch thẻ đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, cảnh báo của NHNN về việc giám sát, kiểm soát hoạt động thẻ ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng công tác nhận biết và xác minh thông tin khách hàng, ĐVCNT. Quán triệt tới tất cả cán bộ có liên quan trong toàn hệ thống thực hiện đúng các quy định của pháp luật và quy định, hướng dẫn nội bộ đã ban hành.

  2. Nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng. Tổ chức, phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT giám sát, kiểm tra, rà soát các giao dịch thẻ phát sinh tại ĐVCNT nhằm ngăn chặn: (i) việc sử dụng hạn mức thẻ tín dụng để chuyển tiền, ghi có vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước của khách hàng hoặc bên thứ ba (không phải ĐVCNT); (ii) giao dịch thanh toán khống tại ĐVCNT (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ) với mục đích rút tiền mặt; (iii) giao dịch thẻ không phù hợp quy định của pháp luật (liên quan đến hoạt động trò chơi có thưởng, cờ bạc, cá độ, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, tiền ảo, tiền điện tử…). Rà soát, chấm dứt hợp tác và có biện pháp xử lý phù hợp đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNT có hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định pháp luật.

  3. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNT hiểu rõ và sử dụng dịch vụ thẻ an toàn, tuân thủ quy định pháp luật: chủ động chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các TCPHT và TCTTT nhằm kịp thời phát hiện các giao dịch đáng ngờ; khuyến cáo, cảnh báo khách hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT, ĐVCNT không sử dụng hoặc tạo điều kiện cho các đối tượng khác lợi dụng việc sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng vào mục đích vi phạm pháp luật, như cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán, thuê, cho thuê thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ,…

  4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng có liên quan trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng theo quy định pháp luật.”